Nhiều mạch điện đơn giản liên quan đến nhau

B

baongan9400

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 3 sơ đồ mạch điện với Umn không đổi:Sơ đồ 1:gồm 1 điện trở R mắc giữa Umn
Sơ đồ 2: (Ampe kế A1 // A2)nt R
Sơ đồ 3: A1 nt A2 nt R
Trong sơ đồ 2 ampe kế A1 chỉ 4A, A2 chỉ 6A
Trong sơ đồ 3 ampe kế A1 chỉ 8A
Tính I ở sơ đồ 1?
:-SS:-SS
 
C

congratulation11

Mạch em tự vẽ nhé! :D
Ý tưởng: Tìm R sau đó tính cường đọ dòng điện qua mạch chính ở mạch 1.

Tìm R thông qua 2 mạch còn lại, nhận thấy ở các mạch này Ampe kế không lí tưởng, chúng có điện trở khác nhau. (Do cường độ dòng điện qua mỗi Ampe kế ở mạch 2 là khác nhau.

Bài làm:

Gọi điện trở của các ampe kế A1, A2 lần lượt là R1, R2.

Ở mạch 2: $R=\dfrac{U_{MN}-6R_2}{10} \ \ (1)$

Ta lại có: $4R_1=6R_2 \rightarrow R_1=1,5R_2$

Ở mạch 3: $R=\dfrac{U_{MN}-(R_1+R_2)8}{8}=\dfrac{U_{MN}-2,5.8R_2}{8}=\dfrac{U_{MN}-20R_2}{8} \ \ (2)$

Từ (1) và (2), ta có: $\dfrac{U_{MN}-6R_2}{10}=\dfrac{U_{MN}-20R_2}{8} \rightarrow 76R_2=U_{MN} \ \ (3)$

Với mạch 3, ta có: $2,5R_2+R=\dfrac{U_{MN}}{8} \rightarrow R=\dfrac{7}{76}U_{MN}$

Suy ra, ở mạch 1: $I=\dfrac{U_{MN}}{R}=...=76/7 \ \ (A)$

Đáp số: $76/7 \ \ (A)$
 
Top Bottom