Nhiều bài tập không làm được

P

phuc.hello

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Không hiểu tại sao mà mình *** hoá quá, mấy bài này làm không được :((. Mọi người giúp mình nhé. Có cách nào giỏi hoá không nhỉ, gần thi rồi mà còn lù bù quá :((

Câu 7
: Sơ đồ chuyển hoá: Mg --> A --> MgO
A là những chất nào trong số các chất sau ?
(1) Mg(OH)2 ; (2) MgCO3 ; (3) Mg(NO3)2 ; (4) MgSO4 ; (5) MgS
A. 3, 5. B. 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 4, 5.

Câu 10:Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chứa MgCO3 và CaCO3 có cùng số mol thu được khí X và chất rắn Y. Hoà tan Y vào H2O dư, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch Z thu được
A. CaCO3 và Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 và Ca(OH)2. D. CaCO3.

Câu 12:Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.

Câu 14: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí C và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa E. Các chất C, E lần lượt có thể là:
A. H2, Al(OH)3. B. CO2, Al(OH)3.
C. H2, BaCO3. D. Cả A, C đều đúng.

Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.

Câu 17:Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. Ca. C. Ba. D. K.
Câu 18:Cho một mẫu hợp kim Na - Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
A. 150 ml. B. 75 ml. C. 60 ml. D. 30 ml.

Câu 19: Một lít nước ở 20oC hoà tan được tối đa 38 gam Ba(OH)2. Xem khối lượng riêng của nước 1 g/ml thì độ tan của Ba(OH)2 ở nhiệt độ này là
A. 38 gam. B. 19 gam. C. 3,66 gam. D. 3,8 gam.

Câu 21: X là kim loại thuộc nhóm IIA. Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
A. Ba. B. Ca. C. Sr. D. Mg.

Câu 23: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,16. B. 5,04. C. 4,32. D. 2,88.

Câu 24:Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 24,24%. B. 11,79%. C. 28,21%. D. 15,76%.

Câu 27: Cho 1,2 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1,5M và NaNO3 0,5M. Sau phản ứng chỉ thu được V ml khí dạng đơn chất (không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của V là
A. 0,224. B. 2,24. C. 224. D. 280.

Câu 29:Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần tối thiểu 2,016 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng mỗi muối ban đầu lần lượt là
A. 4,0 gam và 4,2 gam. B. 3,2 gam và 5,0 gam.
C. 5,0 gam và 3,2 gam. D. 3,36 gam và 4,84 gam.

Câu 30:Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 10. Coi số mol mỗi chất là 1 mol => Số mol CO2 là 2 mol=> Ca(OH)2 là 1 mol=> Ca(HCO3)2
Câu 12: Các chất phản ứng là: SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4.
Câu 14: Bài toán có 2 trường hợp
TH1: Dư BaO => Dung dịch có Ba(OH)2 => C là H2 => Dung dịch có AlO2- và Ba2+
Vậy kết tủa là BaCO3
TH2: Dư H2SO4 => Dung dịch B có H2SO4 =>C là H2, dung dịch là Al3+. Kết tủa là Al(OH)3
Câu 16: TH1: Chỉ có BaCO3 => nBaCO3 = nCO2 => 0,12 = 0,08 => Vô lí
TH2: Có BaCO3 và Ba(HCO3)2 với số mol lần lượt là x và y. Theo bài ta có x = 0,08
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có x + 2y = 0,12 => y = 0,02
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Ba => Số mol Ba(OH)2 là 0,1 mol => CM =0,04M
Câu 17: Ta xét sơ đồ phản ứng
M + M2O + H2O → M(OH)x+ H2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H =>2nH2O = 0,02x + 0,02
=> Số mol H2O là (0,02x + 0,02)/2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng
2,9 + (0,02x + 0,02)*9 = mM(OH)x + 0,02 => mM(OH)x = 3,06 + 0,18x
=> M + 17x = (3,06 + 0,18x)/0,02 => M + 17x = 153 + 9x => M = 153 -8x
x= 1 => M = 145 => loại
x = 2 => M = 137 => Ba
Câu 18: Ta có số mol OH- luôn gấp đôi số mol H2 => số mol OH- là 0,3 mol
=> Số mol H+ = số mol OH - = 0,3 mol => Số mol H2SO4 là 0,15 mol => V = 75 ml
Câu 19: Độ tan của 1 chất tại 1 thời điểm xá định là lượng chất đó có thể hòa tan tối đa trong 100g H2O và dung dịch thu được bão hòa tai nhiệt độ đó. Công thức: T= ( m chấtt tan x 100 ): m dung môi
Câu 21: ọi hai kim loại là M => Số mol của M là 0,03 mol => M = 56,67 mà Zn = 65 => X<56,67
Mặt khác theo bài số mol của 1,9 gam X chưa đến 0,05 mol => X >38 => X là Ca
Câu 23: Nếu chất rắn chỉ có Fe => Số mol Fe là 0,06 mol => FeCl3 còn dư => m = 2,16 gam
3Mg + 2FeCl3 → 2Fe + 3MgCl2
0,09-----0,06-----------0,06
- Nếu chất rắn có Fe và Mg => Số mol Fe tạo thành là 0,12 mol
=> m = 6,72 + mMg dư = 3,36=> vô lí
Câu 24: Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là a và b mol
ta có phương trình:
Fe + 2HCl----> FeCl2 + H2
a........2a..............a...........a mol
Mg + 2HCl----> MgCl2 + H2
b........ 2b...............b...........b mol
Khối lượng HCl = 73 (a+b)
khối lượng dung dịch HCl = 365 (a + b)
khối lượng H2 = 2(a + b)
ta có khối lượng dung dịch sau pứ là:
56a + 24b + 365 (a + b) - 2(a + b) = 419a + 387b(g)
do nồng độ phần trăm dung dịch FeCl2 trong Y là 15,76% nên ta có :
12700a / ( 419a + 387b) =15,76
-----> a =b (xấp xỉ)
vậy nồng độ phần trăm của MgCl2 là
95b / ( 419a + 387b) x 100 ~ 11,79%
Câu 27: Số mol Mg, H+, NO3- lần lượt là 0,05; 0,15; 0,05 mol => Mg hết
5Mg + 12H+ + 2NO3- → 5Mg2+ + N2 + H2O
0,05----0,12-----0,02-------------------0,01
=> V = 0,224 lít
Câu 29: Gọi số mol mỗi muối là x và y
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
x------------x
MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2
y------------y
=> x + y = 0,09 mol
100x + 84y = 8,2
=> x = 0,04; y = 0,05 mol => Khối lượng mỗi muối là 4,0 gam và 4,2 gam.
Câu 30. Số mol CO2; OH- và Ba2+ lần lượt là 0,2; 0,25 và 0,1 mol
=> Tạo thành hai muối là HCO3- và CO32- với số mol lần lượt là x và y
CO2 + OH- → HCO3-
x--------x---------x
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
y-------2y---------y---------y
x+ y = 0,2
x + 2y = 0,25
=> x = 0,15 và y = 0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05-----------------0,05
=> m = 9,85 gam
 
Last edited by a moderator:
D

dinhkhanhtrung

Câu 10. Coi số mol mỗi chất là 1 mol => Số mol CO2 là 2 mol=> Ca(OH)2 là 1 mol=> Ca(HCO3)2
Câu 12: Các chất phản ứng là: SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4.
Câu 14: Bài toán có 2 trường hợp
TH1: Dư BaO => Dung dịch có Ba(OH)2 => C là H2 => Dung dịch có AlO2- và Ba2+
Vậy kết tủa là BaCO3
TH2: Dư H2SO4 => Dung dịch B có H2SO4 =>C là H2, dung dịch là Al3+. Kết tủa là Al(OH)3
Câu 16: TH1: Chỉ có BaCO3 => nBaCO3 = nCO2 => 0,12 = 0,08 => Vô lí
TH2: Có BaCO3 và Ba(HCO3)2 với số mol lần lượt là x và y. Theo bài ta có x = 0,08
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có x + 2y = 0,12 => y = 0,02
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Ba => Số mol Ba(OH)2 là 0,1 mol => CM =0,04M
Câu 17: Ta xét sơ đồ phản ứng
M + M2O + H2O → M(OH)x+ H2
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố H =>2nH2O = 0,02x + 0,02
=> Số mol H2O là (0,02x + 0,02)/2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng
2,9 + (0,02x + 0,02)*9 = mM(OH)x + 0,02 => mM(OH)x = 3,06 + 0,18x
=> M + 17x = (3,06 + 0,18x)/0,02 => M + 17x = 153 + 9x => M = 153 -8x
x= 1 => M = 145 => loại
x = 2 => M = 137 => Ba
Câu 18: Ta có số mol OH- luôn gấp đôi số mol H2 => số mol OH- là 0,3 mol
=> Số mol H+ = số mol OH - = 0,3 mol => Số mol H2SO4 là 0,15 mol => V = 75 ml
Câu 19: Độ tan của 1 chất tại 1 thời điểm xá định là lượng chất đó có thể hòa tan tối đa trong 100g H2O và dung dịch thu được bão hòa tai nhiệt độ đó. Công thức: T= ( m chấtt tan x 100 ): m dung môi
Câu 21: ọi hai kim loại là M => Số mol của M là 0,03 mol => M = 56,67 mà Zn = 65 => X<56,67
Mặt khác theo bài số mol của 1,9 gam X chưa đến 0,05 mol => X >38 => X là Ca
Câu 23: Nếu chất rắn chỉ có Fe => Số mol Fe là 0,06 mol => FeCl3 còn dư => m = 2,16 gam
3Mg + 2FeCl3 → 2Fe + 3MgCl2
0,09-----0,06-----------0,06
- Nếu chất rắn có Fe và Mg => Số mol Fe tạo thành là 0,12 mol
=> m = 6,72 + mMg dư = 3,36=> vô lí
Câu 24: Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là a và b mol
ta có phương trình:
Fe + 2HCl----> FeCl2 + H2
a........2a..............a...........a mol
Mg + 2HCl----> MgCl2 + H2
b........ 2b...............b...........b mol
Khối lượng HCl = 73 (a+b)
khối lượng dung dịch HCl = 365 (a + b)
khối lượng H2 = 2(a + b)
ta có khối lượng dung dịch sau pứ là:
56a + 24b + 365 (a + b) - 2(a + b) = 419a + 387b(g)
do nồng độ phần trăm dung dịch FeCl2 trong Y là 15,76% nên ta có :
12700a / ( 419a + 387b) =15,76
-----> a =b (xấp xỉ)
vậy nồng độ phần trăm của MgCl2 là
95b / ( 419a + 387b) x 100 ~ 11,79%
Câu 27: Số mol Mg, H+, NO3- lần lượt là 0,05; 0,15; 0,05 mol => Mg hết
5Mg + 12H+ + 2NO3- → 5Mg2+ + N2 + H2O
0,05----0,12-----0,02-------------------0,01
=> V = 0,224 lít
Câu 29: Gọi số mol mỗi muối là x và y
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
x------------x
MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2
y------------y
=> x + y = 0,09 mol
100x + 84y = 8,2
=> x = 0,04; y = 0,05 mol => Khối lượng mỗi muối là 4,0 gam và 4,2 gam.
Câu 30. Số mol CO2; OH- và Ba2+ lần lượt là 0,2; 0,25 và 0,1 mol
=> Tạo thành hai muối là HCO3- và CO32- với số mol lần lượt là x và y
CO2 + OH- → HCO3-
x--------x---------x
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
y-------2y---------y---------y
x+ y = 0,2
x + 2y = 0,25
=> x = 0,15 và y = 0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05-----------------0,05
=> m = 9,85 gam

Em cảm ơn thầy !:):):):):):) :):):):):):):):)
 
Top Bottom