Nhà văn nào có ảnh hưởng nhất đối với bạn?

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhà văn nào có ảnh hưởng nhất đối với bạn?
Các bạn biết ko, nền Văn học Việt Nam có 9 người được coi là tác gia: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Những người là nhà văn thì rất nhiều, nhưng nhữnng người được coi là tác gia phải có đóng góp kiệt xuất cho nền văn học một dân tộc, họ là những tác giả lớn nhất, và những người như thế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó tôi thích nhất là Nam Cao, ông có tài phân tích miêu tả tâm lý tuyệt vời, ko thua kém gì những nhà văn nổi tiếng trên thế giới, những quan điểm sáng tác của ông được viết lên bằng những tuyên ngôn rất độc đáo, nó hàm chứa một nội dung tư tưởng rất lớn về con người. Tác phẩm tôi thích nhất của ông là "Đời thừa", sau là "Chí Phèo". Còn bạn? Nhà văn nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất, làm bạn kính trọng nhất?
 
T

tranquang

Đồng ý! Vì tôi cũng thích Nam Cao và coi ông ấy là thần tượng vĩ đại nhất trong lòng mình. Trong các tác phẩm của Nam Cao ta tìm thấy chính những góc khuất của tâm hồn mình. Tìm thấy những nét đắng cay, những nỗi chua chát, những mảnh đời sống mòn, những số phận bé nhỏ đầy đau đớn... Ở Nam Cao ta tìm thấy hiện thực của xã hội ngày xưa, bây giờ và có lẽ là cả tương lai nữa. Và tôi tìm thấy chính tôi trong đó, ở đó có làng quên tôi, gia đình tôi và cả những người tôi từng gặp gỡ. Đó là sự điển hình của văn học. Biết mấy ai có thể?
 
C

clara

Ohho \:d/ Nam Cao no.1 \:d/ Thích Nam Cao nhất ở khoản miêu tả tâm lý. Tinh tế lắm, đặc biệt lắm \:d/ Đọc "Sống mòn" mới thấy rõ đc nét nghệ thuật đặc sắc này. Những đoạn độc thoại của Thứ, của San, của Oanh...và cả những nhân vật phụ như Liên hay Đích...tất cả gai góc & thật đến ngạc nhiên \:d/
 
M

mimina

hì ...........mình cũng thjx Nam Cao , những tác phẩm của ông rất xuất sắc , phản ánh thế giới chân thực và sinh động
thơ của Tố Hữu cũng hay nhưng mina thjx thơ của Nguyễn Du hơn ^_______^
 
M

mimina

hi hi ...đúng là văn Nam Cao rất hay , đọc rất xúc động ,từng nhân vật như thể hiện trc mắt người đọc ,sống động và chân thực :)
 
H

hoangnhi

đây hình như nà fan club của Nam Cao hay sao ý nhỉ ? ^^ mình nhìu lúc đọc văn Nam Cao hơi giật mình ngạc nhiên sao ông ý laj có khả năng quan sát từng ý nhỏ nhặt mà hok bj lam man , rất xúc tích ... miêu tả rất thật nhưng hok thô thiển .... miêu tả rất nghệ thuật nhưng hok hoa mỹ , bóng bẩy .... ^0^
 
T

tranquang

hoangnhi said:
đây hình như nà fan club của Nam Cao hay sao ý nhỉ ? ^^ mình nhìu lúc đọc văn Nam Cao hơi giật mình ngạc nhiên sao ông ý laj có khả năng quan sát từng ý nhỏ nhặt mà hok bj lam man , rất xúc tích ... miêu tả rất thật nhưng hok thô thiển .... miêu tả rất nghệ thuật nhưng hok hoa mỹ , bóng bẩy .... ^0^
Nam Cao là bậc thầy của trường phái văn học hiện thưc của nền văn học Việt Nam, nhưng miêu tả rất thật mà không thô thiển thì em có chắc không? Anh muốn có ví dụ cụ thể?
 
H

huongmotor

Tôi nhớ có một ví dụ thế này, hình như trong truyện ngắn: Một truyện Xuvơnia, Nam Cao viết ; Trước khi đặt một nụ hôn lên môi, người ta phải nghĩ là phải đổ đầy cơm vào cái miệng đó đã!
Đôi khi cách mà Nam Cao miêu tả là sự thật trần trụi!
 
T

tranquang

Trần trụi như trong "trẻ con không được ăn thịt chó", hay "một bữa no"... NHưng cái sự thật này là sự thật chung của xã hội, trần trụi là cần thiết. Vì nhiều khi tất cả chúng ta cũng biết cái trần trụi đó nhưng không đủ dũng cảm để nói ra (vì mình cũng mắc phải). Nam Cao đã nói ra để chúng ta thấy và nhìn lại chính mình, nhìn lại xã hội mình đang sống, nhìn lại môi trường sống của mình, và đôi khi là để so sánh nữa. Trung thực cũng là một cái cần cho văn chương đương đại.? Nhưng hiện nay có vẻ cái tính trung thực ấy đang tha hóa và biến chất. Không còn thiết thực, không bám sát cuộc sống đương đại. Ví dụ "Bóng đè" của Hoàng Diệu... lẽ nào một trào lưu văn học mới đang hình thành?
 
H

h5n1vn

Nam Cao viết văn hiện thực phê phán trong xã hội cũ nên được nhiều độc giả ngày nay ưa chuộng
Thời cách mạng thì con người ta thik thơ Tố Hữu , Hồ Chí Minh Vì tính chiến đấu cao
Còn thời phong kiến thì người ta lại bàn về truyện Kiều - Nguyễn Du
NÓi chung mỗi lúc mỗi khác , Theo tui nghĩ nên add thêm vài tác phẩm và delete cũng vài tác phẩm khác vào chương trinh phổ thông Vì tui nghĩ Văn phổ thông nó không hợp với thời đại đổi mới . mở của gia nhập như này nay
 
H

huongmotor

Tôi lại thích " Bóng đè " của Hoàng Diệu
Tôi cảm nhận được chất nữ tính lại muốn phá cách, sự mạnh bạo nhưng không kém phần trăn trỏ và băn khoăn, tôi nghĩ đây là cách đôi thoại đầy nữ tính của thế hệ trẻ với quá khứ
Hình ảnh bàn tay trong truyện ngắn là một biểu tượng giàu thiên tính nữ
Sex nhưng không dung tục,bởi sex cũng là một hiện thực- hiện thực cần nhìn nhận một cách khách quan!
 
L

lovelydoll

Nam Cao quả thật là một nhà văn có gốc rễ nhân đạo ,sống trong một xã hội đầy rẫy sự cám dỗ xấu xa ,nhưng NC vẫn giữ trong mình tình thương yêu và sự gắn bó với những con người nghèo khổ ,Hơn thế nữa dù ở giữa cuộc đời đầy gian dối lừa lọc nhưng NC vẫn tin tưởng vào bản chất lương thiện ,tin vào giọt nước mắt chưa bao giờ vơi cạn của con người!(cái này khác hẳn Vũ Trọng Phụng)
 
T

tranquang

Nói thật là tôi có tâm trạng 1 nửa khoái đọc những truyện kiểu đó vì nó phù hợp với xu hướng phát triển của văn học. Một nửa lại không thích đọc vì có cái gì đó nó mang tính thương mại (Xin lỗi nếu không muốn nói là "rẻ tiền"). Tại sao rẻ tiền, tại sao mang tính thương mại? Vì từ dạo đó đến giờ Hoàng Diệu có tác phẩm nào ra hông nữa đâu? Với lại, chỉ sau 1 thời gian ngắc mang tính phong trào thì tác phẩm đã bị người ta quên ngay. Quên khi có 1 tác phẩm mới hay hơn, không phải mà là marketting tác phẩm giỏi hơn. Tôi nhớ trong "Đờ thừa" của Nam Cao, ông đã viết về Hộ cảm thấy đỏ mặt và xấu hổ khi đọc lại bài viết của mình trên báo. Chi tiết khá hay, khá đắt, nó nói đến lương tâm nghề nghiệp của người cầm bút và định hướng tư tưởng cho xã hội. Tác phẩm thực sự là tác phẩm sống mãi với thời gian. Là tác phẩm mọi thời đại có thể đọc chứ không mang tính giải trí. Hiện nay, nền văn học trẻ của chúng ta mang tính "học đòi" xu hướng của thế giới. Thấy người ta viết về sex, mình cũng thử xem sao? Ha ha ha... Làm sao có thể đỉnh cao bằng "Tình ơi là tình được". Nhưng cũng dễ hiểu, vì con người luôn chịu ảnh hưởng của tư tưởng xã hội chung. Đặc biệt là những người nhạy cảm như nhà văn. Văn học của thời kỳ này là văn học trần trụi. Nghiên cứu và khám xét tâm hồn con người qua cái nhìn dục vọng...
Biết bao giờ trở lại mùa sau?
 
C

conu

anh nói rất đúng, em đồng ý. Cần nhớ văn học có một chức năng là khám phá con người, khám phá cuộc sống, cả những vấn đề tế nhị đó văn học cũng có thể khám phá vì nó thuộc về "nhân bản". Nhưng cũng cần nhớ rằng văn học là một bộ môn nghệ thuật, đã là nghệ thuật thì ko phải cái gì liên quan đến con người cũng đưa hết vào, kể cả những thứ dung tục, bẩn thỉu nhất, những cái đó sẽ đưa con người đến những ham muốn thấp kém mang tính bản năng, trong khi văn học ngoài tác dụng giải trí còn phải có tác dụng giáo dục, định hướng cho con người trong cả suy nghĩ và hành động, đưa nhữnng cái quá đươc gọi là "táo bạo" vào sẽ đi ngược lại với mục đích của tốt đẹp văn chương. Sex trong văn học ko nên cấm, nhưng quan trọng là người viết như thế nào, có đủ trình độ hay ko, mục đích ra làm sao. Vấn đề này nếu viết ko khéo và ko có đủ trình độ cũng như sự tinh y=tế và đạo đức nghề nghiệp sẽ dễ gây phản cảm cho những người đọc đứng đắn và có trình độ. Viết được như Hồ Xuân Hương: Rất tục mà rất thanh, quả thực bây giờ ko mấy nhà văn có đủ khả năng làm được.
 
N

ngunhathcm

Lỗ Tấn.
Còn lý do thì...dốt văn nên không giải thích được nhiêu khê như các bạn
 
H

h5n1vn

Ah ! Vậy là các bạn cũng đồng ý với tôi là văn phổ thông nên được đổi mới nhé Thật ra ở phổ thông ko ép học sinh học về sex thì bọn bọn hậu bối ấy cũng đêm mấy thứ gọi là đồi trị lên lớp đọc thôi Ko nhữn ở lớp 12 mà ngay cả những người được gọi là sinh viên , những con người đầy học thức Tôi không trách là vì họ ko nhìn nhân ra được vấn đề Nếu các bạn đã đọc truyện "Xin lỗi em chỉ là con đỉ " thì bạn sẽ thấy Sex nó đã dc vận dụng vào trong văn chương để lộ lên một tấm lòng ko những ở trong tác giả mà nó cũng lan truyền qua cho người đọc chúng ta Nó thật sự khác xa so với sex để giải trí hay là làm ô uế văn học việt Nói chung Văn cho học sinh phổ thông nên được đỏi mới Chứ ai dè Truyện Kiều ăn cắp bản quyền thế mà cứ đem ra mà ca tụng, ròi hợp tác xã trong thời kỳ bao cấp( mùa lạc) làm trì hoãn kinh tế , rồi cái bài tình Sóng lạc nhách của xuân quỳnh( Tình đơn phươg 3 đấy ), hay là rừng xà nu của những con người tây nguyên (mà ai có biết họ phản động năm 2004), rồi lại tình yêu đợi chờ xuất cả thời chống Mỹ trong Mảnh trăng cuối rừng ( đợi chờ thế sợ hết chiến tranh cũng chưa chắc cưới về làm vợ ) Rất nhìu và rất nhiều Tuy nói vậy nhưng mà một thí sinh đi thi đại học năm nay như tôi phải học Học mới có điểm chứ Khôn những học cái hay mà phải học thêm những cái xấu cái dở mới tiến bộ Nhất là đối với cái môn thuoc ban xã hội học này
@ ngunhathcm lỗ tấn bên china rùi bạn ko chơi vô văn việt hi hi ..
 
A

amaranth

Xin lỗi Am không nên lan man trong này, nhưng không im được vẫn phải nói mấy lời
1. Căn cứ vào đâu để nói Truyện Kiều là "ăn cắp bản quyền"? Bạn hiểu thế nào về 4 từ này mà tùy nghi sử dụng như vậy?
2. Mùa lạc, à há, mình không có học tác phẩm này, không có ý kiến
3. Sóng, mình thấy nó cũng có một vài điểm "dễ thương", thơ Xuân Quỳnh luôn dễ thương mà… có điều bạn kêu nó nhạt thì là khẩu vị của bạn nó thế mình cũng không ý kiến
4. Rừng xà nu, bạn nghĩ sao lại đem những hành động của đồng bào Thượng vài năm trước để so sánh với đồng bào Tây Nguyên (chả biết dân tộc gì) hồi kháng chiến chống Mỹ? Nếu vậy không lẽ vì Lê Chiêu Thống bất tài mà phủ nhận công lao người anh hùng Lê Lợi?
5. Mảng trăng cuối rừng, hihi, lại là tác phẩm mình không được học… không dám phát biểu
Vài lời góp ý với bạn, phát biểu chính kiến của mình cũng nên ở mức độ tôn trọng người khác một chút ;)

Nhân tiện, nhà văn gây ảnh hưởng sâu sắc nhất cho Am là Nam Cao.

Amaranth.
 
H

huongmotor

Đừng nên thánh hóa văn chương!

Đã có một thời văn chương phải nói điều hay, chỉ nói điều tốt, không có chủ nghĩa cá nhân, chỉ toàn chữ ta
Nếu bạn đọc những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp , bạn sẽ thấy văn chuơng rất đời thường
Tôi luôn nghĩ văn chương chức năng cao nhất là phản ánh hiện thực
Nói như Thạch Lam, Văn chuơng có cả xấu và tốt, nhưng là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để làm thanh lọc tâm hồn
Xu hướng văn chuơng bây giờ thường khai thác về cái tôi rất đời tư vói nhiều góc cạnh khác nhau
và thế hệ trẻ cầm bút bây giờ đang phấn đấu cho diện mạo mới văn học của nước nhà!
Hãy tin và yêu văn chương như cuộc đời chứ đừng ngưỡng mộ văn chuơng từ xa như ông thánh!
 
M

mimina

" Truyện Kiều " hok phải ăn cắp bản quyền nhưng đóa là truyện Nguyễn Du dịch ra dựa trên truyện của Thanh Tâm Tài Nhân của TQ
hok thể noái là ăn cắp bản quyền nhưng chính ND cũng đã noái đóa hok phải là truyện của mình
nhưng dù sao TK vẫn là kiệt tác của văn học VN
 
Top Bottom