Sử Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tác giả: Thái Minh Quân

+ Tổ chức nhà nước:
Đứng đầu là vua Hùng, bên dưới ông là thủ lĩnh bộ lạc (Lạc Hầu, Lạc Tướng) mà tiếng Indonesien cổ gọi là Pot’ring, dưới nữa là Bồ chính (già làng, tù trưởng); thực chất đây là liên minh bộ lạc nhà nước. Vua Hùng là vị vua đứng đầu nhà nước mạnh; liên minh bộ lạc là cơ sở thống nhất quốc gia.
Liên minh bộ lạc là cơ sở ra đời liên minh quốc gia. Có 15 bộ: Vũ Định, Lục Hải, Ninh Hải, Tân Định, Vũ Ninh, Dương Tuyền, Phúc Lộc, Văn Lang, Phong Châu, Chu Diên, Giao Chỉ, Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Việt Thường. Nhà nước đơn sơ, quan hệ giữa các bộ lạc chưa vững mạnh
+ Kinh tế Văn Lang là trồng lúa nước. Trung Quốc trồng lúa khô (lúa mỳ, cao lương), người Việt là văn minh lúa nước, văn minh rau xanh; làm lúa rất khó (đào mương, đắp đập và tưới nước), xuất hiện các hiện vật khảo cổ như lưỡi cày, rìu, lưỡi xẻng chứng tỏ nhà nước có trình độ phát triển cao.
Chữ Việt: cái rìu vừa là vũ khí chống thú dữ phá hoại, đồng thời nó còn là phương tiện chặt đốn cây gỗ, đốn cây. Chữ Việt được viết sau này có 2 bộ: Việt (hay Rìu) và Mễ.
Vũ trụ quan cua cư dân trồng lúa nước là cầu mưa trên mặt trống, mặt trống có 4 con cóc tượng trưng cho cầu mưa.
Trống đồng phân bố phía Nam sông Trường Giang đến Malaysia. Cư dân Việt chưa biết luyện kim nhưng phân công lao động cao.
Những hiện vật khảo cố cho thấy, bên cạnh nghề luyện kim, dân Văn Lang còn biết làm nghề tơ tằm và vải.
Ở Trung Quốc dưới triều đại Tần thì bành trướng xuống phía Nam; năm 214 TCN lập ra 4 quận mới: Quế Lâm, Mãn Trung, Tượng Quận, Nam Hải. Khi tràn xuống phía Nam, quân Tần bị người Việt chống lại quyết liệt. Họ trốn vào rừng, đặt Thục Phán làm thủ lĩnh và tiếp tục chống quân Tần. Thắng trận, Phán lên ngôi vua gọi là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc:
Vào cuối thế kỷ III TCN đời vua Hùng thứ XVIII, Văn lang bị khủng hoảng và suy yếu. Âu Lạc phát triển cao hơn Văn Lang (208 – 179 TCN) cũng đủ để định hình văn hóa dân tộc và giúp nền văn hóa này cộng với phong tục tập quán tồn tại suốt 1.000 năm Bắc thuộc: 1 nền văn hóa chung, có ngôn ngữ chung; không có Văn lang – Âu lạc, người Việt bị đồng hóa từ lâu rồi. Người Việt có tục nhuộm răng đen, ăn trầu cau, xăm mình.
Năm 218 TCN, nhà Tần đem quân đánh xuống phương Nam. Trước tình thế đó, 2 bộ tộc Tây Âu – Lạc Việt liên kết với nhau đánh quân Tần (214 – 208 TCN), với chiến thuật: ngày ẩn, đem tấn công, cuối cùng đã đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc.
Thời Bắc thuộc, người Trung Hoa uống bằng miệng nhưng người Việt ăn uống đa dạng, nổi bật là uống rượu bằng mũi; tục làm đầu ăn đất, ăn muối trong đám cưới.
Thời Âu lạc, trình độ chế tác vũ khí chiến tranh cao. Cao Lỗ chế tạo nỏ bắn 1 phát 10 mũi tên đồng; Triệu Đà về sau nhiều lần tấn công nhưng không được. Việc chế tạo mũi tên đồng thể hiện lúc này, trình độ luyện kim đã phát triển. Luyện kim phát triển mạnh => kinh tế phát triển, nhân dân chuyển dần về đồng bằng rồi làm chủ vùng này. Khi có ngoại xâm thì nhân dân kháng chiến chống lại, cử tuấn kiệt là Thục Phán chỉ huy đánh giặc => sức mạnh dân tộc. An Dương Vương lên ngôi, ông đóng đô ở Phong Khê và xây thành Cổ Loa (còn gọi là Cổ Lũy). Thành Cổ Loa được xem là tòa thành cổ với quy mô bậc nhất của người Việt cổ. Thành được xây thời An Dương Vương vào năm 205 TCN.
+ Vị trí: vùng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội). Thành nằm giữa đồng bằng thể hiện sự tự tin khai phá, giao lưu kinh tế giữa các vùng. Vùng đồng bằng ở thế trung tâm đất nước. Đường bộ là đường thẳng giao thương tạo nên sự phát triển. Thành Cổ Loa 3 lớp thành, nằm giữa đồng bằng, thể hiện sự tự tin bằng sức mạnh phòng ngự 3 lớp: bên ngoài làm việc, có cư dân cư trú; đan xen các vòng thành là hào nước liên kết hệ thống các sông (giống Trung Quốc: đào hào nước liên kết các sông Hoàng Hà, Trường Giang, sông Chảy…)
Phương pháp xây thành: lợi dụng điều kiện tự nhiên, tận dụng chiều cao đồi gò để xây tường thành. Thành được xây theo phương pháp: đào đất đến đâu đắp hào đến đó.
+ Thành Nội: chu vi 1.650 m, cao 5 m.
+ Thành Trung: chu vi 6,5 km, tường thành cao 12 – 16 m, chân rộng 30 m có 5 cửa.
+ Thành Ngoại: chu vi 81 m, cao 4 – 8 m, chân rộng 20 m có 3 cửa
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh. Bên ngoài liên hoàn với sông Hoàng, sông Hồng.
Thời An Dương Vương, hệ thống ruộng Lạc còn nhiều (sinh vật phong phú, lúa tốt và năng suất cao) thể hiện sự trưởng thành vượt bậc trong nhận thức của người dân (mở rộng cư trú ra đồng bằng, ven biển là tiến bộ lớn của thời kỳ này, thể hiện sự phát triển vượt bậc của dân tộc. Ngoài ra, văn hóa Nam Á là các xóm làng còn bảo tồn nhiều thành tựu của văn minh Việt cổ: lời nói, ngôn ngữ, phong tục tập quán thể hiện tính dân tộc cao và tồn tại được hơn 1.000 năm Bắc thuộc => nếu không có thì nhân dân ta bị Hán hóa mất rồi.
1.1. Tập tục và pháp luật thời Văn Lang – Âu Lạc
Luật pháp thời Văn Lang – Âu Lạc là luật không thành văn, nhưng bước đầu chuyển sang luật pháp sơ khai. Luật không thành văn đó là lệ làng, luật tục và tập quán chính trị; luật thành văn gồm: văn bản đơn nhất, hội điển và pháp điển.
Luật pháp Văn Lang – Âu Lạc là không thành văn, đó là:
- Tập quán chính trị: là những quy tắc về điều hành công việc trong triều đình, được hình thành trong quá trình điều hành chính trị và một số nguyên tắc Nho giáo. Ví dụ: Vua đầu tiên nhường ngôi cho con (tập tục truyền ngôi, về sau được các vua bắt chước và coi như là tục lệ truyền thống của mình)
- Lệ làng: là nguồn luật cổ bổ sung cho luật pháp. Nó chính là quy tắc xử sự giữa các thành viên trong cộng đồng do làng xã đặt ra, dần dần một số quy tắc trên biến thành phong tục – tập quán (hương ước) là nguồn luật bổ sung. Lệ làng mang tính chất tự quản và luật nhà nước có mối quan hệ với nó theo hình thức nhị nguyên: vừa thống nhất vừa độc lập.
Theo Mã Viện, luật Hùng Vương hơn luật Hán 10 điều chứng tỏ nước ta đã có luật pháp và luật đó có từ trước khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc. Tuy nhiên, luật Văn Lang – Âu Lạc là luật tục (luật không thành văn) tức là tập quán pháp, điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội, quan hệ hôn nhân – gia đình, quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất; người ta gọi khác là luật truyền miệng (luật do vua trực tiếp ban ra không ghi thành văn bản; nhà Vua chỉ: gọi, sai, phán, triệu (những danh từ này là luật)
Chính sự dùng chữ viết thắt nút là ở thời Văn Lang – Âu Lạc (ghi nhớ 1 sự kiện đơn giản bằng cách thắt nút), nhìn chung nhà nước đã tạo ra 1 sự hình thành văn minh Việt cổ bằng những tộc người gần gũi nhau về ngữ hệ, chủng tộc; gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước và phong tục tập quán để tạo nên sự liên kết phong tục bộ lạc, liên kết chính trị.
Kinh tế thời Âu lạc đa dạng: trồng và chăn nuôi gia súc; dùng công cụ sắt để cày cấy; biết đắp đê phòng lụt; áp dụng phong phú các phương pháp canh tác để tạo ra văn minh; thuật luyện kim phát triển và tiến từ vùng trung du xuống đồng bằng, định cư và hình thành kết cấu xóm làng

Tài liệu tham khảo:
1. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, nxb Giáo dục, 2004
2. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Nxb Tổng hợp, 1996
3. Một số tài liệu rải rác trên mạng
 
  • Like
Reactions: Kuro-chan
Top Bottom