Sử 6 Nhà nước đầu tiên của Việt Nam

ihattl

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng chín 2019
1,962
3,052
371
Bình Định
Trường Trung học cơ sở Nhơn Hòa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
2. Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào?
3. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
4. Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì?
5. Nhà nước Âu Lạc khác gì nhà nước Văn Lang?
6. So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.
7. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
giúp mình với @Võ Thu Uyên @Hồ Nhi @Thái Minh Quân
Em cảm ơn ạ!
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
1. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
2. Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào?
3. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
4. Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì?
5. Nhà nước Âu Lạc khác gì nhà nước Văn Lang?
6. So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.
7. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
giúp mình với @Võ Thu Uyên @Hồ Nhi @Thái Minh Quân
Em cảm ơn ạ!


1. Kinh tế phát triển, xã hội phân hóa mạnh. Thiên tai và ngoại xâm đòi hỏi phải liên kết bộ lạc
2. Bộ lạc Văn Lang lớn mạnh đã thu phục các bộ lạc lại, thành lập quốc gia mới. Đứng đầu là vua Hùng, giúp vua là Lạc hầu và Lạc tướng. Lạc tướng quản lý 15 bộ, bồ chính quản lý chiềng.
3. Tổ chức sơ khai, nhưng thống nhất và lấy làng là cơ sở. Chứng tỏ đây là chính quyền quản lý chung của quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa và góp phần hình thành quốc gia thống nhất, dân tộc thống nhất.
4. Thất bại do chủ quan, nội bộ bị chia rẽ. Bài học về đoàn kết, cảnh giác trước âm mưu của giặc.
5. Khác ở chỗ: đất nước được mở rộng hơn, vua có nhiều quyền hơn.
6. Giống: đều có hai giai cấp chủ yếu, nô lệ dưới đáy xã hội và đối xử tệ. Khác: cách đối xử với nô lệ phương đông nhẹ hơn phương tây
7. Có chủ nô có quyền tối cao với nô lệ, sở hữu nô lệ mãi mãi
 
  • Like
Reactions: ihattl

_Sherlock_Holmes_

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng năm 2019
547
234
101
17
Thái Nguyên
HOCMAI FORUM
Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc:
- Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
- Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.
- Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
- Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.
2. Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào?
- Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.
- Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
3. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì?
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.

5. Nhà nước Âu Lạc khác gì nhà nước Văn Lang?

Nội dungNhà nước Văn LangNhà nước Âu Lạc
Kinh đôBạch Hạc (Phú Thọ).Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
Quân độiChưa có.Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.
Thành quáchChưa có.Thành Cổ Loa.
Quyền lực của vuaChưa cao.Cao hơn, tập trung hơn.
Phân hóa xã hộiChưa có sự phân hóa sâu sắc.Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
[TBODY] [/TBODY]
⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt.

7. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
Xã hội chiếm hữu nô lệ là
- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.
- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nônô lệ.
Trong đó:
- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.
- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

. So sánh sự khác nhau và giống nhau giữa chế độ chiếm hữu nô lệ phương Đông và phương Tây.
Ở phương Đông: Nô lệ làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.
Ở phương Tây: Nô lệ là lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào
 
  • Like
Reactions: ihattl

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,676
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
Nơi cư trú: Thường cư trú ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả...) dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
Về kinh tế: Sản xuất phát triển, cuộc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Về xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo, các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Bên cạnh đó, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nha
=> Dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
2. Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào?
Sự thành lập:
Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN
- Địa bàn: vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- Người đứng đầu: Hùng Vương.
Tổ chức:
- Đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Vua nắm mọi quyền hành trong nước. Hỗ trợ vua có Quan Văn và Quan Võ.
- Cả nước chia nước làm 15 bộ đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Dưới bộ là các xóm Bồ chính (già làng) cai quản
=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
3. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
4. Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học kinh nghiệm gì?
An Dương Vương lại thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Triệu Đà vì mất cảnh giác với kẻ thù, quá tin tưởng vào sức mạnh của nỏ thần....
Bài học: Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, phải chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu, phải có tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân chống ngoại xâm.
5. Nhà nước Âu Lạc khác gì nhà nước Văn Lang?
Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt là thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc)

Hai câu cuối em tham khảo anh Quân và bài của bạn ở trên nhé!
 
  • Like
Reactions: ihattl

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
1
- Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
- Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.
- Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
2
Thành lập: Thế kỉ VII TCN thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã tập hợp các bộ lạc khác trong vùng tạo thành nước Văn Lang
Tổ chức bộ máy:
- Đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc có Lạc Hầu, Lạc Tướng
- Cả nước chia thành 15 bộ, đứng đầu là Lạc Tướng
- Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu là Bồ chính
- Nhà nước chưa có pháp luật và quân đội
3
Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.
4
Nguyên nhân thất bại:
- Chủ quan về lực lượng của mình
- Nội bộ không đoàn kết
Bài học rút ra:
- Không nên chủ quan, luôn phải cảnh giác đề phòng
- Nâng cao tinh thần đoàn kết
- Không để lộ bí mật quân sự quốc gia
5
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
- Khác nhau :Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc
 
  • Like
Reactions: ihattl

Người ẩn danh trong bóng tối

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười một 2018
322
141
86
Hà Nội
Ở đậu
1. Kinh tế phát triển mạnh , xã hội phân hóa sâu sắc. Thiên tai và ngoại xâm cấu kết chặt chẽ với nhau
2. Bộ lạc Văn Lang hùng mạnh nhất đã thống nhất các bộ lại, thành lập quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đứng đầu là vua Hùng, giúp việc cho vua có: Lạc hầu và Lạc tướng. Lạc tướng quản lý gồm có 15 bộ, bồ chính quản lý chiềng và chạ
3. Tổ chức đơn giản , nhưng thống nhất , quyết định lấy làng làm cơ sở. Chứng tỏ đây là chính quyền quản lý chung của quốc gia, tạo điều kiện phát triển kinh tế văn hóa mạnh và góp phần hình thành quốc gia , tộc có thống nhất chung
4. Thất bại do chủ quan,tin tưởng khá nhiều về sức mạnh, nội bộ bị chia rẽ. Đó là một bài học đáng nhớ về sự đoàn kết, cảnh giác trước âm mưu,gian dối của tên giặc.
5. Khác ở chỗ: đất nước được mở rộng hơn, vua là người có nhiều quyền thế
6. Giống: đều có hai giai cấp trong xã hội , nô lệ dưới đáy xã hội và đối xử tệ. Khác: cách đối xử với nô lệ phương đông nhẹ hơn phương tây
7. Về mặt chính trị , xã hội : chủ nô có quyền tối cao với nô lệ, sở hữu nô lệ mãi mãi.Các chủ nô coi nô lệ như một công cụ biết nói ,bóc lột sức lao động của nô lệ
 
Last edited:
Top Bottom