Sử 7 Nhà Lê

P

prince_keke

trả lời bài viết

Câu 1: Vua Lê Thái Tổ đã làm gì để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế ?
Câu 2 : em hiểu thế nào về chính sách quân điền?
bài làm của mình
Câu 1:
Để nhanh chóng phục hồi vs phát triển công nghiệp,vua Lê Thái Tổ đã cho 25 ( trong tổng
số 35 vạn ) quân lính về quê hương làm ruộng ,đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ khôi phục ruộng đồng,làng xóm.
Câu 2 :
Chính sách quân điền quy định việc phân chia ruộng đất công làng xã cho nông dân :
- Mọi người dân trong làng đều đc phân chia 1 phần đất ruộng công để cày cấy.
- Những người cùng hạng đc hưởng 1 phân ruộng công bằng nhau.
cảm ơn các bạn đọc bài của mình!
chỗ nào còn sót xin các bạn bổ sung
mà thấy hay thì thank cái nha~
 
I

izamaek

bài làm của mình
Câu 1:
Để nhanh chóng phục hồi vs phát triển công nghiệp,vua Lê Thái Tổ đã cho 25 ( trong tổng
số 35 vạn ) quân lính về quê hương làm ruộng ,đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ khôi phục ruộng đồng,làng xóm.

Ngoài việc đó ra thì Lê Thái Tổ còn làm:
Về nông nghiệp:
+Đặt ra các chức quan chuyên chăm lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Đồn điền sứ ,...
+Đặt ra phép quân điền
Về công thương nghiệp
+Xây dựng Cục bách tác, nhằm mục đích làm cho thủ công nghiệp được chia đều về phía nhà nước và nông dân
+ Khuyến khích lập chợ mới, họp chờ
+ Ban hành những điểu lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ => Việc buôn bán trong nước được mở rộng và có nề nếp hơn
+ Duy trì việc buôn bán với nước ngoài và được kiểm soát chặt chẽ
Dù những việc này ko chỉ Lê Thái Tổ làm, nhưng là vua đầu tiện, các vua sau đều thực hiện và nâng cao những việc làm này
Ngoài ra theo mình nghĩ là việc phục hồi kinh tế cũng 1 phần liên quan đến tình hình văn hóa và giáo dục:
+ Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám, mở các trường học ở các lô, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi. Đa số dân đều có thể đi học
 
H

hpthao_99

Mình xin bổ sung
Nông ngiệp: - Khuyến khích dân phiêu tán về quê cũ làm ăn
- Cấm giết trâu bò, điều động dân phu trong mùa cấy gặt
 
O

o0albus0o

1)Về kinh tế, bấy giờ thường những người không công lao thì lắm ruộng nhiều nương, mà những kẻ phải đánh đông dẹp bắc, lúc về không có đất. Vì thế ông định ra phép quân điền để lấy công điền, công thổ mà chia cho mọi người, từ quan đại thần cho đến những người già yếu cô quả, ai cũng có một phần ruộng, khiến cho sự giàu nghèo ở trong nước khỏi chênh lệch.
2)QUÂN ĐIỀN:
phương thức và nguyên tắc chia ruộng công làng xã theo định kì của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ (1428 - 33), về sau được định thành quy chế, thực thi trong cả nước vào năm Hồng Đức thứ tám (1477) thời Lê Thánh Tông và tiếp tục duy trì cho đến năm Gia Long thứ hai (1803); có thay đổi ít nhiều và tồn tại đến năm 1945. Nội dung cụ thể của QĐ Hồng Đức: ruộng công làng xã được phân cấp theo định kì 6 năm một lần, do các quan phủ huyện sở tại khám đo đạc và tính toán; ruộng công của xã nào chia cho dân xã ấy; người được chia cấp kể từ quan tam phẩm (11 phần) đến hạng tàn tật cô quả (3 phần); ruộng công được chia gọi là ruộng khẩu phần, không được mua bán, chuyển nhượng; người nhận ruộng đất phải nộp tô thuế và phu dịch cho nhà nước (quan tam, tứ phẩm được miễn). QĐ Gia Long vẫn theo những nguyên tắc trên, thời gian định kì rút xuống còn 3 năm. Thực chất việc thực hiện QĐ là biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã và là cơ sở kinh tế cho chính quyền Lê, Nguyễn. Những thế kỉ sau, phép QĐ cũng bị hạn chế, ruộng đất công làng xã bị thu hẹp nhiều do quá trình tư hữu hoá ruộng đất.
 
P

prince_keke

Thanks

hay nhỉ! Xin CHân thành cảm ơn các bạn đã góp ý cho mình ?????? :):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):):)
 
Top Bottom