- 13 Tháng chín 2017
- 2,335
- 4,740
- 584
- Nghệ An
- .
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hiii tất cả mọi người, mình xin lỗi vì đã bỏ bê các bạn và topic này một thời gian khá dài. Hôm nay chúng ta lại bước tiếp đến vấn đề cuối cùng của CHƯƠNG NGUYÊN TỬ nha.
Và vấn đề mình đưa ra hôm nay là Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học. Mọi người cùng nhau thảo luận nhé
A: Sơ lược:
III.BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Các nguyên tố được sắp xếp Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.
2. Bảng hệ thống tuần hoàn
a. Ô nguyên tố.
Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng.
Số thứ tự của ô chính là số hiệu nguyên tử cũng chính là số điện tích hạt nhân
b. Chu kì.
Bao gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron . Hay các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron sẽ được xếp vào cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Trong bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ (từ 1-> 3)
Chu kì 1: Có 1 lớp: Chứa 2 nguyên tố.
Chu kì 2: Có 2 lớp: Chứa 8 nguyên tố.
Chu kì 3: Có 3 lớp: Chứa 8 nguyên tố.
Chu kì lớn (từ 4 ~7). Ở 4 chu kì còn lại đều chứa 18 nguyên tố.
c, Nhóm nguyên tố
Các nguyên tố có cùng số electron ngoài cùng được xếp vào cùng một nhóm.Trong bảng hệ thống tuần hoàn được chia làm 8 nhóm.Trong 8 nhóm lại được chia thành phân nhóm.
Nhóm chính (A) và phân nhóm phụ (B).
Phân nhóm chính ( A): Gồm các nguyên tố mức năng lượng kết thúc bằng phân lớp s hoặc phân lớp p.
Phân nhóm phụ (B): Gồm các nguyên tố mức năng lượng kết thúc bằng phân lớp d, hoặc phân lớp f.
d, Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron
Cấu hình electron trong từng nhóm đều giống nhau, trong 1 chu kì cấu hình electron đều bắt đầu dạng [TEX]ns^{1}[/TEX] và kết thúc bằng [TEX]ns^{2} np^{6}[/TEX]. Các chu kì kế tiếp lặp đi lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng.
e, Sự biến đổi tuần hoàn các tính chất
. Bán kính nguyên tử
Bán kính nguyên tử phụ thuộc lực hút giữa hạt nhân và các electron. Khi số lớp electron càng tăng thì bán kính nguyên tử cũng tăng theo.
.Năng lượng ion hóa
k/n: là năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi nguyên tử biến thành ion điện tích dương.
Năng lượng ion hóa càng nhỏ nguyên tử càng dễ mất electron và ngược lại.Năng lượng ion hóa thức nhất luôn nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ hai, năng lượng ion hóa thứ 2 luôn nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ 3….
Cách tính năng lượng ion hóa:[TEX]I=E_{M^{n+}}-E_{M^{(n-1)+}}[/TEX]
Ai không xem được có thể tải xuống tại đây: Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học
Chúc các Bạn Học tốt nha ^^
Và vấn đề mình đưa ra hôm nay là Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học. Mọi người cùng nhau thảo luận nhé
A: Sơ lược:
III.BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Các nguyên tố được sắp xếp Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng.
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.
2. Bảng hệ thống tuần hoàn
a. Ô nguyên tố.
Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một ô của bảng.
Số thứ tự của ô chính là số hiệu nguyên tử cũng chính là số điện tích hạt nhân
b. Chu kì.
Bao gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron . Hay các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron sẽ được xếp vào cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Trong bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ (từ 1-> 3)
Chu kì 1: Có 1 lớp: Chứa 2 nguyên tố.
Chu kì 2: Có 2 lớp: Chứa 8 nguyên tố.
Chu kì 3: Có 3 lớp: Chứa 8 nguyên tố.
Chu kì lớn (từ 4 ~7). Ở 4 chu kì còn lại đều chứa 18 nguyên tố.
c, Nhóm nguyên tố
Các nguyên tố có cùng số electron ngoài cùng được xếp vào cùng một nhóm.Trong bảng hệ thống tuần hoàn được chia làm 8 nhóm.Trong 8 nhóm lại được chia thành phân nhóm.
Nhóm chính (A) và phân nhóm phụ (B).
Phân nhóm chính ( A): Gồm các nguyên tố mức năng lượng kết thúc bằng phân lớp s hoặc phân lớp p.
Phân nhóm phụ (B): Gồm các nguyên tố mức năng lượng kết thúc bằng phân lớp d, hoặc phân lớp f.
d, Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron
Cấu hình electron trong từng nhóm đều giống nhau, trong 1 chu kì cấu hình electron đều bắt đầu dạng [TEX]ns^{1}[/TEX] và kết thúc bằng [TEX]ns^{2} np^{6}[/TEX]. Các chu kì kế tiếp lặp đi lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng.
=> Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố (theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân) qua các chu kì dẫn đến sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố.
. Bán kính nguyên tử
Bán kính nguyên tử phụ thuộc lực hút giữa hạt nhân và các electron. Khi số lớp electron càng tăng thì bán kính nguyên tử cũng tăng theo.
.Năng lượng ion hóa
k/n: là năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi nguyên tử biến thành ion điện tích dương.
Năng lượng ion hóa càng nhỏ nguyên tử càng dễ mất electron và ngược lại.Năng lượng ion hóa thức nhất luôn nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ hai, năng lượng ion hóa thứ 2 luôn nhỏ hơn năng lượng ion hóa thứ 3….
Cách tính năng lượng ion hóa:[TEX]I=E_{M^{n+}}-E_{M^{(n-1)+}}[/TEX]
B. Bản đầy đủ: Ai không xem được có thể tải xuống tại đây: Bảng Tuần Hoàn Nguyên Tố Hóa Học
Chúc các Bạn Học tốt nha ^^