Hóa 8 nguyên tử

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Lưu huỳnh có nguyên tử khối bằng 32. Trong nguyên tử lưu huỳnh số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy tính tổng số hạt ( proton, notron và electron ) trong nguyên tử lưu huỳnh.
Bài 2: Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng nguyên tử Hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lựng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H,O có nguyên tử khối là bao nhiêu?
Bài 3: Nguyên tử X có tổng số hạt là 95. Biết số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Xác định nguyên tử khối của X
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 1: Lưu huỳnh có nguyên tử khối bằng 32. Trong nguyên tử lưu huỳnh số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy tính tổng số hạt ( proton, notron và electron ) trong nguyên tử lưu huỳnh.
Bài 2: Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng nguyên tử Hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lựng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H,O có nguyên tử khối là bao nhiêu?
Bài 3: Nguyên tử X có tổng số hạt là 95. Biết số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Xác định nguyên tử khối của X
Bài 1:
NTK S = m ntu S= (p+n). 1= 32
=> p+n = 32
Đề bài -> p+e= 2n mà p=e => 2p=2n => p=n
=> p=n=e=16

Bài 3:
p+n+e = 95
n= 0,5833.(p+e)
Mà p=e
=> 2p+n=95
n=0,5833.2p=1,1666p
=> 3,1666p=95
=> p=30
=> n= 95-30.2= 35
NTK X = m ntu X = (p+n). 1= (30+35). 1=65
=> X là Zn
 

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Bài 4: Cho biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 58. Số hạt trong nhân lớn hơn số hạt ở vỏ là 20 hạt. Xác định nguyên tử khối của X
Bài 5: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Hãy xác định số proton của nguyên tử đó.
Bài 6: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, notron, electron bằng 180, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt notron. Hãy xác định số proton của nguyên tử X
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 4: Cho biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 58. Số hạt trong nhân lớn hơn số hạt ở vỏ là 20 hạt. Xác định nguyên tử khối của X
p+n+e=58
=> 2p +n=58
số hạt trong nhân = p+n
Số hạt ở vỏ = e
=> p+n-e= 20
=> n= 20 (p=e)
=> p=e= (58-20):2= 19
NTK X= (19+20). 1= 39
 

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
mình làm thế này :
Bài 1: Lưu huỳnh có nguyên tử khối bằng 32. Trong nguyên tử lưu huỳnh số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy tính tổng số hạt ( proton, notron và electron ) trong nguyên tử lưu huỳnh.
Gọi số proton, notron và electron của nguyên tử S lần lượt là p,n,e
A = n+p = 32 (1) ( Do phân tử S có 1 nguyên tử và khối lượng e rất nhỏ có thể bỏ qua )
Trong nguyên tử lưu huỳnh số hạt mang điện tích gấp đôi số hạt không mang điện tích
=> p + e = 2n hay 2p =2n (do p=e)
=> p = n (2)
Từ (1) và (2) suy ra
n = p = 32/2 =16 và p = e
Vậy : Số notron là 16 hạt , số proton là 16 hạt và số electron là 16 hạt
Bài 2: Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng nguyên tử Hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lựng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H,O có nguyên tử khối là bao nhiêu?

ta có : khối lượng của 1 nguyên tử C là 12
theo đề ra ta có :
Mc = 11,906 . MH => MH = 12/11,906 = 1,008
Mo = 15,842 . MH = 15,842.1,008 = 15,969
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 4: Cho biết tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 58. Số hạt trong nhân lớn hơn số hạt ở vỏ là 20 hạt. Xác định nguyên tử khối của X
Bài 5: Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Hãy xác định số proton của nguyên tử đó.
Bài 6: Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, notron, electron bằng 180, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt notron. Hãy xác định số proton của nguyên tử X
Bài 5:
p+n+e= 34 => 2p+n=34
Có 1<= n/p <= 1,5
=> p<= n<= 1,5p
=> p<= 34-2p <= 1,5p
=> 3p<= 34 và 3,5p>= 34
=> 9,7<= p <= 11,3
p thuộc N*
=> p thuộc {10,11}
Bài 6 tương tự bài 3
 

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Bài 7: Tính thành phần phần trăm các đồng vị của Cacbon. Biết rằng Cacbon ở trạng thái tự nhiên có 2 đồng vị 12/6 C và 13/6 C có nguyên tử khối là 12,011.
Bài 8: Đồng có 2 đồng vị 65/29 Cu và 63/29 Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị
Bài 9: Mỗi hợp chất có công thức phân tử là Nax (So4)y và có phân tử khối là 142. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
mình làm thế này :

Gọi số proton, notron và electron của nguyên tử S lần lượt là p,n,e
A = n+p = 32 (1) ( Do phân tử S có 1 nguyên tử và khối lượng e rất nhỏ có thể bỏ qua )
Trong nguyên tử lưu huỳnh số hạt mang điện tích gấp đôi số hạt không mang điện tích
=> p + e = 2n hay 2p =2n (do p=e)
=> p = n (2)
Từ (1) và (2) suy ra
n = p = 32/2 =16 và p = e
Vậy : Số notron là 16 hạt , số proton là 16 hạt và số electron là 16 hạt


ta có : khối lượng của 1 nguyên tử C là 12
theo đề ra ta có :
Mc = 11,906 . MH => MH = 12/11,906 = 1,008
Mo = 15,842 . MH = 15,842.1,008 = 15,969
Khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926.10^-23 g nhé
=> 1dvC = 1/12.mC = 1,6605.10^-24
image.jpg
SGK 8- trang 18 :)
Từ đây tính đc mO và mH
=> tính đc NTK O và H
 

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Bài 10: Oxit của một nguyên tố M hóa trị V trong đó nguyên tố X chiếm 43,67% về khối lượng. Hãy xác định công thức phân tử của oxit.
Bài 11: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. proton và electron B. notron và electron
C. proton và notron D. nơtron, proton và electron
Bài 12: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. notron và electron B. notron và electron
C.proton và notron D. nơtron, proton và electron
 

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Bài 11: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
A. proton và electron B. notron và electron
C. proton và notron D. nơtron, proton và electron
Bài 12: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. notron và electron B. notron và electron
C.proton và notron D. nơtron, proton và electron
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 7: Tính thành phần phần trăm các đồng vị của Cacbon. Biết rằng Cacbon ở trạng thái tự nhiên có 2 đồng vị 12/6 C và 13/6 C có nguyên tử khối là 12,011.
Bài 8: Đồng có 2 đồng vị 65/29 Cu và 63/29 Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị
Bài 9: Mỗi hợp chất có công thức phân tử là Nax (So4)y và có phân tử khối là 142. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất
Bài 9:
23x+ 96y= 142
=> 96y< 142 (x, y thuộc N*)
=> y < 1,47
=> y =1
=> 23x+ 96=142
=> x= 2
=> CTPT: Na2SO4

Bài 7:
Gọi phần trăm đồng vị 12/6C là x (%)
=> phần trăm đồng vị 13,6C là 100-x(%)
=> [tex]M= \frac{x.12+(100-x). 13}{100}=12,001[/tex]
=> x= (tự tính)
=> % của từng đồng vị

Bài 8: Tương tự bài 7
@giangha13062013 Kiểm tra bài 7,8 hộ em ạ! Đyâ là kiến thức lớp 10 :D
 

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Bài 9:
23x+ 96y= 142
=> 96y< 142 (x, y thuộc N*)
=> y < 1,47
=> y =1
=> 23x+ 96=142
=> x= 2
=> CTPT: Na2SO4

Bài 7:
Gọi phần trăm đồng vị 12/6C là x (%)
=> phần trăm đồng vị 13,6C là 100-x(%)
=> [tex]M= \frac{x.12+(100-x). 13}{100}=12,001[/tex]
=> x= (tự tính)
=> % của từng đồng vị

Bài 8: Tương tự bài 7
@giangha13062013 Kiểm tra bài 7,8 hộ em ạ! Đyâ là kiến thức lớp 10 :D
Không phải kiến thức lớp 10 đâu, đó là mở rộng của lớp 8 á, không biết có đúng không nữa, nhưng mà thấy trong phần mở rộng có
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Không phải kiến thức lớp 10 đâu, đó là mở rộng của lớp 8 á, không biết có đúng không nữa, nhưng mà thấy trong phần mở rộng có
Mình học mở rộng thì cũng có. Nhưng dạng bài tập này thì mình chưa làm.
Đúng nhất thì đây là kiến thức cơ bản của lớp 10 đó
 

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du

Nguyễn Tương Như

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng một 2018
329
546
129
17
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Bài 10: Oxit của một nguyên tố M hóa trị V trong đó nguyên tố X chiếm 43,67% về khối lượng. Hãy xác định công thức phân tử của oxit.
 
Top Bottom