Vật lí Nguồn tương đương- Định lý Thevenin-norton

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Là một phương pháp hay nhưng ít học sinh sử dụng bổ trợ cho bài tập mạch điện khó dành cho học sinh giỏi không chuyên. Phương pháp mạch tương đương :eek::eek:

Mạch, nguồn tương đương nghe tưởng chừng rất quen thuộc, nhưng trong chủ đề lần này sẽ được đưa lên 1 tầm cao mới!! . :confused:

Bằng cách ghép các phần phụ kiện không thực sự liên quan đến bài toàn, làm tối giản mạch điện, để áp dụng tính toán một cách nhanh nhất. Chúng ta có thể hiểu qua một ví dụ sau:
Bằng cách ghép điện trở [imath]R_0[/imath] vào nguồn điện ta được một mạch điện mới với nguồn điện mới có : [imath]\left\{\begin{matrix} E=E\\ r'=r+R_0 \end{matrix}\right.[/imath]



upload_2022-1-21_8-12-38-png.199880
upload_2022-1-21_8-13-43-png.199882

Đây chỉ là một ví dụ đơn giản để ta thấy dễ hiểu và tiếp cận dễ hơn về phương pháp này, thực ra nó cũng dễ mà o_O

Ta sẽ tổng hợp những trường hợp cơ bản nhất mà cũng dùng nhiều nhất nhé !!:(


Cho bài toán: Cho mạch điện như hình vẽ, các nguồn có suất điện động và điện trở trong tương ứng là [imath]\left(e_{1} ; r_{1}\right) ;\left(e_{2} ; r_{2}\right) ; \ldots .\left(e_{n} ; r_{n}\right)[/imath]. Để đơn giản, ta giả sử các nguồn có cực dương nối với [imath]A[/imath] trừ nguồn [imath]\left(e_{2} ; r_{2}\right)[/imath]. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này nếu coi [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath] là hai cực của nguồn điện tương đương.



upload_2022-1-21_8-34-26-png.199887

H.1
upload_2022-1-21_8-35-21-png.199889

H.2


1.Nguồn địện tương đương của bộ nguồn mắc nối tiếp (H.1)
[imath]\left\{\begin{matrix} e_b=e_1-e_2+e_3+...+e_n \\ r_b=r_1+r_2+r_3+...+r_n \end{matrix}\right.[/imath]
*Đặc biệt nếu chỉ gồm điện trở [imath]R[/imath] mắc nối tiếp bộ bộ ta xem nó như một nguồn điện có [imath]e_R=0,r=R[/imath]
[imath]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} e_b=e \\r_b=r+R \end{matrix}\right.[/imath]


2.Nguồn điện tương đương của bộ nguồn ghép song song (H.2)
Công thức bộ nguồn như sau:[imath]\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{r_b}=\dfrac{1}{r_1}+\dfrac{1}{r_2}+...+\dfrac{1}{r_n}\\ \dfrac{e}{r_b}=\dfrac{e_1}{r_1}+\dfrac{e_2}{r_2}+...+\dfrac{e_n}{r_n} \end{matrix}\right.[/imath]

Chứng minh:
Giả sử cả bộ nguồn ở hình H.2 tương đương với nguồn bộ nguồn [imath](e_b;r_b)[/imath]
upload_2022-1-21_8-47-34-png.199890

Gọi [imath]U_{AB}=U[/imath]
Ta có định lí nút tại [imath]A[/imath] :
[imath]I=I_1-I_2+I_3+...+I_n[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{e_b-U}{r_b}=\dfrac{e_1-U}{r_1}-\dfrac{e_2+U}{r_2}+...+\dfrac{e_n-U}{r_n}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{e_b-U}{r_b}=(\dfrac{e_1}{r_1}-\dfrac{e_2}{r_2}+...+\dfrac{e_n}{r_n})-(\dfrac{U}{r_1}+\dfrac{U}{r_2}+...+\dfrac{U}{r_n})[/imath]



Đồng nhất hệ số ta được điều cần chứng minh trên!!:>(
*Đặc biệt nếu được mắc song song với một điện trở thuần [imath]R[/imath] khác, ta có thể quy chuẩn nó là một nguồn địên với [imath]e_R=0,r=R[/imath]

Áp dụng ngay vào một số bài toán để thấy sự hiểu quả nhé:
Bài tập: Cho mạch điện như hình vẽ.
Nguồn điện có suất điện động [imath]E=12V,r=1 \Omega[/imath]
Điện trở [imath]R_1=5 \Omega,R_3=4 \Omega[/imath].
Tìm [imath]R_2[/imath] để công suất trên [imath]R_2[/imath] lớn nhất.
upload_2022-1-21_8-58-53-png.199891

Cách giải thông thường:
Ta có: [imath]I=\dfrac{ER}{r+R_{2}+\dfrac{R_{1} R_{2}}{R_{1}+R_{2}}}=\dfrac{12}{5+\dfrac{5 x}{5+x}}=\dfrac{12(5+x)}{(25+10 x)}[/imath]
Áp dụng công thức chia dòng ta được dòng qua [imath]R_{2}: I_{2}=\dfrac{R_{1}}{R_{1}+R_{2}} I=\dfrac{5}{5+x} \dfrac{12(5+x)}{(25+10 x)}=\dfrac{12}{5+2 x}[/imath]
Công suất trên [imath]R_{2}[/imath] là :
[imath]P_{2}=R_{2} I_{2}^{2}=x\left(\dfrac{12}{5+2 x}\right)^{2}=\dfrac{144 x}{(5+2 x)^{2}}=\dfrac{144 x}{(2 x-5)^{2}+40 x}=\dfrac{144}{\left(\dfrac{(2 x-5)^{2}}{x}+40\right)}[/imath]
Vậy [imath]P_{2 \max }[/imath] khi [imath]2 x=5=>x=2,5 \Omega[/imath]

Áp dụng phương pháp nguồn tương đương:
Mục tiêu biến mạch điện thành một mạch mới mà điện trở ngoài chỉ gồm [imath]R_2[/imath] và áp dụng hệ quả cực trị phụ quen thuộc:
[imath]P_{2 \max}[/imath] khi [imath]R_2=r_b[/imath] và [imath]P_{2 \max}=\dfrac{E_b^2}{4r_b}[/imath]​
Các bước giải:
  • B1: Ghép nguồn điện [imath](E,r)[/imath] nối tiếp với nguồn [imath](0,R_3)[/imath] ta được bộ nguồn mới : [imath]\left\{\begin{matrix} E_1=E=12(V) \\ r_1=r+R_3=5(\Omega) \end{matrix}\right.[/imath]
  • B2: Ghép nguồn điện [imath](E_1,r_1)[/imath] song song với nguồn [imath](0,R_1)[/imath] ta được: [imath]\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{r_b}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{r_1}=>r_b=2,5(\Omega) \\ \dfrac{E_b}{r_b}=\dfrac{E_1}{r_1}+\dfrac{0}{R_3}=>E_b=6(V) \end{matrix}\right.[/imath]
  • B3: Áp dụng hệ quả : công suất trên [imath]R_2[/imath] đạt max khi [imath]R_2=r_b=2,5(\Omega)[/imath] và [imath]P_{2\max}=\dfrac{E_b^2}{4r_b}=3,6(W)[/imath]

Nếu là trắc nghiệm thì phương pháp 2 ưu việt hơn hẳn còn khi thi tự luận ở mọi bước từ công thức nguồn tương đương đến hệ quả cực trị các bạn đều phải chứng minh hết mới được áp dung nhé, đây chưa phải là những gì hay nhất về phương pháp này , hẹn các bạn ở số sau :mad::mad:
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Định lý Thevenin-Norton là phương pháp giải tích cho phép biến đổi một đoạn mạch phức tạp thành một đoạn mạch đơn giản chỉ chứa một nguồn điện mắc nối tiếp một điện trở .

Định lý phát biểu rằng: "Bất kì mạch tuyến tính nào có chứa một số điện áp và điện trở có thể thay thế bằng chỉ một điện áp duy nhất được nối qua tải "

Ví dụ: :eek:
Cho mạch điện như hình vẽ,biết [imath]E_1=10(V);E_2=30(V)[/imath] và [imath]R_1=R_2=R=10(\Omega)[/imath]
Tìm cường độ dòng điện qua điện trở [imath]R[/imath]
upload_2022-1-29_16-29-15.png

[imath]\to[/imath] Cách giải thông thường: :confused:

Đặt [imath]U_{AB}=U[/imath] giả sử chiều các dòng điện qua các đoạn mạch như hình vẽ:
Ta có định lý nút tại [imath]A[/imath] :
[imath]\Rightarrow I=I_1+I_2[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{U}R=\dfrac{E_1-U}{R_1}+\dfrac{E_2-U}{R_2}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{U}{10}=\dfrac{10-U}{10}+\dfrac{30-U}{10}[/imath]
[imath]\Rightarrow U=\dfrac{40}{3}(V)[/imath]
Vậy cường độ dòng điện qua [imath]R[/imath] là : [imath]I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{\dfrac{40}{3}}{10}=\dfrac{4}{3}(A)[/imath]
upload_2022-1-29_16-32-14.png

[imath]\to[/imath] Cách giải với phương pháp mạch tương đương:D
Xác định yêu cầu của đề xác định cường độ dòng điện qua điện trở [imath]R[/imath] , theo định lý Thenevin ta có thể quy đổi đoạn mạch thành một mạch điện mới gồm một nguồn điện [imath](E,r)[/imath] và mạch ngoài chỉ chứa [imath]R[/imath]

Các bước để giải quyết bài toán:
Chúng ta sẽ chia bài toán thành 2 công việc cần tiến hành : Xác định [imath]E[/imath] và xác định [imath]r[/imath]

Đầu tiên xác định [imath]E[/imath]:
  • Bước 1: Xác định đoạn mạch chứa [imath]R[/imath] và bỏ nó khỏi đoạn mạch gốc
  • Bước 2: Xác định HĐT [imath]2[/imath] đầu đoạn mạch đã bỏ và đó chính là [imath]E[/imath]


Do [imath]2[/imath] nguồn mắc xung đối và [imath]E_2>E_1[/imath] nên chiều dòng điện sẽ như hình vẽ:
Ta có : [imath]I=\dfrac{E_2-E_1}{R_1+R_2}=\dfrac{30-10}{10+10}=1(A)[/imath]
Hiệu điện thế [imath]2[/imath] đầu đoạn [imath]AB[/imath] là :
[imath]U_{AB}=E_2-I.R_2=30-1.10=20(V)[/imath]
Như đã kết luận => [imath]E=20(V)[/imath]
upload_2022-1-23_20-50-27-png.200037

Tiếp theo xác định [imath]r[/imath] :
  • Bước 1: Xem [imath]A,B[/imath] chính là đầu vào và đầu ra của mạch điện mới, xem các nguồn điện chính là điện trở có giá trị bằng điện trở trong tương ứng của nó, nếu bỏ qua điện trở trong thì nó chỉ là một đoạn dây nối bình thường.
  • Bước 2: Tính điện trở toàn phần của đoạn mạch đó và đó chính là giá trị của [imath]r[/imath]
Dễ thấy rằng đoạn mạch này được tạo bởi [imath]2[/imath] điện trở mắc song song với nhau:
[imath]\Rightarrow r=R_{td}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{10.10}{10+10}=5(\Omega)[/imath]
upload_2022-1-23_21-3-4-png.200040

Bước cuối cùng là tận hưởng thành quả nào, ta sẽ được đoạn mạch mới và bài toán sẽ là như sau:

Cho mạch điện gồm [imath]E=20(V),r=5(\Omega)[/imath] và mạch ngoài chỉ chứa [imath]R=10(\Omega)[/imath].Tìm cường độ dòng điện qua [imath]R[/imath] :

Bài toán very very easy:
Cường độ dòng điện qua [imath]R[/imath] là :
[imath]I=\dfrac{E}{R+r}=\dfrac{20}{5+10}=\dfrac{4}{3}(A)[/imath]
upload_2022-1-23_21-9-33-png.200042

Thử so sánh xem kết quả có trùng khớp không nào, oh no trùng thật này , ảo thật đấy <: :)

Qua ví dụ cụ thể trên, các bạn sẽ tầm nào hiểu được các bước thực hiện phương pháp này, nhìn có vẻ nhiều bước nào là xác định [imath]E,r[/imath], nhưng nó vẫn rất dễ . Một số bạn sẽ hỏi phương pháp này đem lại lợi ích gì . Ở ví dụ này ta sẽ chưa thấy năng lực thật sự của nó.

Đổi đề bài một chút nhé: :cool:
Cho mạch điện như hình trên,biết [imath]E_1=10(V);E_2=30(V)[/imath] và [imath]R_1=R_2=10(\Omega)[/imath] và biến trở [imath]R[/imath]
Xác định giá trị của [imath]R[/imath] để công suất trên biến trở là lớn nhất. Tìm [imath]P_{max}[/imath]

Hehe, thấy chưa nếu áp dụng phương pháp thông thường thì sẽ hơi lằng nhằng đấy. Còn áp dụng phương pháp Thenevin ta dễ dàng đưa được đề bài về như sau::cool:

Cho mạch điện gồm [imath]E=20(V),r=5(\Omega)[/imath] và mạch ngoài chỉ chứa biến trở [imath]R[/imath]. Xác định giá trị của [imath]R[/imath] để công suất trên biến trở là lớn nhất. Tìm [imath]P_{max}[/imath]

Giải
[math]P_R=\dfrac{E^2R}{(r+R)^2}[/math]Công suất biến trở lớn nhất khi [imath]R=r=5(\Omega)[/imath] và [imath]P_{max}=\dfrac{E^2}{4r}=\dfrac{20^2}{4.5}=20(W)[/imath]

Vẫn còn rất nhiều bài toán hay khi áp dụng phương pháp này, hẹn các bạn ở số sau nhé . Bye!! _gh_
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Ứng dụng vào giải bài toán có mạch điện phức tạp như mạch cầu:

Ở những bài toán điện dành cho học sinh giỏi cấp [imath]2[/imath] kể cả cấp [imath]3[/imath] thì dạng mạch cầu điện không còn lạ lẫm gì nữa. Chúng ta có thể kể đến một vài cách giải quyết bài toán này như : PP nút, PP đặt ẩn là dòng , chuyển mạch thành mạch sao , kể cả phương pháp điện thế nữa (khá hay).

Các bạn có thể tham khảo chúng tại topic này

Bây giờ hiện tại trên các trang tài liệu anh chưa thấy ai giải mạch cầu bằng phương pháp mạch tương đương mới này cả nên anh xin trình làng đến với những người muốn tìm tòi sự thú vị đây.

Ta lấy thử một ví dụ đơn giản nhé !!
Cho mạch điện như hình vẽ biết: [imath]U=12(V),[/imath] [imath]R_1=1(\Omega),R_2=2(\Omega),[/imath]
[imath]R_3=3(\Omega),R_4=4(\Omega)[/imath],
ampe kế có [imath]R_A=5(\Omega)[/imath] . Tìm số chỉ của Ampe?
upload_2022-2-5_21-9-48.png

Anh sẽ giải bằng cách thông thường trước để lát còn lấy để so kết quả với cách mới:
Ở đây anh sẽ sử dụng phương pháp điện thế vì anh thấy nó khá hay, nếu ai chưa biết đến phương pháp này có thể tìm hiểu qua đi nhé !!

Đặt tên các điểm nút như hình vẽ và giả sử như chiều dòng điện qua ampe kế là từ [imath]C\to D[/imath] . Điện thế các điểm kia sẽ lần lượt là [imath]V_A,V_B,V_C,V_D[/imath]
Chọn mốc điện thế [imath]V_B=0(V)[/imath]
=> [imath]V_A-V_B=U=>V_A=12(V)[/imath]
Bây giờ chúng ta chỉ còn [imath]2[/imath] ẩn là [imath]V_C,V_D[/imath]
Ta có hệ phương trình như sau:
[imath]\left\{\begin{matrix}I_1=I_3+I_A \\I_4=I_2+I_A \end{matrix}\right.[/imath]

[imath]\Rightarrow\left\{\begin{matrix}\dfrac{V_A-V_C}{R_1}=\dfrac{V_C-V_B}{R_3}+\dfrac{V_C-V_D}{R_A} \\\dfrac{V_D-V_B}{R_4}=\dfrac{V_A-V_D}{R_2}+\dfrac{V_C-V_D}{R_A} \end{matrix}\right.[/imath]

Thay số ta được kết quả :
[imath]\left\{\begin{matrix}\dfrac{12-V_C}{1}=\dfrac{V_C}{3}+\dfrac{V_C-V_D}{5} \\\dfrac{V_D}{4}=\dfrac{12-V_D}{2}+\dfrac{V_C-V_D}{5} \end{matrix}\right.[/imath]

[imath]\Rightarrow\left\{\begin{matrix}V_C=\dfrac{756}{85}(V)\\V_D=\dfrac{696}{85}(V) \end{matrix}\right.[/imath]

=> Chiều giả sử đúng dòng qua Ampe là từ [imath]C \to D[/imath] và độ lớn là :
[imath]I_A=\dfrac{V_D-V_C}{R_A}=\dfrac{\dfrac{756}{85}-\dfrac{696}{85}}{5}=\dfrac{12}{85}(A)[/imath]
upload_2022-2-5_21-28-23.png


Bây giờ ta áp dụng cách nguồn tương đương nhé :
Theo các quy trình đã được vạch ra thôi:
*Đầu tiên xác định [imath]U'[/imath]:
  • Bước 1: Xác định đoạn mạch chưa ampe và bỏ nó ra khỏi mạch gốc.
  • Bước 2: Xác định HĐT 2 đầu đoạn mạch đã bỏ và nó chính là [imath]U[/imath].
Ta có : [imath]\left\{\begin{matrix} I_{13}=\dfrac{U}{R_1+R_3}=\dfrac{12}{1+3}=3(A)//I_{24}=\dfrac{U}{R_2+R_4}=\dfrac{12}{2+4}=2(A)\end{matrix}\right.[/imath]

[imath]\Rightarrow U_{CD}=U_{CA}+U_{AD}=-U_1+U_2\\=-I_1.R_1+I_2.R_2=-3.1+2.2=1(V)[/imath]
[imath]\Rightarrow U'=1(V)[/imath]

Vậy HĐT điểm [imath]C[/imath] sẽ cao hơn [imath]D[/imath] và [imath]I_A[/imath] chắc chắn chiều từ [imath]C \to D[/imath] . Đúng vậy nếu như ai tinh ý thì đây chính là cách xác định chiều dòng qua cầu mà không cần giả sử nhanh gọn nhất.
upload_2022-2-5_21-41-18.png

*Tiếp theo là xác đinh [imath]r[/imath]:
  • Bước 1: Xem [imath]C,D[/imath] chính là đầu vào và đầu ra của mạch điện mới, xem các nguồn điện chính là điện trở có giá trị bằng điện trở trong tương ứng của nó, nếu bỏ qua điện trở trong thì nó chỉ là một đoạn dây nối bình thường.
  • Bước 2 : Xác định điện trở toàn phần của mạch mới này và nó chính là [imath]r[/imath]
Dễ dàng đọc mạch điện trở [imath](R_1//R_3)nt(R_2//R_4)[/imath]
[imath]\to r=\dfrac{R_1.R_3}{R_1+R_3}+\dfrac{R_2.R_4}{R_2+R_4}[/imath]
[imath]\Rightarrow r=\dfrac{1.3}{1+3}+\dfrac{2.4}{2+4}=\dfrac{25}{12}(\Omega)[/imath]
upload_2022-2-5_21-50-44.png

*Cuối cùng là giải quyết nốt phần việc còn lại nào:
Mạch điện đã được tối giản về như sau với các linh kiện [imath]U'=1(V),r=\dfrac{25}{12}(\Omega),R_A=5(\Omega)[/imath].Tìm [imath]I_A[/imath]

Cường độ dòng điện qua ampe là :
[imath]I_A=\dfrac{U'}{r+R_A}=\dfrac{1}{5+\dfrac{25}{12}}=\dfrac{12}{85}(A)[/imath]
upload_2022-2-5_22-1-11.png

Như kết quả đã làm ra thì chính xác từ độ lớn lẫn chiều qua ampe, có thể nói phương pháp này đem lại một cách nhìn mới về mạch cầu, nếu thông thạo không chỉ ở bài mạch cầu chúng ta có thể áp dụng vào rất nhiều bài phức tạp và giải quyết một cách đơn giản. Hãy thử tưởng tượng ta thay ampe bằng 1 loại đèn và tìm điều kiện để nó sáng bình thường thì sao. Với phương pháp này thì quá dễ !!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Vẫn còn một lượt bài cho chủ đề này nữa, các bạn cùng đón xem nhé !!
 
Last edited:

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Cuối cùng cũng đến lượt bài cuối cùng cho chủ đề này, anh không phải là cao nhân hay cao siêu hay gì mà có thể tự sáng tạo ra phương pháp này, anh chỉ may mắn biết được nó, và cơ duyên nào làm anh biết đến nó mà hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến phương pháp này cho học sinh THPT?

Nếu như bạn học sinh nào là một thành viên của đội tuyển tỉnh môn vật lý chắc sẽ không thể quên được bài toán điện kinh điển này, để nói làm theo phương pháp thông thường là điều không tưởng .

Thenevin_1.jpg
Đây ạ, rất thân thuộc phải không, sau khi giải quyết ý 1 khó nhằn, ở dòng đầu ý 2 đề có ghi "Giữ nguyên vị trí của con chạy ở một vị trí bất kì" làm ta bị đánh lạc hướng trọng tâm bài toán là ở biến trở nhưng thực chất ở đây nó không đóng góp được gì cả.

Phần đông chúng ta sẽ phải xem đáp án cho bài toán bế tắc này, và không chỉ một lần mà rất rất nhiều lần , đáp án đã quy đổi đoạn mạch [imath]AMD[/imath] thành một mạch điện [imath]E,r[/imath] .

Và tất cả chắc chắn sẽ hiểu phần còn lại của đáp án nhưng phần quy đổi thì không ai hiểu. Một số người sẽ chấp nhận đó là hiển nhiên, nhưng anh thì không anh bắt đầu tìm cơ sở tại sao lại có thể quy đổi như vậy. Và rồi anh biết được định lý [imath]Thenevin-Notron[/imath] tiếc rằng không có cơ hội áp dụng vào bài thi :)

Câu chuyện này cũng là một phần may mắn khi anh được một người bạn chỉ bảo nữa. Có những bài toán các thầy cô ra đề đã lợi dụng hệ quả của định lý này để tạo ra những bài toán khó. Nếu như chưa từng biết tới nó thì rất khó để làm.

Vì vậy từ bây giờ ta sẽ có thêm một định hướng mới khi giải quyết các bài tập điện khó, nếu như các cách thông thường không đi đến kết quả thì có thể nghĩ đến phương pháp mạch tương đương này.

Sau đây là lời giải chi tiết và đầy đủ cho bài toán kia :

Theo định lý [imath]Thenevin-Notron[/imath] ta có thể quy đổi đoạn mạch [imath]AMD[/imath] thành một nguồn điện [imath]E,r[/imath].

(Bây giờ ta chỉ còn [imath]2[/imath] ẩn chính là [imath]E[/imath] và [imath]r[/imath] mà thôi)
H.1.png

- Nối [imath]A,D[/imath] bằng một ampe kế :

Số chỉ của ampe kế là :
[imath]I_A=I_1+I=\dfrac{E_1}{R_d}+\dfrac{E}{r}[/imath]
[imath]\Rightarrow 4=\dfrac{4}{3}+\dfrac{E}{r}[/imath] (1)
H.2.png

-Nối [imath]A,M[/imath] bằng ampe kế :

Hai đầu đèn đã bị nối tắt [imath]\to[/imath] bỏ đèn ra khỏi mạch
Mạch bây giờ còn [imath]2[/imath] nguồn mắc xung đối .

[imath]\to[/imath] Số chỉ ampe là : [imath]I_A=\dfrac{E-E_1}{r}[/imath] (*)
[imath]\Rightarrow[/imath] [imath]1,5 =\dfrac{E-4}{r}[/imath] (2)
H.3.png

Từ [imath](1)[/imath] và [imath](2)[/imath] ta dễ dàng giải ra [imath]E=\dfrac{64}{7}(V), e=\dfrac{24}{7}(V)[/imath]

-Nếu bỏ đi ampe :
Cường độ dòng điện qua đèn là :
[imath]I=\dfrac{E-E_1}{R_d+r}=\dfrac{\dfrac{64}{7}-4}{\dfrac{24}{7}+3}=0,8(A)[/imath]
H.1.png

Mặc dù bài toán đã được giải quyết nhưng vẫn còn có một số thắc mắc như tại sao chiều dương của [imath]E[/imath] lại gắn với [imath]A[/imath] hay ở biểu thức (*) thì không phải là: [imath]E_1-E[/imath] .

Mặc dù giải ra đáp án vẫn thoả mãn, thì anh mới suy nghĩ rằng do đây là biến trở nên sẽ có nhiều vị trí thoả mãn điều kiện bài ra. Các bạn giải quyết nốt các TH còn lại nhé :eek::eek:
 
Last edited:

Takudo

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng tám 2019
518
1,688
181
Hà Nội
Thất học :(
Là một phương pháp hay nhưng ít học sinh sử dụng bổ trợ cho bài tập mạch điện khó dành cho học sinh giỏi không chuyên. Phương pháp mạch tương đương :eek::eek:

Mạch, nguồn tương đương nghe tưởng chừng rất quen thuộc, nhưng trong chủ đề lần này sẽ được đưa lên 1 tầm cao mới!! . :confused:

Bằng cách ghép các phần phụ kiện không thực sự liên quan đến bài toàn, làm tối giản mạch điện, để áp dụng tính toán một cách nhanh nhất. Chúng ta có thể hiểu qua một ví dụ sau:
Bằng cách ghép điện trở [imath]R_0[/imath] vào nguồn điện ta được một mạch điện mới với nguồn điện mới có : [imath]\left\{\begin{matrix} E=E\\ r'=r+R_0 \end{matrix}\right.[/imath]



upload_2022-1-21_8-12-38-png.199880
upload_2022-1-21_8-13-43-png.199882

Đây chỉ là một ví dụ đơn giản để ta thấy dễ hiểu và tiếp cận dễ hơn về phương pháp này, thực ra nó cũng dễ mà o_O

Ta sẽ tổng hợp những trường hợp cơ bản nhất mà cũng dùng nhiều nhất nhé !!:(


Cho bài toán: Cho mạch điện như hình vẽ, các nguồn có suất điện động và điện trở trong tương ứng là [imath]\left(e_{1} ; r_{1}\right) ;\left(e_{2} ; r_{2}\right) ; \ldots .\left(e_{n} ; r_{n}\right)[/imath]. Để đơn giản, ta giả sử các nguồn có cực dương nối với [imath]A[/imath] trừ nguồn [imath]\left(e_{2} ; r_{2}\right)[/imath]. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này nếu coi [imath]A[/imath] và [imath]B[/imath] là hai cực của nguồn điện tương đương.



upload_2022-1-21_8-34-26-png.199887

H.1
upload_2022-1-21_8-35-21-png.199889

H.2


1.Nguồn địện tương đương của bộ nguồn mắc nối tiếp (H.1)
[imath]\left\{\begin{matrix} e_b=e_1-e_2+e_3+...+e_n \\ r_b=r_1+r_2+r_3+...+r_n \end{matrix}\right.[/imath]
*Đặc biệt nếu chỉ gồm điện trở [imath]R[/imath] mắc nối tiếp bộ bộ ta xem nó như một nguồn điện có [imath]e_R=0,r=R[/imath]
[imath]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} e_b=e \\r_b=r+R \end{matrix}\right.[/imath]


2.Nguồn điện tương đương của bộ nguồn ghép song song (H.2)
Công thức bộ nguồn như sau:[imath]\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{r_b}=\dfrac{1}{r_1}+\dfrac{1}{r_2}+...+\dfrac{1}{r_n}\\ \dfrac{e}{r_b}=\dfrac{e_1}{r_1}+\dfrac{e_2}{r_2}+...+\dfrac{e_n}{r_n} \end{matrix}\right.[/imath]

Chứng minh:
Giả sử cả bộ nguồn ở hình H.2 tương đương với nguồn bộ nguồn [imath](e_b;r_b)[/imath]
upload_2022-1-21_8-47-34-png.199890

Gọi [imath]U_{AB}=U[/imath]
Ta có định lí nút tại [imath]A[/imath] :
[imath]I=I_1-I_2+I_3+...+I_n[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{e_b-U}{r_b}=\dfrac{e_1-U}{r_1}-\dfrac{e_2+U}{r_2}+...+\dfrac{e_n-U}{r_n}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{e_b-U}{r_b}=(\dfrac{e_1}{r_1}-\dfrac{e_2}{r_2}+...+\dfrac{e_n}{r_n})-(\dfrac{U}{r_1}+\dfrac{U}{r_2}+...+\dfrac{U}{r_n})[/imath]



Đồng nhất hệ số ta được điều cần chứng minh trên!!:>(
*Đặc biệt nếu được mắc song song với một điện trở thuần [imath]R[/imath] khác, ta có thể quy chuẩn nó là một nguồn địên với [imath]e_R=0,r=R[/imath]

Áp dụng ngay vào một số bài toán để thấy sự hiểu quả nhé:
Bài tập: Cho mạch điện như hình vẽ.
Nguồn điện có suất điện động [imath]E=12V,r=1 \Omega[/imath]
Điện trở [imath]R_1=5 \Omega,R_3=4 \Omega[/imath].
Tìm [imath]R_2[/imath] để công suất trên [imath]R_2[/imath] lớn nhất.
upload_2022-1-21_8-58-53-png.199891

Cách giải thông thường:
Ta có: [imath]I=\dfrac{ER}{r+R_{2}+\dfrac{R_{1} R_{2}}{R_{1}+R_{2}}}=\dfrac{12}{5+\dfrac{5 x}{5+x}}=\dfrac{12(5+x)}{(25+10 x)}[/imath]
Áp dụng công thức chia dòng ta được dòng qua [imath]R_{2}: I_{2}=\dfrac{R_{1}}{R_{1}+R_{2}} I=\dfrac{5}{5+x} \dfrac{12(5+x)}{(25+10 x)}=\dfrac{12}{5+2 x}[/imath]
Công suất trên [imath]R_{2}[/imath] là :
[imath]P_{2}=R_{2} I_{2}^{2}=x\left(\dfrac{12}{5+2 x}\right)^{2}=\dfrac{144 x}{(5+2 x)^{2}}=\dfrac{144 x}{(2 x-5)^{2}+40 x}=\dfrac{144}{\left(\dfrac{(2 x-5)^{2}}{x}+40\right)}[/imath]
Vậy [imath]P_{2 \max }[/imath] khi [imath]2 x=5=>x=2,5 \Omega[/imath]

Áp dụng phương pháp nguồn tương đương:
Mục tiêu biến mạch điện thành một mạch mới mà điện trở ngoài chỉ gồm [imath]R_2[/imath] và áp dụng hệ quả cực trị phụ quen thuộc:
[imath]P_{2 \max}[/imath] khi [imath]R_2=r_b[/imath] và [imath]P_{2 \max}=\dfrac{E_b^2}{4r_b}[/imath]​
Các bước giải:
  • B1: Ghép nguồn điện [imath](E,r)[/imath] nối tiếp với nguồn [imath](0,R_3)[/imath] ta được bộ nguồn mới : [imath]\left\{\begin{matrix} E_1=E=12(V) \\ r_1=r+R_3=5(\Omega) \end{matrix}\right.[/imath]
  • B2: Ghép nguồn điện [imath](E_1,r_1)[/imath] song song với nguồn [imath](0,R_1)[/imath] ta được: [imath]\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{r_b}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{r_1}=>r_b=2,5(\Omega) \\ \dfrac{E_b}{r_b}=\dfrac{E_1}{r_1}+\dfrac{0}{R_3}=>E_b=6(V) \end{matrix}\right.[/imath]
  • B3: Áp dụng hệ quả : công suất trên [imath]R_2[/imath] đạt max khi [imath]R_2=r_b=2,5(\Omega)[/imath] và [imath]P_{2\max}=\dfrac{E_b^2}{4r_b}=3,6(W)[/imath]

Nếu là trắc nghiệm thì phương pháp 2 ưu việt hơn hẳn còn khi thi tự luận ở mọi bước từ công thức nguồn tương đương đến hệ quả cực trị các bạn đều phải chứng minh hết mới được áp dung nhé, đây chưa phải là những gì hay nhất về phương pháp này , hẹn các bạn ở số sau :mad::mad:
hình dead hết rồi bạn ưi
 
  • Haha
Reactions: Elishuchi
Top Bottom