Người lái đò sông Đà -

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Đến hẹn lại lên, theo yêu cầu của một số bạn muốn hiểu thêm về tác phẩm Người lái đò sông Đà nên chị mở 1 cái topic để các em có thể trao đổi những thắc mắc, những cách hiểu về tác phẩm, những vấn đề mà các em còn băn khoăn, chưa rõ.
Các em hãy cùng trao đổi để giúp đỡ nhau nhé!
Tất cả vì ước mơ vào Đại học của chúng ta!
Come on!
 
M

mickeykhotinh

Phong cách Nguyễn Tuân qua Người lái đò...

Chị hocmai.nguvan và các bạn ơi!
Chị và các bạn có thể làm rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Người lái đò giúp em/mình được không?
Mình thấy bài này khó viết quá!
Cảm ơn chị và mọi người nhiều!
>:D<
 
D

dohuyen123

Phong cách của Nguyễn Tuân qua bài Người lái đò sông Đà theo mình thì vẫn thể hiện được cái tài hoa, uyên bác của nhà văn. Đặc biệt trong cách miêu tả cuộc vượt thác ghềnh của ông nhà đò. Cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, cách miêu tả cách bày binh bố trận của đá, nước cho thấy sự am hiểu của Nguyễn Tuân về con sông Đà.
Hi, theo mình là vậy đó!
 
H

hocmai.nguvan

Bạn dohuyen123 nói có ý đúng đấy!
Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân vẫn thể hiện cái tài hoa, uyên bác của mình trong cách miêu tả trận chiến của ông lái đò với trùng vây thạch trận.
Tác phẩm không chỉ thể hiện được tài năng văn chương của Nguyễn Tuân mà còn thêm một lần nữa chứng tỏ ông là một người có tầm hiểu biết rất rộng trên nhiều lĩnh vực: địa lý, quân sự và cả văn hoá nữa.
Đọc tác phẩm mà cảm giác như chúng ta đang xem một thước phim được quay cận cảnh, gần hơn, như cảnh phim 4D, chúng ta có lúc như chính là ông đò được trải nghiệm trong trùng vây thạch trận ấy.
 
H

hocmai.nguvan

Hi, bich0702 thân mến!
Nếu cứ thấy khó mà mình lại ghét ấy mà, thì con người tầm thường quá!
Phải biến cái khó thành cái dễ, biến cái không thể thành cái có thể như vậy em sẽ thấy cuộc sống mình có ý nghĩa hơn.
Bài Người lái đò sông Đà ko phải là khó mà là do các em chưa chăm chỉ, thấy tp nào dài 1 tí là lười đọc, điều này khá phổ biến.
Nhưng nếu em chăm chỉ đọc, đọc kĩ tác phẩm, em sẽ thấy không có gì khó cả.
Vậy nên, trước khi muốn phân tích đc 1 tp nào đó, em hãy đọc thật kỹ tp đó nhé!
Vạn sự khởi đầu nan, gian nan quyết không nản!
Cố lên em!
 
D

ductran95

Chị hocmai.nguvan nói đúng đấy!
Tuy mình là con trai nhưng lại thích học văn.
Học văn có nhiều cái hay mà. Muốn học văn tốt, làm văn tốt thì phải bắt đầu từ việc hiểu tác phẩm. Mà muốn hiểu thì phải đọc thôi, đọc kỹ ấy.
Bài này tớ càng đọc, càng thấy hay...:D
 
D

dohuyen123

Chị ơi, vậy bài Người lái đò sông Đà thì cần phải ghi nhớ những điểm gì thế chị?
 
H

hocmai.nguvan

Chào em! dohuyen123!
Về những vấn đề cần nhớ trong bài Người lái đò sông Đà, em cần ghi nhớ được những điểm sau:
1. Tác gia Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà.
2. Tác phẩm Người lái đò sông Đà.
a) Hình tượng con sông hung bạo
- Khi hung bạo, sông Đà là kẻ thù số một sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa độc ác như người dì ghẻ. Để khắc hoạ tính cách của sông Đà, tác giả đã dựng lại khúc sông nguy hiểm :
+ Đó là đoạn cảnh đá bờ sông dựng đứng vách thành: chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đó là quãng Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. Lại một đoạn sông khác, sông Đà là cái hút nước xoáy tít. Có những thuyền đã bị nó hút tụt xuống, thuyền trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi dến mười phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.
+ Nhưng dữ dội nhất là ở những thác đá. Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo. Tác giả đã dựng lại cuộc thuỷ chiến giữa sông Đà và người lái đò để lột tả cho được tính hung bạo của nó và tài nghệ của người lái đò. Thác đá được xếp thành từng tuyến mà nhà văn gọi là thạch trận, nhằm ăn chết cái thuyền đơn độc. Ở tuyến một, thác đá mở ra năm cửa trận, bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ở tuyến hai, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại nằm bên phía hữu ngạn. Ở tuyến ba, bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống nằm ở giữa. Người lái đò phải nhắm đúng luồng sinh để vượt qua.
b) Hình tượng con sông trữ tình
Bên cạnh tính cách hung bạo, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân con sông Đà lại rất trữ tình, gợi bao cảm xúc làm mê say lòng người. Khi trữ tình, sông Đà hiền hoà, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm : con sông tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói núi Mèo nương xuân.
- Không chỉ đẹp ở hình dáng, sông Đà còn gợi cảm ở màu sắc, mà tác giả đã bao lần dày công quan sát mới nói hết được vẻ độc đáo ấy: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích (nghĩa là một màu xanh trong và sáng); mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đổ như mặt người bâm đi vì rượu bữa
- Đặc biệt là không khí hoang dại, tĩnh lặng : Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đề lột tả không khí đầy thơ ấy. Nguyễn Tuân đã tả đàn hươu ngẩng đầu ngơ ngác mơ một tiếng còi sương, và cái nắng tháng ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu, gợi tâm sự của người tình nhân chưa quen biết !
- Lúc này, không thấy đâu con sông Đà diện mạo và tâm địa độc ác, mà chỉ thấy tình cảm của dòng sông đối với con người như một cố nhân, xa thì thấy nhớ thương, gặp lại thì thấy mừng vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn.
- Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diến tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.
c) -Người lái đò sông Đà
- Lòng dũng cảm :
Chỉ từng trải thôi chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một :
… Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này… Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…
Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là kết thúc.
- Nghệ sĩ tài hoa :
Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.
Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Mọi giác quan của ông lão đều hoạt động trong sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác.
Xông trận, lúc nào cũng ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác: sóng thác xèo xèo tan ra trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang ca mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình. nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét : Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. Phải chăng người lái đò anh hùng có lẽ dế thấy, nhưng nhìn người lái đò tài hoa, người lái đò chỉ có Nguyễn Tuân. Và, lời ghi chú của nhà văn thật đáng để suy ngẫm!
Có Sưu tầm và bổ sung!
 
D

dohuyen123

Em cảm ơn chị nhiều ạ! Chị ơi, với kinh nghiệm học văn của chị, chị có hay đoán đề không ạ?
Hiiiii, em hay đoán đề thi Học kỳ lắm và trúng đề đến 70% liền! :D
 
H

hocmai.nguvan

Hiiiiiiiii, câu hỏi này thú vị ghê!
heeeeeee, nói thật là trước đây đi học, ngay cả học ĐH chị cũng hay đoán đề, và thường trúng tới 80% luôn í.
Cấp 3 chị đoán cả đề môn Sử cơ. Chị nhớ, năm chị thi TN môn Sử, chị đoán trúng đề luôn. Chị vẫn nhớ là năm chị thi vào Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng mà chị làm được có 8,5 điểm. Hi.
Còn môn Văn, đoán đa phần là trúng, nhớ nhất là thi HSG lớp 12, trúng đề 1 câu. hi.
Khi thi ĐH thì cũng có khoanh vùng nhưng mà chị vẫn học kỹ nên cũng có thể nói là ko bị bất ngờ với đề thi.
Kinh nghiệm đặt ra là thi ĐH ko nên học tủ nhưng học phải có trọng tâm, trọng điểm.
 
D

dohuyen123

Thế hả chị? Hiiii.
Chị ơi, chị có thể cho em 1 vài đề về bài Người lái đò sông Đà được không ạ?
Để em về luyện viết ạ. Hi
Em cảm ơn chị nhiều!
 
B

bich0702

Cậu có thể tham khảo 1 số đề sau đây nhé:
- Phân tích hình tượng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- So sánh vẻ đẹp sông Đà trong Người lái đò sông Đà của NT và vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho ds của HPNT, từ đó nêu điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách thể hiện của 2 nhà văn.
- Phân tích cuộc thuỷ chiến của nhà đò
 
D

ductran95

C cũng có thể tham khảo một số đề dưới đây. Đây là đề cô giáo tớ cho ôn. hi
- Phân tích hình ảnh con sông Đà để thấy được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong bút pháp miêu tả.
- Vẻ đẹp của hình tượng ông lái đò trong trận thuỷ chiến
- Cảm hứng về những dòng sông trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
 
Top Bottom