1.Học sinh thời @
Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh dày", bố bèn hỏi:
- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?
- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo ngày thì có tại hàng quà sáng lúc 5 giờ ạ!
Cô giáo hỏi trò Tèo:
- Em nghĩ gì khi tuần này đã bị điểm 2 lần thứ ba?
- Thưa cô, em đã hiểu ý nghĩa câu: "Ghét của nào trời trao của ấy".
Giờ sinh vật, thầy giáo hỏi một em học sinh:
- Trong các loại cây mà bố em trồng, em thấy cây nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất?
- Dạ, "cây xăng" ạ!
2.Lại chuyện thi cử
Ông bố nói với con trai:
- Bố thật không ngờ là con lại thi trượt kỳ này!
- Con thi trượt, nhưng con lại phát hiện mình có khả năng đặc biệt bố ạ!
- Khả năng gì?
- Ngoại cảm, thưa bố! Con biết trước là thế nào mình cũng thi trượt ạ!
Trong giờ kiểm tra toán, Michael và nhiều sinh viên không làm được bài tập. Giảng viên muốn an ủi, nên nói với mọi người :
- Cô ra bài tập này làm các em vất vả quá phải không?
- Thưa cô, chúng em chỉ áy náy là cô sẽ vất vả với một số định luật mới được phát minh trong bài kiểm tra, chứ bọn em thì không sao ạ! - Michael thản nhiên trả lời.
3.Thi
- Thi nghĩa là gì?
- Thi - ấy là một trò chơi, trong đó, một người biết thì không nói, còn những người khác nói thì không biết.
Sinh viên trường Y đến thi vấn đáp với giáo sư. Giáo sư hỏi thí sinh:
- Nếu muốn cho người bệnh tháo mồ hôi thì anh sẽ làm gì?
- Tôi sẽ cho bệnh nhân dùng các thức uống nóng.
- Ví dụ?
- Như trà nóng, thuốc, nước hoa hồi.
- Nếu các thứ đó không công hiệu?
- Tôi sẽ dùng dầu xoa, cho ngửi êphin.
- Nhưng nếu không được thì sao?
- Tôi sẽ dùng các thứ dụng cụ thủy ngân.
- Nhưng vẫn không công hiệu thì sao?
- Tôi sẽ dùng các thứ thuốc, như saphơnran, xanxapêren... anh sinh viên vừa trả lời vừa lau mồ hôi nhỏ giọt.
- Nếu những phương thuốc đó cũng không đủ công hiệu?
- Thì tôi sẽ đưa bệnh nhân đến thi vấn đáp với giáo sư!