ngữ văn 9

P

pa1111

Nhưng chị ơi em đang cần tóm tắt các văn bản còn các nghệ thuật thì em có rồi. Em cảm ơn chị đã giúp nêu chị giúp em tóm tắt cho em các văn bản thì em cảm ơn chị lắm
 
T

thuyhoa17

- Văn bản trung đại:
+ truyện Kiều:
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “ danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
+ Lục Vân Tiên:

LVT là một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú, tài giỏi, văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở cuộc thi, chàng vội vàng xuống núi đi thi, trên đường về thăm bố mẹ đã giết tên cướp Phong Lai và cứu KNN. KN vô cùng cảm tạ ân đức của chàng. Chàng tiếp tục lên đường, gặp và kết bạn vs Hớn Minh. 2 ng` đến kinh thành thì gặp Bùi Kiệm và Trịnh Hâm. 2 ng` họ rất ghen ghét với tài đức của LVT. Một thời gian sau, LVT nghe tin mẹ mất, chàng vội vã về quê chịu tang, trên dg` về chàng bị mù cả 2 mắt còn bị Trịnh Hâm hãm hại, đẩy xuống sông, được giao long và lão Ngư cứu. Chàng đến nhà Võ Công nhờ cậy nhưng hok dc, đã thế còn bị bội hôn, bị gđ Võ Công bỏ vào hang sâu trong rừng. Lại được ông Tiều cứu ra, chàng may mắn gặp Hớn Minh. Họ về sống nơi am vắng.
Nghe tin rằng LVT chết, KNV đau đớn vô cùng. Cái lão Thái sư hỏi cưới nàng cho con trai nhưng hok dc, ức lắm, lão tâu vua bắt nàng đi cống cho vua Ô Qua. Trên dg` đi nàng đã tự vẫn, thủ tiết. Phật Bà cứu nàng cho nương nhà họ Bùi nhưng vì tên Bùi Kiệm vô liêm sỉ nàng lại trốn ra đi, và nương nhờ 1 bà lão dệt vải trong rừng. Còn về LVT, chàng được Tiên cho thuốc và đã sáng mắt trở lại. Chàng đến thăm mọ mẹ. tham cha mình và cha KNN. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng Nguyên, đi đánh giặc Ô Qua. Dẹp tan giặc, chàng vô tình lạc vào rừng đến nhà bà lão dệt vải và gặp dc KNN. 2 ng` đoàn tụ hạnh phúc.
Những ng` đã từng cứu giúp LVT, ăn ở hiền lành đều dc đền đáp, sống hạnh phúc. Còn những kẻ ác độc đã phải chịu cái chết thê thảm, cay nghiệt.
+ Hoàng Lê nhất thống chí.
I - Tóm tắt 1
Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

II - Tóm tắt 2
Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn. Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp ,mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình Vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.
+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Khoảng năm Giáp Ngọ,trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc,thường ngự ở các ly cung.Xây dựng đình đài liên miên.Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc.Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú,Chúa đều thu hết.Bọn quan lại thường doạ dẫm và dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh thì biên ngay hai chữ "phụng thủ".Đếm đến,chúng sai lính đến lấy đi để doạ lấy tiên.Nhà tác giả ở phường Hà Khẩu cũng trồng 2 cây lựu rất đẹp nhưng phải chặt đi cũng vì cớ ấy
- Văn bản hiện đại:+ Cố hương + Lặng lẽ Sa pa + Làng.
Lặng lẽ Sa pa:
Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu trèo lên núi. Bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trò chuyện với nhau về Sa Pa, về hội họa, về hạnh phúc, tình yêu.Chiếc xe dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi. Bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
Anh mời hai người lên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với nhau khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Anh rất yêu và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, trồng cây thuốc nam, trồng hoa và nuôi gà. Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng.Nói chuyện với anh, ông họa sĩ xin vẽ anh. Nhưng anh đã giới thiệu với ông họa sĩ về ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước.Cô kỹ sư sau khi nói chuyện với anh TN bàng hoàng nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo của mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, đến giờ ốp, anh TN phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng, tặng cô gái một bó hoa thật đẹp.
CỐ HƯƠNG (LỖ TẤN)
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Làng - Kim Lân
Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây- khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù".Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy.
+ Những ngôi sao xa xôi:
Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm nhưng 3 cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Và đặc biệt họ sống gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí đồng đội. Trong 1 lần phá bom, Nho đã bị thương và đc sự chăm sóc, lo lắng chu đáo của 2 ng đồng đội.
+ Bến quê:
thử nhá ^^
Nhĩ làm 1 công việc giúp anh có đk đi khắp mọi nơi trên TĐ . Thế nhưng đến cuối đời ah mắc 1 căn bệnh hiểm nghèo , hầu như liệt toàn thân , ko thể tự mình di chuyển đc dù chỉ là trên giươg bềnh . Tất cả mọi sinh hoạt của ah đều pải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là Liên - vợ anh . Vào cái buổi sáng hôm ấy , khi Nhĩ muốn nhịch người đến bên cửa sổ việc ấy khó khăn với anh như đi hết nửa vòng TĐ . Anh pải nhờ vào sự giúp của đám trẻ con hàng xóm . Khi ấy Nhĩ Phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhưng anh biết sẽ ko bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó ở rât gần anh . Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúpm ìh niềm khao khát đó nhưng rồi cậu ta lại sa vào đám chơi phá cờ thế hè phố và rất có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày . Từ đó giúp ta thấy đc triết lí và quy luật phổ biến đời người
+ Chiếc lược ngà.
Ông Sáu được về nhà nghỉ phép sau nhiều năm xa cách vợ con. Thế nhưng , con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình vì vết sẹo trên mặt ông khi ông đánh giặc. Ông chỉ đựoc nghỉ phép 3 ngày ngắn ngủi, và trong ba ngày đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu càng ngày càng ngỗ ngược, không chịu nhận cha, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh bé Thu. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở về chiến trường, cũng là giây phút cuối cùng bé được gặp cha mình, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Thương con, ông Sáu đã tự tay làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi, ngày ngày, ông đem chiếc lược ra ngắm đễ đỡ nhớ con. Rồi cái ngày mà ông hi sinh, ông đã trao chiếc lược ngà lại cho đồng đội ông để chuyển về cho con. Bé Thu sau này khi lớn lên theo bước cha làm một cô giao liên dũng cảm.
:)
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom