Văn 9 - Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa, Cố hương,....

H

hanoi05

Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

Lặng lẽ Sa pa:

Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu trèo lên núi. Bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trò chuyện với nhau về Sa Pa, về hội họa, về hạnh phúc, tình yêu.
Chiếc xe dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi. Bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người cô độc nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
Anh mời hai người lên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với nhau khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Anh rất yêu và gắn bó với công việc của mình. Anh còn thích đọc sách, trồng cây thuốc nam, trồng hoa và nuôi gà. Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng.
Nói chuyện với anh, ông họa sĩ xin vẽ anh. Nhưng anh đã giới thiệu với ông họa sĩ về ông kỹ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét - những người cũng giống như anh, say mê làm việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước.
Cô kỹ sư sau khi nói chuyện với anh TN bàng hoàng nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo của mình từ bỏ là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30 phút nói chuyện, đến giờ ốp, anh TN phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng, tặng cô gái một bó hoa thật đẹp.



CỐ HƯƠNG (LỖ TẤN)



Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

Làng - Kim Lân

Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư lên làng Thắng. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng mình một cách đầy tự hào Nhưng rồi một hôm, một tin đồn quái ác- làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Tây- khiến ông Hai vô cùng buồn khổ, tủi nhục suốt mấy hôm, không dám bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thằng con út. Ông Hai nhất định không muốn quay về làng vì theo ông : "làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây rồi thì phải thù".
Sau đó, có người ở làng lên kể chuyện chiến đấu anh dũng của làng mình, cải chính lại tin đồn thất thiệt đó, ông hết sức vui mừng vì biết làng mình không theo giặc, ông đã hồ hởi đi khoe tin này cho mọi người, dù nhà ông đã bị Tây đốt cháy.
 
Last edited by a moderator:
P

pe_po_lovely

truyện CỐ HƯƠNG

nhân vật tôi trở về thăm quê sau 20 năm, ngậm ngùi xót xa trước cảnh làng quê tiêu điều hoang vắng, lại thêm sự chứng kiến của người dân quê nhất là gặp lại người bạn củ Nhận Thổ thuở nhỏ càng làm cho nhân vạt tôi cảm thấy xót xa day dứt khi ròi bỏ làng quê đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác. nhân vật tôi chỉ còn biết gửi gắm những ước mơ, khát vọng vào thế hệ trẻ mai sau của họ hàng. mong họ sẻ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lặng lẽ Sapa

Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào năm 1970. Trên chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu, qua nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Sa Pa, có một hoạ sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường, lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa, đến đỉnh Yên Sơn thì dừng lại nghỉ 30 phút. Trong thời gian nghỉ này, ông hoạ sĩ gìa, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe và anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, Sa Pa đã gặp gỡ nhau. Và anh thanh niên đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hoạ sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh; cách sống, suy nghĩ và tình cảm của anh đối với mọi người đã làm cho người hoạ sĩ già cảm nhận được rằng: Trong cái lặng im của Sa Pa ... có những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

Làng - Kim Lân

Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phát, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu cái làng làng của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ cái sinh phần viên Tổng đốc đến nhà cửa, đường làng, chòi phát thanh, làng kháng chiến với hầm hào, ụ chiến đấu. Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm trò chuyện về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc khiến ông đau đớn, xót xa và tủi nhục vô cùng. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. Tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Thế nhưng khi trò chuyện với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Chợ Dầu. Khi được tin cải chính, ông vui không thể tả, đi đâu ông cũng bô bô rằng Tây đã đốt nhà ông rồi. Ông sung sướng, vui mừng và lại đi “khoe” về làng Chợ Dầu của mình.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenquanghuy55

Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn
 
Top Bottom