Văn [Ngữ văn 9] Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Neko Chan

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
97
42
106
22
Hà Nội
Anime
- Khổ thơ thứ 2 đc xây dựng bởi hai cặp câu, mỗi cặp đều có sự song đôi của 1 hình ảnh thực và 1 hình ảnh ẩn dụ:
+ Mặt trời trong câu thơ đầu tiên là mặt trời thực của thiên nhiên hằng ngày tỏa sáng xuống vạn vật và con người
+Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Nếu như mặt trời thực đem lại ánh sáng cho con người và vạn vật thì Bác Hồ lại đem lại độc lập tự do cho dân tộc VN. Ẩn dụ Bác vs mặt trời vừa để nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân vs Bác Hồ
- hằng ngày dòng người đến lằn viếng Bác đc t/g ẩn dụ, so sánh họ như những tràng hoa dâng lên Người bởi vì Bác đã đem lại niềm vui, đem lại cuộc đời tươi đẹp cho mỗi con người
- Hình ảnh ẩn dụ tiếp theo: bảy mươi chín mùa xuân là 79 năm Ng cống hiến những j tốt đẹp nhất cho dân tộc. Điều đó cho thấy niềm kính yêu chân thành và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân đối vs Bác
 

Phương Trang

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
27 Tháng hai 2017
784
1,049
256
Ninh Bình
Qua những hàng tre, nhà thơ bồi hồi tiến về lăng Bác , khung cảnh gần lăng càng khiến Viễn Phương xúc động hơn nữa :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Mặt trời trong câu ''ngày...lăng'' là hình ảnh nhân hóa. Từ sự nhân hóa này để tạo ra liên hệ với ''mặt trời trong lăng''. ''Mặt trời trong lăng'' là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ. Viết như vậy, nhà thơ muốn khẳng định : nếu mặt trời mang lại ánh sáng cho trái đất thì Bác Hồ mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam và rồi Bác cũng sẽ bất tử như vầng thái dương rực sáng. Không chỉ vậy, ''mặt trời'' của thiên nhiên đi qua lăng còn phải nghiêng mình trước ''mặt trời'' của dân tộc :''thấy một..đỏ''. Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng Bác được ví với tràng hoa cũng là một liên tưởng độc đáo vừa mang tính tả thực vừa mang tính biểu tượng. Đoàn người đi từ bên lăng lên trước lăng rồi lại đi ra bên lăng giống như một tràng hoa . ''Bảy mươi chín mùa xuân '',bảy mươi chín năm cuộc đời của Bác dành trọn cho dân tộc ,vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tràng hoa viếng người được kết bằng những tấm lòng thành kính, nhớ thương của hàng triệu triệu người con hường về vị cha già dân tộc. Điệp ngữ ''ngày ngày'' tạo ấn tượng về thời gian vĩnh viễn, vô tận, mặt trời kia là vĩnh viễn.
 

Vô danh tiểu tốt

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng ba 2017
6
3
6
Qua những hàng tre, nhà thơ bồi hồi tiến về lăng Bác , khung cảnh gần lăng càng khiến Viễn Phương xúc động hơn nữa :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Mặt trời trong câu ''ngày...lăng'' là hình ảnh nhân hóa. Từ sự nhân hóa này để tạo ra liên hệ với ''mặt trời trong lăng''. ''Mặt trời trong lăng'' là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ. Viết như vậy, nhà thơ muốn khẳng định : nếu mặt trời mang lại ánh sáng cho trái đất thì Bác Hồ mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam và rồi Bác cũng sẽ bất tử như vầng thái dương rực sáng. Không chỉ vậy, ''mặt trời'' của thiên nhiên đi qua lăng còn phải nghiêng mình trước ''mặt trời'' của dân tộc :''thấy một..đỏ''. Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng Bác được ví với tràng hoa cũng là một liên tưởng độc đáo vừa mang tính tả thực vừa mang tính biểu tượng. Đoàn người đi từ bên lăng lên trước lăng rồi lại đi ra bên lăng giống như một tràng hoa . ''Bảy mươi chín mùa xuân '',bảy mươi chín năm cuộc đời của Bác dành trọn cho dân tộc ,vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tràng hoa viếng người được kết bằng những tấm lòng thành kính, nhớ thương của hàng triệu triệu người con hường về vị cha già dân tộc. Điệp ngữ ''ngày ngày'' tạo ấn tượng về thời gian vĩnh viễn, vô tận, mặt trời kia là vĩnh viễn.
thực ra những năm đầu đời Bác dành cho việc học nói và đi chứ không dành trọn cho dân tộc bạn nhé, dù sao cũng cảm ơn bạn.
 
Top Bottom