Tác giả: Nguyễn Du
Nguyễn Du-Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (tức là ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu), (vì Nguyễn Du sinh cuối năm ta Ất Dậu, đầu năm tây 1766 nên hầu hết tài liệu đều viết như ông sinh năm 1765) dưới triều Lê Cảnh Hưng; người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Cha là nhị giáp Tiến sĩ, Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ (Trần Thị Tần) là người vợ thứ ba, người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.
Khi Nguyễn Du lên mười thì cha chết, 13 tuổi mẹ chết. Vào năm 1778, ông phải về ở với Nguyễn Khản, con bà vợ chính thất của bố. Được vài năm, Nguyễn Du trở về Tiên Điền ở với người chú họ Tiến sĩ Nguyễn Hành.
Cũng trong năm 1778, Nguyễn Ánh nổi dậy ở miền Nam xưng là Đại nguyên soái cố gắng thu phục lại giang sơn của ông cha.
Năm 1783, Nguyễn Du (18 tuổi) thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Vào đời làm việc được cỡ 5 năm, vào năm 1789, sau khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh thì Nguyễn Du về quê vợ ở Thái Bình ngụ tại nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Trong thời gian này, một nhà văn thơ đàn anh của Nguyễn Du tên là Nguyễn Hữu Chỉnh phản Tây Sơn, bị tướng Tây Sơn là Vũ văn Nhậm cho xé xác phơi thây ở bốn cửa thành. Biến cố này đã lưu lại trong Nguyễn Du những dao động mạnh và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của Nguyễn Du.
Tập thơ chữ Hán Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài làm trong giai đoạn 1786-1804, phần Mười năm gió bụi - 1786-1795, làm trong thời gian ông số ng ở Thái Bình, gồm 27 bài thơ (theo một số tài liệu) là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du. Sau đó là 6 năm ông trở lại nhà sống dưới chân núi Hồng lĩnh, và hai năm làm Tri huyện ở Bắc Hà.
Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng. "Có thể" Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này. Năm nay Nguyễn Du đúng 30 tuổi. "Trải qua một cuộc biển dâu". (Một biển dâu = 30 năm).
Năm 1797: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.
Trải qua mười năm gió bụi ở Quỳnh Hải, 5 năm nghèo túng ở Hồng Lĩnh, không hợp tác với Tây Sơn, giữ vai Hồng Sơn liệp hộ (thợ săn) hay Nam Hải điếu đề (kẻ chài), đạm bạc rau dưa, Nguyễn Du như vẫn còn chờ thời.
Năm 1801: Nguyễn Ánh hạ thành Huế, qua năm sau 1802 lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, hạ thành Thăng Long thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng đế niên hiệu Gia Long, xuống chiếu mời các cựu thần nhà Lê trở lại làm quan. Nguyễn Du bắt đầu làm quan từ năm đó (1802).
Năm 1805: Vua Gia Long vời Nguyễn Du vào Phú Xuân thăng chức Đông Các điện học sĩ, ban tước Du Đức Hầu, "có thể" cùng năm này Nguyễn Du đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều.
Năm 1813: Nguyễn Du được thăng Cần chánh đại học sĩ, đồng thời được cử làm Chánh sứ sang Tầu.
Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''
Nguyễn Du ra làm quan mà vẫn chán nản buồn rầu, chức lớn, nhưng Nguyễn Du vẫn không có hào hứng trong nhiệm vụ, ba lần xin về hưu, sáng tác nhiều bài thơ đầy chán nản, than thở. Phải chăng những biến cố lịch sử trong thời gian này đã làm cho Nguyên Du trở nên yếm thế?
Năm 1820: Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820, hưởng thọ 54 tuổi.
Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì.''
Tác phẩm tiêu biểu: ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu, Thác Lời Trai Phường Nón bằng chữ Nôm, và ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm và Bắc Hành Tạp Lục.
__________________
I. VÀI NÉT VỀ DÒNG DÕI NGUYỄN TRÃI:
- Về dòng họ nội của Nguyễn Trãi, đến nay, chưa biết rõ lắm. Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ đời Nguyễn Phi Khanh trở xuống. Có nhiều nguyên nhân ẩn giấu gốc tích của họ Nguyễn ở làng Nhị Khê nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là vụ án Lệ Chi viên, vụ án chính trị thảm khốc giết chết toàn gia tộc Nguyễn Trãi.
Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế Ðế, sau được Hồ Quý Ly trọng dụng.
Riêng Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) lại gặp nhiều trắc trở trên đường công danh, sự nghiệp. Ông rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không được nhà Trần tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ kiêm Tư nghiệp quốc tử giám.
Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (TQ )
- Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng hoàng tộc (Cháu 4 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải), tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất năm 1390.
- Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau này.
II. CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động phức tạp, cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với từng bước đi của lịch sử. Có thhể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời:
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước:
- Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.
- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
- 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình.
- Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước
-Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới 9)
- Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
- 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
- Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.
- Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
- Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.
- Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.