Văn [Ngữ văn 9] Tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp các tác giả Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu

T

trungwewac2013

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ơi, giúp mình câu này với, mình sắp phải làm kiểm tra rồi:
- Hãy nêu một cách vắn tắt về tiểu sử của:
+ Đại thi hào Nguyễn Du
+ Nguyễn Đình Chiểu
(Mà vẫn đầy đủ các ý cần thiết)
Mong được các bạn giúp đỡ !
 
T

theworldloveless

- NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

( 1822-1888 )

Tên thường gọi là Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Thư, sau khi bị mù, có hiệu là Hối Trai, sinh ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định, sau dời về làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và mất tại đây.
Tác phẩm : Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp và nhiều bài văn tế, Nổi tiếng nhất là bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong ....
 
T

theworldloveless

Tác giả: Nguyễn Du

Nguyễn Du-Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (tức là ngày 23 tháng 11 năm Ất dậu), (vì Nguyễn Du sinh cuối năm ta Ất Dậu, đầu năm tây 1766 nên hầu hết tài liệu đều viết như ông sinh năm 1765) dưới triều Lê Cảnh Hưng; người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.

Cha là nhị giáp Tiến sĩ, Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ (Trần Thị Tần) là người vợ thứ ba, người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.

Khi Nguyễn Du lên mười thì cha chết, 13 tuổi mẹ chết. Vào năm 1778, ông phải về ở với Nguyễn Khản, con bà vợ chính thất của bố. Được vài năm, Nguyễn Du trở về Tiên Điền ở với người chú họ Tiến sĩ Nguyễn Hành.

Cũng trong năm 1778, Nguyễn Ánh nổi dậy ở miền Nam xưng là Đại nguyên soái cố gắng thu phục lại giang sơn của ông cha.

Năm 1783, Nguyễn Du (18 tuổi) thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa. Vào đời làm việc được cỡ 5 năm, vào năm 1789, sau khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh thì Nguyễn Du về quê vợ ở Thái Bình ngụ tại nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Trong thời gian này, một nhà văn thơ đàn anh của Nguyễn Du tên là Nguyễn Hữu Chỉnh phản Tây Sơn, bị tướng Tây Sơn là Vũ văn Nhậm cho xé xác phơi thây ở bốn cửa thành. Biến cố này đã lưu lại trong Nguyễn Du những dao động mạnh và có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của Nguyễn Du.

Tập thơ chữ Hán Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài làm trong giai đoạn 1786-1804, phần Mười năm gió bụi - 1786-1795, làm trong thời gian ông số ng ở Thái Bình, gồm 27 bài thơ (theo một số tài liệu) là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du. Sau đó là 6 năm ông trở lại nhà sống dưới chân núi Hồng lĩnh, và hai năm làm Tri huyện ở Bắc Hà.

Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng. "Có thể" Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này. Năm nay Nguyễn Du đúng 30 tuổi. "Trải qua một cuộc biển dâu". (Một biển dâu = 30 năm).

Năm 1797: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.

Trải qua mười năm gió bụi ở Quỳnh Hải, 5 năm nghèo túng ở Hồng Lĩnh, không hợp tác với Tây Sơn, giữ vai Hồng Sơn liệp hộ (thợ săn) hay Nam Hải điếu đề (kẻ chài), đạm bạc rau dưa, Nguyễn Du như vẫn còn chờ thời.

Năm 1801: Nguyễn Ánh hạ thành Huế, qua năm sau 1802 lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, hạ thành Thăng Long thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng đế niên hiệu Gia Long, xuống chiếu mời các cựu thần nhà Lê trở lại làm quan. Nguyễn Du bắt đầu làm quan từ năm đó (1802).

Năm 1805: Vua Gia Long vời Nguyễn Du vào Phú Xuân thăng chức Đông Các điện học sĩ, ban tước Du Đức Hầu, "có thể" cùng năm này Nguyễn Du đã hoàn thành tác phẩm Truyện Kiều.

Năm 1813: Nguyễn Du được thăng Cần chánh đại học sĩ, đồng thời được cử làm Chánh sứ sang Tầu.

Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.

Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''

Nguyễn Du ra làm quan mà vẫn chán nản buồn rầu, chức lớn, nhưng Nguyễn Du vẫn không có hào hứng trong nhiệm vụ, ba lần xin về hưu, sáng tác nhiều bài thơ đầy chán nản, than thở. Phải chăng những biến cố lịch sử trong thời gian này đã làm cho Nguyên Du trở nên yếm thế?

Năm 1820: Vua Gia Long băng hà, Vua Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820, hưởng thọ 54 tuổi.

Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì.''

Tác phẩm tiêu biểu: ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu, Thác Lời Trai Phường Nón bằng chữ Nôm, và ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung Tạp Ngâm và Bắc Hành Tạp Lục.
__________________
I. VÀI NÉT VỀ DÒNG DÕI NGUYỄN TRÃI:
- Về dòng họ nội của Nguyễn Trãi, đến nay, chưa biết rõ lắm. Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ đời Nguyễn Phi Khanh trở xuống. Có nhiều nguyên nhân ẩn giấu gốc tích của họ Nguyễn ở làng Nhị Khê nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là vụ án Lệ Chi viên, vụ án chính trị thảm khốc giết chết toàn gia tộc Nguyễn Trãi.
Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế Ðế, sau được Hồ Quý Ly trọng dụng.
Riêng Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) lại gặp nhiều trắc trở trên đường công danh, sự nghiệp. Ông rất thông minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không được nhà Trần tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ kiêm Tư nghiệp quốc tử giám.
Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối đời, ông chết ở Yên Kinh (TQ )
- Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng hoàng tộc (Cháu 4 đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải), tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời Trần Nghệ Tông nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất năm 1390.
- Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau này.
II. CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động phức tạp, cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với từng bước đi của lịch sử. Có thhể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời:
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước:
- Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.
- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
- 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình.
- Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước
-Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới 9)
- Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
- 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
- Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.
- Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.
- Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.
- Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.
 

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
Nguyễn Ðình Chiểu là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tên tuổi ông là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ văn ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước ta.

Nguyễn Ðình Chiểu sinh ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương phủ Tân Bình, Gia Ðịnh và mất ngày 3-7-1888 tại Ba Tri, Bến Tre.

Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hải hùng đã tác động đến nhận thức của ông.

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm con quan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy loạn, trả thù, chém giết. Lớn lên, bị bệnh mù mắt, bị gia đình giàu có bội ước, công danh dang dở. Mặc dù cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều bất hạnh nhưng lúc nào ông cũng gắn bó với nhân dân. Tuy sống trong cảnh mù lòa nhưng Nguyễn Ðình Chiểu đã tiến thân thành danh bằng con đường hành đạo của mình. Ông đã mở lớp dạy học, viết văn và hốt thuốc chữa bệnh cho dân. Lúc nào ông cũng quan tâm lo lắng cho chiến sự. Ở đâu ông cũng làm cùng một lúc ba nhiệm vụ của ba người tri thức để cứu dân, giúp đời.

Nguyễn Ðình Chiểu có nhiều nghị lực và phẩm chất, phải có nghị lực phi thường và khí phách cứng cỏi thì Nguyễn Ðình Chiểu mới vượt qua những bất hạnh của cá nhân và thời cuộc để đứng vững trước cơn binh lửa hãi hùng của lịch sử mà không sờn lòng, nản chí. Nguyễn Ðình Chiểu là hiện thân của nhiều phẩm chất cao đẹp làm người. Trong ứng xử cà nhân, Ðồ Chiểu là tấm gương sáng về đạo hiếu nghĩa nhân từ. Tất cả cô đúc lại thành khí tiết của nhà nho yêu nước Việt Nam tiêu biểu cho giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Ðùnh Chiểu. Sự nghiệp của ông còn lớn hơn nhiều. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng. Nhưng văn chương của ông đồ sộ đủ đứng thành sự nghiệp riêng.

Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm. Căn cứ vào nội dung có thể chia ra thành hai thời kỳ sáng tác:

-Trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ: Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm đầu tay, có tính chất tự truyện.

- Pháp xâm lược Nam Kỳ :

+ Tác phẩm Dương Từ-Hà Mậu có ý kiến cho rằng tác phẩm được viết trước khi Pháp xâm lược cũng có ý kiến ngược lại, mục đích của tác giả là dạy đạo Khổng cho học trò và sau này được sửa lại cho phù hợp với tình hình.

+ Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp chủ yếu nói về các phương thuốc và nghề làm thuốc nhưng tràn đầy tinh thần yêu nước.

+ Các bài thơ Ðường luật, các bài hịch, văn tế… tiêu biểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Ðịnh(1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng(1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh(1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột chưa xác định thời điểm sáng tác.

Với những tác phẩm nổi tiếng của mình, Nguyễn Ðình Chiểu trở thành người có uy tín lớn. Bọn thực dân nhiều lần tìm cách mua chuộc ông nhưng ông vẫn một mực từ chối các ân tứ. (Có nhiều giai đoạn về thái độ bất hợp tác của Nguyễn Ðình Chiểu với kẻ thù).

Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ mù Nam Bộ là một bài học lớn về lòng yêu nước, về việc sử dụng ngòi bút như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Tấm gương Nguyễn Ðình Chiểu theo thời gian vẫn không mờ đi chút nào.




nguồn : internet
 

Do Thi Thu Huong

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
227
66
154
Các bạn ơi, giúp mình câu này với, mình sắp phải làm kiểm tra rồi:
- Hãy nêu một cách vắn tắt về tiểu sử của:
+ Đại thi hào Nguyễn Du
+ Nguyễn Đình Chiểu
(Mà vẫn đầy đủ các ý cần thiết)
Mong được các bạn giúp đỡ !
+
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.
Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

+
- NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

( 1822-1888 )

Tên thường gọi là Đồ Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Thư, sau khi bị mù, có hiệu là Hối Trai, sinh ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định, sau dời về làng An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và mất tại đây.
Tác phẩm : Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp và nhiều bài văn tế, Nổi tiếng nhất là bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc và Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong ....
 

Bạch Dương Cô bé

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
30
13
21
21
Hà Nội
THCS
đây nè bạn!!!
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc.Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội đạp thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuán, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim - Kiều tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy. Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt. Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lên án xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại, bọn buôn thịt bán người,...Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người...Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch. Trong ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bá( học, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ. thành ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt mà, mẫu mực. Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.
hãy like cho mk nếu có ích! thanks;););)
 

Bạch Dương Cô bé

Học sinh
Thành viên
13 Tháng tư 2017
30
13
21
21
Hà Nội
THCS
bạn nào tốt bụng viết đoạn văn phân tích cho mk
- hình ảnh quang trung vs 5 p/c
- 4 câu cuối "chị em thúy kiều"
hứa sẽ đền ơn đáp nghĩa :D:D:D
 

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
22
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Các bạn ơi, giúp mình câu này với, mình sắp phải làm kiểm tra rồi:
- Hãy nêu một cách vắn tắt về tiểu sử của:
+ Đại thi hào Nguyễn Du
+ Nguyễn Đình Chiểu
(Mà vẫn đầy đủ các ý cần thiết)
Mong được các bạn giúp đỡ !
Nguyễn Du thì : Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ: Tố Như; hiệu Thanh Hiên
Quê hương:
Quê cha : Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Quê mẹ: Kinh Bắc hào hoa
Sinh tại kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến
Nguyễn Du – con người hội tụ tinh hoa của những vùng văn hóa lớn.

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888) Là một nhà thơ lớn của dân tộc. Sinh ra ở quê mẹ là làng Tân Thới, tỉnh Gia Định ( nay là TP HCM). Ông thi đỗ tú tài năm 21t. 6 năm sau, ông bị mù. không đầu hàng số phận, ông về quê dạy học và bốc thuốc. khi Nam Kì rơi vào tay bọn thực dân, Nguyễn Đình Chiểu về sống tại bế tre. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như : Dương Từ - Cần Mậu, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc...
 
Top Bottom