[Ngữ văn 8] Hỏi xoáy - đáp xoay

N

nhoc_bettyberry

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Văn 8] Hỏi xoáy đáp xoay

Alo, zông xê ố... :khi (97):

Xin chào giáo sư Cù Trọng Xoay!!! :khi (114):

Hôm nay, giáo sư đến đây và hứa sẽ giải đáp thắc mắc cho tất cả các bạn trong box văn 8. :khi (116):

Ai có những câu hỏi "hóc búa" mau mau đóng góp nào!!! :khi (127):

Cùng thực hiện một buổi hẹn trực tiếp với giáo sư Cù Trọng Xoay! :khi (189):

Năng nổ lên nào, các Trần xoáy!! :khi (17):
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_bettyberry

Các bạn ơi, chúng ta đang hỏi về vấn đề liên quan đến Văn 8 các bạn à, đừng hỏi những câu như thế chứ! Mà nếu muốn hỏi thế sao các bạn ko vào mục thư giãn ý?
 
T

thuyhoa17

Giáo sư cho cháu hỏi vì sao ông Đôn Ki-hô-tê lại đi đánh nhau với cối xay gió?

;))
 
N

nhoc_bettyberry

Giáo sư Cù Trong Xoay trả lời rằng: Do Đôn Ki-hô-tê tưởng cối xay gió là những tên khủng lồ ghê gớm, xấu xa. Lão cho rằng đây là vận may để lão có thể trở nên nổi tiếng và sự nghiệp của lão sẽ đc tốt đẹp :D
 
T

thuyhoa17

Vậy tại sao Đôn Ki-hô-tê lại tưởng những cối xay gió đó là những tên khổng lồ ghê gớm?

^^
 
K

kiss.baby97

giáo sư cho muội hỏi vì sao chị Dậu phải nộp tiền sưu cho chồng và em chú? :))
 
T

thuyhoa17

giáo sư cho muội hỏi vì sao chị Dậu phải nộp tiền sưu cho chồng và em chú? :))
Sưu người ta bắt nộp thì phải nộp chứ.
Trốn sao được. :D

- Sưu cho chồng là bắt buộc.
- Còn sưu cho người em trai mặc dù đã chết nhưng với gian manh của bọn Lý trưởng, biện cớ thời gian chết vẫn trong thời hạn nộp mà bắt chị phải nộp thêm cả sưu của người em trai.

=> cái xã hội người chèn ép người, dùng quyền lực để dìm người khác đến cảnh khó khăn và lấy lợi về cho mình.
 
N

nhoc_bettyberry

Ka, thế cho em làm Trần Xoáy chút đc k nhỉ :))
Thưa giáo sư Cù Trọng Xoay, tại sao ông Giuốc-đanh lại muốn mặc lễ phục cho thật sang trọng ạ? ;))
 
T

thuyhoa17

tại sao ông Giuốc-đanh lại muốn mặc lễ phục cho thật sang trọng ạ?

Trưởng giả học làm sang.

Ngu d.ốt nhưng lại cố tình muốn trở thành một kẻ có học thức, quý tộc. Ông ta nghĩ rằng những bộ trang phục đẹp, sang trọng ấy có thể làm cho "cái mặt ông ta đẹp đẽ hơn" . Nhưng thực ra là đã bị đưa ra làm trò hề mà ko hề hay biết.

p/s: hỏi tiếp tiếp ;))
 
H

hongnhung.97

Thưa giáo sư Cù Trọng Xoay, cho Trần Xoáy hỏi 1 câu nhỏ ah: Vợ của ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc" là con người như thế nào?
 
T

thuyhoa17

Thưa giáo sư Cù Trọng Xoay, cho Trần Xoáy hỏi 1 câu nhỏ ah: Vợ của ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc" là con người như thế nào?
Là một người phụ nữ bình thường như những ngừoi phụ nữ khác.
Một con người với những lo toan cho chồng cho con, cho cuộc sống gia đình. Đôi khi những bận rộn tẹp nhẹp của cuộc sống khó khăn khiến cho người phụ nữ ấy lạc mất tình thương, nhưng bản chất bên trong của người phụ nữ đó vẫn là một con người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh.

Như câu mà ông giáo đã nói trong "Lão Hạc":
" Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."
 
O

ooookuroba

Thưa GS. Cù Trọng Xoay, cho cháu hỏi, vì sao Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại chọn cái chết một cách vật vã như vậy ạ? (thiếu gì cách chết: Treo cổ, uống thuốc xịt rầy, thuốc ngủ, nhảy lầu,...).

Hic. Câu hỏi này đến nay đã chất chứa trong lòng đến 2 năm rồi mà chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng.

Mong GS. "gỡ rối" giúp cháu ạ.

Thanks GS rất nhiều. (Slap slap slap)


:M037:
 
T

thuyhoa17

Thưa GS. Cù Trọng Xoay, cho cháu hỏi, vì sao Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại chọn cái chết một cách vật vã như vậy ạ? (thiếu gì cách chết: Treo cổ, uống thuốc xịt rầy, thuốc ngủ, nhảy lầu,...).

Hic. Câu hỏi này đến nay đã chất chứa trong lòng đến 2 năm rồi mà chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng.

Mong GS. "gỡ rối" giúp cháu ạ.

Thanks GS rất nhiều. (Slap slap slap)


:M037:
Lão Hạc chọn cách chết bằng việc dùng "bã chó" .

Trước đó lão đã ăn năn, hối hận lắm sau khi bán đi con chó Vàng, là con chó như người bạn của ông khi phải sống một mình. Đồng thời, nó cũng như một người tâm sự để ông với nỗi nhớ con trai. Lão miêu tả ánh mắt con chó nhìn ông khi ông bán nó đi, như một sự uất ức, thầm trách "ông lão này tệ quá".

Rồi sau đó ông chọn cách chết bằng bã chó, nó vật vã, cũng tương tự như cảnh tượng mà ông chứng kiến cậu Vàng bị kẹp lại đem bán - cũng vật vã như thế.
Lão Hạc chọn cách chết vật vã cũng như một sự nuối tiếc và tạ lỗi với con chó Vàng - người bạn giúp ông vơi nỗi nhớ con trai.

p/s: Cháu hỏi gì nữa ko nhỉ ;;)
 
G

ga_cha_pon9x

Ráo xư cho em hỏi:vì sao mà ông Giuốc Đanh lại muốn trở thành quý tộc ạ .
 
L

luongxuanphong

Thưa giaó sư : Em cũng xin hỏi 1 câu nhỏ:
Giáo sư có thể cho em biết 1 bài thơ của chủ tịch HỒ CHÍ MINH trong tập nhật kí trong tù thể hiện tinh thân ung dung phong thái lạc quan yêu đời của nhà thơ?
 
T

thuyhoa17

ga_cha_pon9x >>> Ráo xư cho em hỏi:vì sao mà ông Giuốc Đanh lại muốn trở thành quý tộc ạ .

\Rightarrow Xã hội đương thời, con người ta luôn muốn vươn tới một cái danh nghĩa, danh hiệu cho bản thân mình - quý tộc.

Ông Giuốc đanh là một người có của từ cha mẹ để lại, một tài sản như thế đủ để có thể nâng ông lên thành quý tộc nếu như ông biết cách ứng xử và ăn mặc như 1 quý tộc.

Giống như chúng ta hiện nay thôi, luôn muốn vươn đến 1 thành công, có 1 chức vụ gì đó trg học tập, trg xã hội.

:)

p/s: "Giáo" chứ ko phải "Ráo" em nhé ^^



luongxuanphong >>>Thưa giaó sư : Em cũng xin hỏi 1 câu nhỏ:
Giáo sư có thể cho em biết 1 bài thơ của chủ tịch HỒ CHÍ MINH trong tập nhật kí trong tù thể hiện tinh thân ung dung phong thái lạc quan yêu đời của nhà thơ?


\Rightarrow Tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh có nhiều ý nghĩa thê rhiện tư tưởng của nhà thơ, và trong đó có 1 nội dung là thể hiện "một bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh", một trong những điều thể hiện trong "bức chân dung tự họa" ấy đó là "một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, ... , rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên,...

Chính điều đó khiến cho những bài thơ trogn tập "Nhật kí trong tù" của Bác đều phảng phất một tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung, yêu đời. :)

Như bài: Ngắm trăng, Học đánh cờ, Tự khuyên mình, Chiều tối, Nghe tiếng giã gạo,...


:)
 
N

nhoc_bettyberry

Giáo sư có thể cho em biết 1 bài thơ của chủ tịch HỒ CHÍ MINH trong tập nhật kí trong tù thể hiện tinh thân ung dung phong thái lạc quan yêu đời của nhà thơ?
Nhiều lắm bạn ạ.
Và cơ hồ tất cả các bài thơ thơ của chủ tịch HỒ CHÍ MINH trong tập nhật kí trong tù đều thể hiện tinh thân ung dung phong thái lạc quan yêu đời của Người.
Chúng ta sẽ đc học rất nhiều tác phẩm như thế. Ngắm trăng ở chương trình Ngữ Văn 8 chẳng hạn :D.
 
G

ga_cha_pon9x

Thêm câu nữa giáo sư nhá:Vì sao Xan-chô Pan-xa lại đi theo /đôn-ki-hô-tê trong khi đôn chỉ là 1 kẻ hoang tưởng .
 
T

thuyhoa17

Thêm câu nữa giáo sư nhá:Vì sao Xan-chô Pan-xa lại đi theo /đôn-ki-hô-tê trong khi đôn chỉ là 1 kẻ hoang tưởng .

>>> Xan-chô Pan-xa đi theo Đôn Ki-hô-tê: Nếu như em đọc hết bộ tiểu thuyết "Đôn Ki-hô-tê" của Xéc-van-téc thì sẽ hiểu được vì sao :). Nhưng vì chương trình trong Ngữ văn 8 chỉ đề cập đến 1 đoạn....

Xan-chô nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê vì 1 món tiền mà Đôn Ki-hô-tê hứa là sẽ trả cho Xan-chô khi trở thành Hiệp sĩ, còn nữa là hứa sẽ cho Xan-chô làm ông chủ 1 hòn đảo nhỏ sau khi Đôn Ki-hô-tê lập được 1 chiến công nào đó (chiếm được 1 hòn đảo, sẽ cho Xan-chô cai quản.) :)

Kèm theo Đôn Ki-hô-tê là một nhà quý tộc nghèo, mà đã là quý tộc thì ít nhất cũng phải có tiền, đi theo ông thì Xan-chô sẽ có thể có đủ cái ăn cái mặc. Và vì hiện giờ Xan-chô là 1 người nghèo, gia đình vất vả, nuôi nhiều miệng ăn. Đi theo Đôn Ki-hô-tê cũng là một cách làm ăn. :)

p/s: Sao ko ai thanks "giáo sư" hết nhẩy :-\"
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Thưa GS. Cù Trọng Xoay, cho cháu hỏi 1 câu nữa :D

Có người cho rằng "Nam Cao thường hay viết về cái chết. Nhưng đó là những cái chết đòi được sống".

Đề minh chứng cho ý kiến trên, cháu dùng 1 số tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no (chủ yếu là về đề tài người nông dân trong sáng tác của Nam Cao)

- Ở Chí Phèo thì đã thấy rõ là cái chết của Chí đòi quyền sống và có thể dễ dàng phân tích nó.

- Nhưng ở Lão Hạc, ở cuối tác phẩm, lão chết. Vậy lão chết, và lão đòi quyền sống như thế nào ạ? Phân tích ở chi tiết nào để làm rõ cho nhận định trên?


Cháu xin cảm tạ GS. bằng cách cho GS. một :M052: (theo nghĩa bóng ;)) )
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom