[Ngữ văn 8] Cô bé bán diêm

L

lolemtinhnghich_116

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 1:chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en, người bà, 2 bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong đó các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thần túy chỉ là mộng tưởng???
CÂU 2:phát biểu những cảm nghĩ của em về chuyện cô é bán diêm nói chung và đoạn kết của chuyện nói riêng/
CÂU 3: hãy xác định 3 phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm là phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ 2( phần trọng tâm) thành những phần nhỏ hơn????
CÂU 4: qua phần đầu, chúng ta biết được gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian không gian xảy ra câu chuyện ??? Liệt kê những hình ảnh tương phản( đối lập, đặt gần nhau, làm nỗi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nổi khổ cực của cô bé.

làm giùm mình vói. mai mình phải học rùi. các bạn làm được câu nào hay câu ấy. cảm ơn nhìu nha.:D
 
L

lan_phuong_000

1.
- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng
"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
2. Cái này em có thể tự làm :)
3. Bố cục:
Phần 1: gia cảnh
Phần 2: Những lần quẹt diêm
Phần 3: cái chết thương tâm của em
*căn cứ vào số lần quẹt diêm để chia làm 5 đoạn nhỏ
4.
- Gia cảnh: Mẹ và bà đã mất, phải sống với người bố tàn nhẫn trong căn nhà giột nát, thiếu thốn. Em bị bắt phải đi bán diêm để lo cho cuộc sống của gia đình.
- Hình ảnh tương phản:
+ Căn nhà trước đây xinh xắn/ Cái xó tối tăm, một cái gác sát mái.
+ Trời đông giá rét, tuyết rơi/ Cô bé đầu trần chân đất.
+ Trong phố sực nức mùi ngỗng quay/ Cô bé bụng đói.
+ Trong nhà sáng rực ánh đèn/ Ngoài trời tối đen như mực.

 
C

chitandpi

1.
- Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng
"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
2. Cái này em có thể tự làm :)
3. Bố cục:
Phần 1: gia cảnh
Phần 2: Những lần quẹt diêm
Phần 3: cái chết thương tâm của em
*căn cứ vào số lần quẹt diêm để chia làm 5 đoạn nhỏ
4.
- Gia cảnh: Mẹ và bà đã mất, phải sống với người bố tàn nhẫn trong căn nhà giột nát, thiếu thốn. Em bị bắt phải đi bán diêm để lo cho cuộc sống của gia đình.
- Hình ảnh tương phản:
+ Căn nhà trước đây xinh xắn/ Cái xó tối tăm, một cái gác sát mái.
+ Trời đông giá rét, tuyết rơi/ Cô bé đầu trần chân đất.
+ Trong phố sực nức mùi ngỗng quay/ Cô bé bụng đói.
+ Trong nhà sáng rực ánh đèn/ Ngoài trời tối đen như mực.


phan 2 nen ghi la nhung mong tuong va thuc te thi phu hop hon
 
Top Bottom