Văn [Ngữ văn 11] Nghị luận xã hội

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy giúp mình viết một bài văn nghị luận xã hội về đề như sau:
"Khi bàn về người tử tế, hầu hết các ý kiến cho rằng " Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp, có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay". Nhưng không ít ý kiến cho rằng: " Đó chỉ là sự giả tạo hình thức" và nghi ngờ lòng tốt của người tử tế. Viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về người tử tế trong các ý kiến trên"
@hanh2002123 @p3nh0ctapy3u (tag giúp mình thêm các bạn làm BQT Văn nhé) và các bạn hãy cùng giúp mình nhé, đề này hơi khó ạ

@p3nh0ctapy3u Vào làm giúp em với chị ơi :D :D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
-Nêu được vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hôm nay
- Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến 1: Phẩm cách người tử tế: Người tốt- Sống đẹp là thước đo đánh giá, chuẩn mực về người tử tế
+ Ý kiến 2: Cái nhìn quan ngại về lòng tốt con người, người tử tế với cái mác "giả tạo" ~> Phủ nhận về lòng tốt con người ( giả tạo hình thức : Sự dối trá, không xuất phát từ tâm)
~> Đánh giá chung: Hai ý kiến bàn luận trái chiều về người tử tế
- Bàn luận đi kèm chứng minh:
+ Ý kiến 1: Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người("có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay") -> con đường tự hoàn thiện bản thân về nhân phẩm , đạo đức, giúp con người có mục tiêu phấn đấu, niềm tin hi vọng vào cuộc sống vẫn còn lòng tốt, sự yêu thương giữa con người với con người
+ Ý kiến 2: Cái nhìn tiêu cực về lòng tốt, mất niềm tin vào lòng tốt con người,nó không mang sự chân thành, xuất phát từ trái tim mà chỉ gán mác bề ngoài.Vì sao lại như vậy?(Bởi lẽ, thực trạng hiện nay nhiều người lợi dụng niềm tin mà sống với lòng tốt giả tạo nhằm vụ lợi cá nhân, làm đẹp cho chính bản thân mình....)
- Đánh giá chung: Hai ý kiến tưởng chừng trái chiều nhau lại bổ sung, hoàn thiện nhau về cái nhìn "người tử tế" .Vì sao?
- Mở rộng:
+ Lòng tốt cần phải xuất phát từ chân tâm thật ý.
+ Nêu cao những tấm gương ngời sáng về lối sống đẹp, tình thương yêu giữa con người với con người...
+ Cần phê phán những người lợi dụng lòng tốt ....
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người cần phải có cái nhìn toàn diện để tránh lẫn tạp giữa lòng tốt và cái mác "giả tạo hình thức", không nên nhìn đời bằng con mắt bi quan, cô độc hoặc cuộc sống trải thảm đỏ, toàn màu hồng để tránh bị lợi dụng...
- Khẳng định lại vấn đề
 

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
-Nêu được vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hôm nay
- Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến 1: Phẩm cách người tử tế: Người tốt- Sống đẹp là thước đo đánh giá, chuẩn mực về người tử tế
+ Ý kiến 2: Cái nhìn quan ngại về lòng tốt con người, người tử tế với cái mác "giả tạo" ~> Phủ nhận về lòng tốt con người ( giả tạo hình thức : Sự dối trá, không xuất phát từ tâm)
~> Đánh giá chung: Hai ý kiến bàn luận trái chiều về người tử tế
- Bàn luận đi kèm chứng minh:
+ Ý kiến 1: Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người("có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay") -> con đường tự hoàn thiện bản thân về nhân phẩm , đạo đức, giúp con người có mục tiêu phấn đấu, niềm tin hi vọng vào cuộc sống vẫn còn lòng tốt, sự yêu thương giữa con người với con người
+ Ý kiến 2: Cái nhìn tiêu cực về lòng tốt, mất niềm tin vào lòng tốt con người,nó không mang sự chân thành, xuất phát từ trái tim mà chỉ gán mác bề ngoài.Vì sao lại như vậy?(Bởi lẽ, thực trạng hiện nay nhiều người lợi dụng niềm tin mà sống với lòng tốt giả tạo nhằm vụ lợi cá nhân, làm đẹp cho chính bản thân mình....)
- Đánh giá chung: Hai ý kiến tưởng chừng trái chiều nhau lại bổ sung, hoàn thiện nhau về cái nhìn "người tử tế" .Vì sao?
- Mở rộng:
+ Lòng tốt cần phải xuất phát từ chân tâm thật ý.
+ Nêu cao những tấm gương ngời sáng về lối sống đẹp, tình thương yêu giữa con người với con người...
+ Cần phê phán những người lợi dụng lòng tốt ....
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người cần phải có cái nhìn toàn diện để tránh lẫn tạp giữa lòng tốt và cái mác "giả tạo hình thức", không nên nhìn đời bằng con mắt bi quan, cô độc hoặc cuộc sống trải thảm đỏ, toàn màu hồng để tránh bị lợi dụng...
- Khẳng định lại vấn đề
Chị ơi, chị có thể cho em một vài dẫn chứng của cả 2 ý kiến được không ạ? Đặc biệt là ý kiến 2, em thấy khó tìm dẫn chứng quá
"Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người", em chưa hiểu ý chị ở câu này, đặc biệt là vế sau, "nó" là cái gì ạ??
Em cảm ơn chị ạ
 
  • Like
Reactions: Ocmaxcute

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
- Thứ nhất :" Nó" ở đây là lòng tốt em nhé
- Thứ hai : "Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người" So với ý kiến thứ hai, có cái nhìn đầy tiêu cực, phủ nhận lòng tốt của con người , người tử tế với lòng tốt lại được coi thành "giả tạo hình thức" thứ nhất em có thấy cái nhìn tiêu cực đó không?Hay ý kiến này vẫn mang màu sắc hi vọng, lạc quan về sự tử tế trong cuộc sống hiện nay?Và vế đầu mình gọi tạm là định nghĩa người tử tế là gì?( là người tốt và là người có lối sống đẹp) vế sau có câu"có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay" thì việc người tốt, lòng tốt có phải làm thước đo không?
- Thứ ba: Về mặt dẫn chứng , có rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho người tốt việc tốt, dù chỉ là việc nhỏ thường ngày cho đến việc lớn lao
+ Ý kiến 1: Có thể lấy ví dụ về bắt cướp giúp người bị giật đồ, giúp bà cụ qua đường, quyên góp từ thiện, giúp miền Trung qua cơn bão lũ triền miên(MC Phan Anh) , hay chỉ là sửa xe miễn phí trong ngày mưa bão, các tổ chức cưu mang trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ ỏ quê em cũng được...em tìm trên báo có rất nhiều
+ Ý kiến 2: Nhiều người lợi dụng mác "lòng tốt" nhằm lừa lọc nên nhiều người nghi ngại về lòng tốt trong cuộc sống hiện nay.hay các tổ chức lấy danh nghĩa làm từ thiện để lừa lọc tiền bạc của nhân dân ( ví dụ vụ việc của hoa hậu Đặng Thu Thảo bị mạo danh kêu gọi các tổ chức , cá nhân đóng góp tiền hoạt động từ thiện)
 

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
-Nêu được vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hôm nay
- Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến 1: Phẩm cách người tử tế: Người tốt- Sống đẹp là thước đo đánh giá, chuẩn mực về người tử tế
+ Ý kiến 2: Cái nhìn quan ngại về lòng tốt con người, người tử tế với cái mác "giả tạo" ~> Phủ nhận về lòng tốt con người ( giả tạo hình thức : Sự dối trá, không xuất phát từ tâm)
~> Đánh giá chung: Hai ý kiến bàn luận trái chiều về người tử tế
- Bàn luận đi kèm chứng minh:
+ Ý kiến 1: Mang chiều hướng lạc quan về lòng tốt của con người, nó là tiêu chí đánh giá nhân phẩm con người("có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay") -> con đường tự hoàn thiện bản thân về nhân phẩm , đạo đức, giúp con người có mục tiêu phấn đấu, niềm tin hi vọng vào cuộc sống vẫn còn lòng tốt, sự yêu thương giữa con người với con người
+ Ý kiến 2: Cái nhìn tiêu cực về lòng tốt, mất niềm tin vào lòng tốt con người,nó không mang sự chân thành, xuất phát từ trái tim mà chỉ gán mác bề ngoài.Vì sao lại như vậy?(Bởi lẽ, thực trạng hiện nay nhiều người lợi dụng niềm tin mà sống với lòng tốt giả tạo nhằm vụ lợi cá nhân, làm đẹp cho chính bản thân mình....)
- Đánh giá chung: Hai ý kiến tưởng chừng trái chiều nhau lại bổ sung, hoàn thiện nhau về cái nhìn "người tử tế" .Vì sao?
- Mở rộng:
+ Lòng tốt cần phải xuất phát từ chân tâm thật ý.
+ Nêu cao những tấm gương ngời sáng về lối sống đẹp, tình thương yêu giữa con người với con người...
+ Cần phê phán những người lợi dụng lòng tốt ....
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, mỗi người cần phải có cái nhìn toàn diện để tránh lẫn tạp giữa lòng tốt và cái mác "giả tạo hình thức", không nên nhìn đời bằng con mắt bi quan, cô độc hoặc cuộc sống trải thảm đỏ, toàn màu hồng để tránh bị lợi dụng...
- Khẳng định lại vấn đề
Chị ơi, phần bình luận ấy em đã hiểu hết rồi giờ còn cách hành văn sao cho chính xác thôi. Phần bình luận này có 2 ý kiến mà em không biết viết làm sao cho thật hợp lí và xuôi cả. Sau đoạn giải thích em định viết như sau: " Quả thật vậy, ý kiến thứ nhất..." nhưng mà em thấy cách viết này không hợp lí và ổn cho lắm. Chị có thể giúp em viết mẫu một đoạn bình luận về ý kiến thứ nhất được không ạ. Em muốn đọc thử 1 đoạn văn hoàn chỉnh và hay nó như thế nào để từ đó tham khảo và áp dụng ạ
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Phần bình luận này có 2 ý kiến mà em không biết viết làm sao cho thật hợp lí và xuôi cả. Sau đoạn giải thích em định viết như sau: " Quả thật vậy, ý kiến thứ nhất..."
Khi viết "Quả thật vậy, ý kiến thứ nhất..." nghe có vẻ không được uyển chuyển cho lắm khi chuyển đoạn em nhỉ ^^
Việc bình luận hai ý kiến ta có thể tách từng ý bàn luận rồi đặt trên bàn so sánh với cách viết này, ưu thế là rõ ràng từng ý, dễ nhận thấy luận điểm luận cứ nhưng nếu không khéo dễ lặp ý hoặc có thể bàn luận song song trong sự đối lập, cách này thì hơi gay vì không khéo sẽ không thoát hết ý được, dễ lặp đi lặp lại
Về việc bàn luận,ý kiến thứ nhất em giải thích vì sao lòng tốt là thước đo đánh giá phẩm chất, là mục tiêu hướng đến trong hoàn thiện nhân cách của mỗi người?"Người tử tế" đem đến được điều gì cho bản thân và mọi người xung quanh?
Người tử tế - mạch nguồn của sự sống, phép nhân của tình thương mến thương.Thiết nghĩ, nếu không có sợi chỉ đỏ gắn kết con người ấy, liệu trái đất có trở thành tinh cầu lạnh giá?Mang trong mình cảm quan với thế giới xung quanh, ánh nhìn lạc quan về lòng tốt vẫn còn hiện hữu như tia nắng sau ngày giông bão, vẫn phảng phất hương nồng tình người.....( Em có thể phát triển theo ý đó)
 

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
Khi viết "Quả thật vậy, ý kiến thứ nhất..." nghe có vẻ không được uyển chuyển cho lắm khi chuyển đoạn em nhỉ ^^
Việc bình luận hai ý kiến ta có thể tách từng ý bàn luận rồi đặt trên bàn so sánh với cách viết này, ưu thế là rõ ràng từng ý, dễ nhận thấy luận điểm luận cứ nhưng nếu không khéo dễ lặp ý hoặc có thể bàn luận song song trong sự đối lập, cách này thì hơi gay vì không khéo sẽ không thoát hết ý được, dễ lặp đi lặp lại
Về việc bàn luận,ý kiến thứ nhất em giải thích vì sao lòng tốt là thước đo đánh giá phẩm chất, là mục tiêu hướng đến trong hoàn thiện nhân cách của mỗi người?"Người tử tế" đem đến được điều gì cho bản thân và mọi người xung quanh?
Người tử tế - mạch nguồn của sự sống, phép nhân của tình thương mến thương.Thiết nghĩ, nếu không có sợi chỉ đỏ gắn kết con người ấy, liệu trái đất có trở thành tinh cầu lạnh giá?Mang trong mình cảm quan với thế giới xung quanh, ánh nhìn lạc quan về lòng tốt vẫn còn hiện hữu như tia nắng sau ngày giông bão, vẫn phảng phất hương nồng tình người.....( Em có thể phát triển theo ý đó)
Chị viết hay quá ạ ^^ nhưng mà chị ơi cái câu "tia nắng sau ngày giông bão", ý của chị có phải là liệu cái ý kiến, quan điểm lạc quan về người tử tế trong xã hội hiện đại là ít phải không ạ? Nhưng nếu đúng như vậy thì có vẻ là hơi lạc đề rồi bởi phần đề bài có ghi là"hầu hết các ý kiến cho rằng " Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp..." vậy thì liệu có hợp lí hay không ạ??
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Chị viết hay quá ạ ^^ nhưng mà chị ơi cái câu "tia nắng sau ngày giông bão", ý của chị có phải là liệu cái ý kiến, quan điểm lạc quan về người tử tế trong xã hội hiện đại là ít phải không ạ? Nhưng nếu đúng như vậy thì có vẻ là hơi lạc đề rồi bởi phần đề bài có ghi là"hầu hết các ý kiến cho rằng " Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp..." vậy thì liệu có hợp lí hay không ạ??
Nghe qua có vẻ như tia nắng nhỏ bé, không đủ làm bừng sáng cả khoảng trời rồi em nhỉ ^^
Đặt trong bối cảnh ngày nay, vẫn còn vế đằng sau (Nhưng không ít ý kiến cho rằng) không ít tức là vẫn còn nhiều :D đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.
Nếu không em hãy đẩy câu đó xuống phần bàn luận chung cho cả hai ý kiến khi đặt ra so sánh với cái nhìn lạc quan về người tử tế và số ý kiến cho rằng người tử tế với mác "đạo đức giả", lối sống"giả tạo hình thức".Vượt rào dư luận, cái nhìn ái ngại lòng tốt giữa dòng đời, những tấm lòng vàng vẫn luôn ngời sáng, giang rộng vòng tay giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn.
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
Nghe qua có vẻ như tia nắng nhỏ bé, không đủ làm bừng sáng cả khoảng trời rồi em nhỉ ^^
Đặt trong bối cảnh ngày nay, vẫn còn vế đằng sau (Nhưng không ít ý kiến cho rằng) không ít tức là vẫn còn nhiều :D đúng là phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.
Nếu không em hãy đẩy câu đó xuống phần bàn luận chung cho cả hai ý kiến khi đặt ra so sánh với cái nhìn lạc quan về người tử tế và số ý kiến cho rằng người tử tế với mác "đạo đức giả", lối sống"giả tạo hình thức".Vượt rào dư luận, cái nhìn ái ngại lòng tốt giữa dòng đời, những tấm lòng vàng vẫn luôn ngời sáng, giang rộng vòng tay giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn.
Chị ơi, ở phần Bình luận trên từng ý kiến ý ạ, em sẽ đưa luôn dẫn chứng ở từng ý kiến hay là từng ý kiến em cứ đưa hết lí lẽ xong phần tổng kết (chốt lại 2 vấn đề sau khi đưa hết lí lẽ về 2 ý kiến kia) em mới đưa dẫn chứng vào ạ?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Theo quan điểm cá nhân của chị , khi làm bài nên đưa lí lẽ và dẫn chứng so le nhau, (bài viết tầm 2 dẫn chứng cụ thể và 2 dẫn chứng khái quát ) sẽ chặt chẽ hơn việc cho dẫn chứng hàng loạt, sẽ gây cảm giác liệt kê .
 

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
Theo quan điểm cá nhân của chị , khi làm bài nên đưa lí lẽ và dẫn chứng so le nhau, (bài viết tầm 2 dẫn chứng cụ thể và 2 dẫn chứng khái quát ) sẽ chặt chẽ hơn việc cho dẫn chứng hàng loạt, sẽ gây cảm giác liệt kê .
Ý của chị tức là em nên nêu dẫn chứng trong phần Tổng kết 2 ý kiến đúng không ạ?
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Ý của chị tức là em nên nêu dẫn chứng trong phần Tổng kết 2 ý kiến đúng không ạ?
Ý của chị: Bàn về ý kiến 1 thì cho 1 dẫn chứng cụ thể và đính kèm 1 dẫn chứng khái quát , bàn ý kiến 2 thì cho 1 dẫn chứng cụ thể và kèm 1 dẫn chứng khái quát
Theo cách hiểu của em thì dẫn chứng hàng loạt dưới ý tổng kết thì liệt kê rồi mà em ^^
 

vuhoangnam2001

Cây bút được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng một 2014
739
991
264
23
Phú Thọ
Ý của chị: Bàn về ý kiến 1 thì cho 1 dẫn chứng cụ thể và đính kèm 1 dẫn chứng khái quát , bàn ý kiến 2 thì cho 1 dẫn chứng cụ thể và kèm 1 dẫn chứng khái quát
Theo cách hiểu của em thì dẫn chứng hàng loạt dưới ý tổng kết thì liệt kê rồi mà em ^^
Chị ơi, em có gửi một bài demo vào ib của chị rồi ạ, chị đọc và sửa giúp em luôn nhé
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Dẫn dắt: “Người từ tế” có lẽ không phải là khái niệm xa lạ với chúng ta khi nói về những con người có tấm lòng nhân ái, bao dung, có cách đối nhân xử thế phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, luôn cống hiến hết mình cho xã hội. Trải qua sự băng hoại của thời gian, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, có lẽ mọi thứ đều thay đổi, dù là tích cực hay tiêu cực. Khái niệm này cũng thế. Khi bàn về người tử tế, hầu hết các ý kiến cho rằng " Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp, có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay". Nhưng không ít ý kiến cho rằng: " Đó chỉ là sự giả tạo hình thức" và nghi ngờ lòng tốt của người tử tế.
Bàn luận:
>>> Giải thích:
Ý kiến 1: Ý kiến theo chiều hướng tích cực về “người tử tế”, là người hoàn hảo trong mọi thời đại bởi họ hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp nhất, Lòng nhân ái có, lòng tự trọng có, sự khéo léo, lịch thiệp với mọi người xung quanh có.
Ý kiến 2: Ý kiến theo hướng tiêu cực về “người tử tế”. Họ nghĩ rằng sự “tử tế” ấy là giả tạo, là lùa dối nhằm che mắt, lợi dụng người khác vì mục đích cá nhân của riêng mình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ. Và giờ đây, những người “tử tế” bề ngoài cũng chưa chắc là người tử tế thật lòng
=> Hai ý kiến bàn về hai chiều hướng khác nhau về “người tử tế”, nhưng đánh động lên một thực trạng khá đáng buồn rằng chúng ta không phân biệt được đâu là người tử tế thật và người tử tế giả. Người tử tế thật, nhiều khi vì thật quá mà bị người ta hiểu nhầm là có ý đồ, âm mưu hãm hại người khác.

>>> Bình luận:
- Ý kiến 1: Ý kiến này ngắn gọn và xác đáng. Người tử tế thực sự là người hoàn hảo nhất của thời đại. Nhờ có những người như vậy mà xã hội phát triển giàu mạnh, nếp sống nhân văn hơn, trong sạch hơn.
- Ý kiến 2: Cũng tương tự như ý kiến 1, ý kiến 2 khẳng định người tử tế là hình thức giả tạo là không sai. Con người ta luôn có thể thay đổi, luôn vì cái lợi ích trước mắt mà sẵn sàng giả tạo một cách khéo léo nhất có thể. Chính vì người tử tế giả này mà xã hội trì tệ, không phát triển được. Trong xã hội ấy, con người ta chỉ biết tranh giành nhau, bề ngoài thì trao lời ngon tiếng ngọt, giúp đỡ nhau nhưng thực ra lại là để che đi bản chất đểu giả của mình, rồi hãm hại nhau, chà đạp lẫn nhau.
=> Cả hai ý kiến đều đúng, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung cho nhau để hoàn thiện hơn
>>> Phân tích: nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả

Bài học nhận thức và hành động: Người ta vẫn hay nói rằng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Bởi thế, hãy sống thật, sống đúng với bản chất của mình, tốt bụng, bao dung, yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh bằng cái trái tim mình, và vì người khác chứ không phải vì mình. Tội gì phải sống giả tạo cho đau đầu, mệt óc. Để rồi một ngày chúng ta bị lộ rõ bản chất thì quá ư là xấu hổ, đúng không?
 
Top Bottom