Dẫn dắt: “Người từ tế” có lẽ không phải là khái niệm xa lạ với chúng ta khi nói về những con người có tấm lòng nhân ái, bao dung, có cách đối nhân xử thế phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, luôn cống hiến hết mình cho xã hội. Trải qua sự băng hoại của thời gian, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, có lẽ mọi thứ đều thay đổi, dù là tích cực hay tiêu cực. Khái niệm này cũng thế. Khi bàn về người tử tế, hầu hết các ý kiến cho rằng " Người tử tế là người tốt và là người có lối sống đẹp, có thể coi là người hoàn hảo trong mọi thời đại và nhất là trong cuộc sống hôm nay". Nhưng không ít ý kiến cho rằng: " Đó chỉ là sự giả tạo hình thức" và nghi ngờ lòng tốt của người tử tế.
Bàn luận:
>>> Giải thích:
Ý kiến 1: Ý kiến theo chiều hướng tích cực về “người tử tế”, là người hoàn hảo trong mọi thời đại bởi họ hội tụ đầy đủ phẩm chất tốt đẹp nhất, Lòng nhân ái có, lòng tự trọng có, sự khéo léo, lịch thiệp với mọi người xung quanh có.
Ý kiến 2: Ý kiến theo hướng tiêu cực về “người tử tế”. Họ nghĩ rằng sự “tử tế” ấy là giả tạo, là lùa dối nhằm che mắt, lợi dụng người khác vì mục đích cá nhân của riêng mình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi thời gian có thể làm thay đổi mọi thứ. Và giờ đây, những người “tử tế” bề ngoài cũng chưa chắc là người tử tế thật lòng
=> Hai ý kiến bàn về hai chiều hướng khác nhau về “người tử tế”, nhưng đánh động lên một thực trạng khá đáng buồn rằng chúng ta không phân biệt được đâu là người tử tế thật và người tử tế giả. Người tử tế thật, nhiều khi vì thật quá mà bị người ta hiểu nhầm là có ý đồ, âm mưu hãm hại người khác.
>>> Bình luận:
- Ý kiến 1: Ý kiến này ngắn gọn và xác đáng. Người tử tế thực sự là người hoàn hảo nhất của thời đại. Nhờ có những người như vậy mà xã hội phát triển giàu mạnh, nếp sống nhân văn hơn, trong sạch hơn.
- Ý kiến 2: Cũng tương tự như ý kiến 1, ý kiến 2 khẳng định người tử tế là hình thức giả tạo là không sai. Con người ta luôn có thể thay đổi, luôn vì cái lợi ích trước mắt mà sẵn sàng giả tạo một cách khéo léo nhất có thể. Chính vì người tử tế giả này mà xã hội trì tệ, không phát triển được. Trong xã hội ấy, con người ta chỉ biết tranh giành nhau, bề ngoài thì trao lời ngon tiếng ngọt, giúp đỡ nhau nhưng thực ra lại là để che đi bản chất đểu giả của mình, rồi hãm hại nhau, chà đạp lẫn nhau.
=> Cả hai ý kiến đều đúng, tuy nhiên chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung cho nhau để hoàn thiện hơn
>>> Phân tích: nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả
Bài học nhận thức và hành động: Người ta vẫn hay nói rằng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Bởi thế, hãy sống thật, sống đúng với bản chất của mình, tốt bụng, bao dung, yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh bằng cái trái tim mình, và vì người khác chứ không phải vì mình. Tội gì phải sống giả tạo cho đau đầu, mệt óc. Để rồi một ngày chúng ta bị lộ rõ bản chất thì quá ư là xấu hổ, đúng không?