Em thắc mắc cái nài nữa nè, ko đúng chủ đề lắm
Em thấy nhiều thầy bảo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thach Lam khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh tình cảm cảm xúc chứ không phải ý thức. Khai thác nội tâm về mặt ý thức là như thế nào ấy ạ? có phải như Truyện Kiều Thuý Kiều ý thức về nhân phẩm của mình không ạ? Nó khác nhau thế nào ạ? còn tác phẩm nào nữa ạ? em cảm ơn nhiều nha
Một câu hỏi hay nữa nhỉ ^^!
Chị chưa nghe tới khái niệm khai thác nội tâm về mặt ý thức bao giờ.
Ta có thể tìm hiểu trước là về khái niệm "ý thức", nói rõ nó nhưu triết học thì dài dòng và khó hiểu ^^ nên nói ngắn gọn là có thể hiểu, có thể biết mình đang làm gì và sẽ làm gì, nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Tuy nhiên, khi đã là một con người thì không thể không có ý thức cũng như không thể không có tình cảm cảm xúc được, mà ở đây, chúng ta nói rằng các tác giả khai thác ở khía cạnh nào, thì ý thức hoặc là tình cảm - cảm xúc sẽ nổi bật lên mà thôi.
Ví như Thạch Lam, khai thác nội tâm ở tình cảm - cảm xúc thì sẽ nổi bật lên ở các nhân vật của ông là cảm xúc của nhân vật, còn yếu tố ý thức thì vẫn tồn tại, tuy nhiên nó bị ẩn lấp bên dưới cảm xúc, hay nói cách khác là cảm xúc mạnh hơn ý thức.
Và ngược lại với những tác phẩm khai thác nội tâm ở khía cạnh ý thức.
Chị nghĩ có thể hiểu đơn giản với 2 cái ý thức và cảm xúc là trí óc và trái tim ^^.
Việc khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh nào thì tác giả sẽ cho nhân vật bộc lộ mình ở khía cạnh đó một cách nổi bật hơn.
cái này em có thể hỏi lại các thầy giáo để hiểu rõ hơn ^^ rồi cùng chia sẻ lại với các bạn nhé

.
Còn về các tác phẩm với cách khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh cảm xúc thì hầu hết những tác phẩm của Thạch Lam đều theo hướng đó: "hai đứa trẻ", "Dưới bóng hoàng lan", "Gió lạnh đầu mùa",...

.