[Ngữ Văn 11]Chữ người tử tù

H

hocmai.nguvan

Đề này khá là hay đấy!
Chị chưa nghe đề này bao giờ.
Theo ý kiến và cảm nhận của riêng bản thân chị thì tấm lụa trắng tinh thể hiện cuộc đời của một con người. Màu trắng thể hiện sự thanh khiết, trong sạch của tâm hồn, của thiên lương. Còn những nét chữ uốn lượn thể hiện sự tung hoành ngang dọc của một đời người.
Hi, theo suy nghĩ của chị là thế!
 
C

chieclabuon_35

và còn là vật gắn bó, thể hiện tài năng cao quý của Huấn Cao nữa chứ nhỉ...................................................
 
T

toico1uocmo

:) cô giáo em cho thi thử câu này dưới dạng câu 2 điểm, theo lời cô gợi ý thì em nghĩ thế nài:
Trước hết cứ khái quát qua tác giả, tác phẩm. Tác giả thì cần tập trung vào vai trò, vị trí, đặc điểm sáng tác của tác giả trong nền văn học Việt Nam còn tác phẩm nên nêu khái quát về nội dung nghệ thuật của nó. Về chi tiết ''tấm lụa'' hoặc nếu gặp chi tiết ''ngon đuốc'' nữa có thể hiểu theo hai nghĩa:
1. Nghĩa thực: Đó là ''chục vuông lụa trắng'' mà viên quản ngục đã kĩ lưỡng mua sắn, chuẩn bị cẩn thận từ lâu chỉ đợi có cơ hội để xin chữ ông Huấn Cao, là ''tấm lụa bạch nguyên vẹn lần hồ'', ''trắng tinh căng phẳng'', '' phiến lụa óng'', ''bức châm'', ''bực lụa trắng'' => một tấm lụa trắng tinh khôi, đẹp, có giá trị, hơn nữa sau khi đã có những nét chữ của ông Huấn ở trên thì nó còn nói lên ''những hoài bão tung hoành của một đời người''
2. Nghĩa biểu tượng: Cái đẹp cao cả thanh khiết, đáng trân trọng, thiên lương trong sáng, đối lập với cái bụi bặm, tối tăm, ẩm thấp của nơi tù ngục. Cái đẹp có thể được sáng tạo ra trong cái xấu đặc biệt là cảnh cho chư thể hiện điều đó nhưng nó không thể tồn tại trong cái xấu, cái ác vì sẽ bị làm vấy bẩn. Con người cũng phải biết chọn lọc và yêu quý cái tốt, cái đẹp cái thiên lương. Đó cũng là lời nhắn nhủ của ông Huấn với viên quản ngục và là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 
T

toico1uocmo

Em thắc mắc cái nài nữa nè, ko đúng chủ đề lắm
Em thấy nhiều thầy bảo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thach Lam khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh tình cảm cảm xúc chứ không phải ý thức. Khai thác nội tâm về mặt ý thức là như thế nào ấy ạ? có phải như Truyện Kiều Thuý Kiều ý thức về nhân phẩm của mình không ạ? Nó khác nhau thế nào ạ? còn tác phẩm nào nữa ạ? em cảm ơn nhiều nha
 
T

thuyhoa17

Em thắc mắc cái nài nữa nè, ko đúng chủ đề lắm
Em thấy nhiều thầy bảo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thach Lam khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh tình cảm cảm xúc chứ không phải ý thức. Khai thác nội tâm về mặt ý thức là như thế nào ấy ạ? có phải như Truyện Kiều Thuý Kiều ý thức về nhân phẩm của mình không ạ? Nó khác nhau thế nào ạ? còn tác phẩm nào nữa ạ? em cảm ơn nhiều nha

Một câu hỏi hay nữa nhỉ ^^!

Chị chưa nghe tới khái niệm khai thác nội tâm về mặt ý thức bao giờ.

Ta có thể tìm hiểu trước là về khái niệm "ý thức", nói rõ nó nhưu triết học thì dài dòng và khó hiểu ^^ nên nói ngắn gọn là có thể hiểu, có thể biết mình đang làm gì và sẽ làm gì, nhận thức được mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, khi đã là một con người thì không thể không có ý thức cũng như không thể không có tình cảm cảm xúc được, mà ở đây, chúng ta nói rằng các tác giả khai thác ở khía cạnh nào, thì ý thức hoặc là tình cảm - cảm xúc sẽ nổi bật lên mà thôi.

Ví như Thạch Lam, khai thác nội tâm ở tình cảm - cảm xúc thì sẽ nổi bật lên ở các nhân vật của ông là cảm xúc của nhân vật, còn yếu tố ý thức thì vẫn tồn tại, tuy nhiên nó bị ẩn lấp bên dưới cảm xúc, hay nói cách khác là cảm xúc mạnh hơn ý thức.
Và ngược lại với những tác phẩm khai thác nội tâm ở khía cạnh ý thức.

Chị nghĩ có thể hiểu đơn giản với 2 cái ý thức và cảm xúc là trí óc và trái tim ^^.

Việc khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh nào thì tác giả sẽ cho nhân vật bộc lộ mình ở khía cạnh đó một cách nổi bật hơn.

cái này em có thể hỏi lại các thầy giáo để hiểu rõ hơn ^^ rồi cùng chia sẻ lại với các bạn nhé :).

Còn về các tác phẩm với cách khai thác nội tâm nhân vật ở khía cạnh cảm xúc thì hầu hết những tác phẩm của Thạch Lam đều theo hướng đó: "hai đứa trẻ", "Dưới bóng hoàng lan", "Gió lạnh đầu mùa",... :).
 
Top Bottom