[Ngữ văn 10] Lật miếng ghép tìm tranh

Q

quocthinh_psi

Chơi tiếp đi :x
picture.php
Mình chọn ô số 1....................................................................................:D
 
P

pink_bunny

Tác phẩm Đại cáo bình Ngô.
..................................................................................
 
R

rua.khoc

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442)
Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn canh cánh bên mình khát vọng được rửa oan cho Nguyễn Trãi và đưa Bình Ngô đại cáo quay trở lại văn đàn nước nhà như một áng văn thơ bất tử.
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.
Mình nghĩ là vậy không biết đúng ko?
 
D

delta_epsilon

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442)
Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn canh cánh bên mình khát vọng được rửa oan cho Nguyễn Trãi và đưa Bình Ngô đại cáo quay trở lại văn đàn nước nhà như một áng văn thơ bất tử.
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.
Mình nghĩ là vậy không biết đúng ko?
Hình như bạn có chút nhầm lẫn ở đây, Chu Nguyên Chương là Minh Thái Tổ,
Minh Thành Tổ là Chu Đệ - con của ông, chính Thành Tổ cho quân xâm lược Việt Nam.
Vua khai quốc thường được gọi là Thái Tổ Hoàng đế mà bạn.
 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442)
Hoàng đế Lê Thánh Tông luôn canh cánh bên mình khát vọng được rửa oan cho Nguyễn Trãi và đưa Bình Ngô đại cáo quay trở lại văn đàn nước nhà như một áng văn thơ bất tử.
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.
Mình nghĩ là vậy không biết đúng ko?

Chi tiết này được nêu lên trong 1 vở kịch nói, tớ đã thử đọc quan một vài tài liệu nhưng không có tài liệu nào nêu rõ ràng số phận của Bình Ngô Đại cáo, có chăng là Dư địa chí, Luật thư,...
Nhưng theo nhận định cá nhân tớ, BNĐC là Nguyễn Trãi đại diện Lê Lợi thảo nên, không thể vì lí do "phản nghịch" mà đẩy mốt án "thiên cổ hùng văn" ra khỏi văn đàn nước nhà, hơn nữa đây lại là thay lời Bình định vương nào ai dám làm thế...

Minh Thái Tổ là người nhà Nguyên, đính chính lịch sử nha :)

Tâm công: Trong 3 kế sách trong Bình Ngô sách, tâm công được coi là kế sách chủ yếu, giành phần thằng bằng cách đánh vào lòng người.

hihi, thế là key này chưa đúng rồi nhưng đi đến đây tức là chúng ta đã chạm rất rất gần đến key rồi..... thử xâu chuỗi lại một lần nữa nào :)
 
L

lan_phuong_000

Bây giờ gợi ý nhé!
Key là một nhân vật chứ không phải là một tác phẩm :)
 
P

pink_bunny

Nếu là nhân vật thì mình nghĩ là Nguyễn Trãi

Vì thứ nhất nhắc tới năm sinh của Lê Thánh Tông hoàng đế - 1442 thì đó cũng là năm mất của Nguyễn Trãi

Thứ 2 nhắc đến Nhà Minh vì năm 1407 giặc minh sang cướp nước ta, cha của ông là Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc nên đã khắc sâu lời cha dặn:" Con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu"
=> Sau đó ông đã theo Lê Lợi tham gia kháng Minh.

Thứ 3 trong thời kháng Minh ấy, Lợi Lợi đã luôn lấy bí quyết "đánh vào lòng người" hay còn gọi là đòn tâm công làm thượng sách nên trong Bình Ngô sách mới có nhắc đến kế sách này.
 
L

lan_phuong_000

Nếu là nhân vật thì mình nghĩ là Nguyễn Trãi

Vì thứ nhất nhắc tới năm sinh của Lê Thánh Tông hoàng đế - 1442 thì đó cũng là năm mất của Nguyễn Trãi

Thứ 2 nhắc đến Nhà Minh vì năm 1407 giặc minh sang cướp nước ta, cha của ông là Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc nên đã khắc sâu lời cha dặn:" Con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu"
=> Sau đó ông đã theo Lê Lợi tham gia kháng Minh.

Thứ 3 trong thời kháng Minh ấy, Lê Lợi đã luôn lấy bí quyết "đánh vào lòng người" hay còn gọi là đòn tâm công làm thượng sách nên trong Bình Ngô sách mới có nhắc đến kế sách này.

Đáp án chính xác là Nguyễn Trãi :)
Xem chừng chúng ta đã thu thập được rất nhiều kiến thức từ lịch sử VN tới TQ
 
Top Bottom