[Ngoại khoá event CPHH]Chia sẻ, lời khuyên và học hỏi kinh nghiệm

T

traimuopdang_268

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Chắc tât cả các member đang đón chờ event box Hoá lần này;))


Trận chiến bắt đầu từ 7h tối ngày hôm nay, Ngày 23-7

Trong tối thứ 7 kéo dài từ 7h--9h. Nhưng còn tiết mục ngoại khoá:khi (12)::khi (12):

Chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi , giải đáp thắc mắc thì
sẽ mở sớm hơn

Vừa tạo môi trường giao lưu lành mạnh, Vừa giúp các member năm nay lên lớp 12 có

băn khoăn thắc mắc gì có thể hỏi các anh chị ở đây.

Những "sĩ tử" vừa trải qua kỳ thi "gay go" Nhất từ khi "sinh" ra đến giờ :D

Ở đây:

+ Là cuộc nói chuyện giữa các mod hoá vs mem, các "teen12" vưa thi đại học xong:x

Để tụi m hiểu nhau hơn, Học tập được nhiều hơn

Tụi em có thể Hỏi:

_Kinh nghiệm thi cử, hoc tập

_Định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị những gì và học như thê nào khi "Lịch học năm mới đã đến"


_Các phương pháp, các dạng bài mà tụi em còn "Lơ mơ hay rối bòng bong" về Môn Hoá


Để Nhận được các lời khuyên của các "teen12" đấy "Tâm lý và nhiệt huyết" ;))

Ngoài ra, đây còn là nơi thảo luận , viết báo , giảm bớt căng thẳng trong trận chiến "Chinh phục hoá học" của box Hoá;)

Chú ý: Tránh post bài linh tinh ;)

Mỗi ngày, Mp sẽ cập nhật tên của người trực tiếp trao đổi nhất < Phải kiếm một cái tên nó mới cụ thể nhỉ :D > Và tất nhiên ngoài ng đó ra còn rất nhiều "chiến hữu" vừa thi dh xong nữa chứ :)). Bạn của box Hoá ới ời ơi:D


Ngay từ bây giờ Hãy đặt câu hỏi đi nhé :x.

Chúc bạn luôn vui vẻ khi sát cánh cùng "Box Hoa"
@};-
____________________


Người đầu tiên sẽ giao lưu cùng chúng ta là:

->->->nhoc_maruko9x:khi (24)::khi (24):

Một mem tham gia diễn đàn k quá sớm. Nhưng có những "cống hiến" không nhỏ nho box Hoá.

Thay mặt diendan.hocmai.vn, thay mặt đội ngũ mod hoá. Mp xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn vì những gì bạn đã, đang và sẽ làm cho "cộng đồng học trò Việt"@};-@};-@};-


Cùng với sự hỗ trợ của :Giotbuonkhongten, Traimuopdang_268 & các "teen"

Ngoaij khoá diễn ra vs mọi thành viên, mọi lứa tuổi. Miễn là thành viên hocmai.vn;)
 
Last edited by a moderator:
T

thuydung289

Mọi Người giúp tớ bài này:
cho a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng với HNO3 thì thu được dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat và 26,88 lít khí Y gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19 ( sản phẩm khử duy nhất ).cho A tác dụng với Ba(OH)2 dư => kết tủa E,nung E tới khối lượng không đổi => m gam chất rắn .
1, tính % thể tích các khí
2, tính m
ai chỉ giúp tớ cách làm bài này với,ít dữ kiện quá
 
D

doideplao

Mọi Người giúp tớ bài này:
cho a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng với HNO3 thì thu được dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat và 26,88 lít khí Y gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19 ( sản phẩm khử duy nhất ).cho A tác dụng với Ba(OH)2 dư => kết tủa E,nung E tới khối lượng không đổi => m gam chất rắn .
1, tính % thể tích các khí
2, tính m
ai chỉ giúp tớ cách làm bài này với,ít dữ kiện quá

Lưu ý như sau :
Khi cho hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng với HNO3 mà chỉ tạo ra muối sunfat thì
n FeS2 = 2n Cu2S .
( Chứng minh bằng bảo toàn e hoặc bảo toàn nguyên tố )
Cách 1: Ai có cách khác chia sẻ nhé

Giải : Sau pư trong dd gồm muối a/2 mol Fe2(SO4)3 và 2b mol CuSO4 .
Bảo toàn nguyên tố S , ta có :
2a + b = 3a/2 + 2b
<=> a = 2b (1)

n hh khí = 1,2 mol .
d hh / H2 = 19 => M = 38 (u)
Sơ đồ đ/c => n NO2 = nNO
=> n No = n No2 = 0,6 mol ( % tự tính nhé )
=> tổng e nhận = 0,6.3 + 0,6 = 2,4
Quá trình oxh :
FeS2 --> Fe+3 + 2S+6 + 15e
a--------------------------------15a
Cu2S --> 2Cu+2 + S+6 + 10e
b--------------------------------10b
=> Bt e : 15a + 10b = 2,4 (2)
Giải (1) va (2) :
a = 0,12 mol
b = 0,06 mol
=> n SO4 2- trong dd sau pư = 0,3 mol
Rắn gồm fe2O3, CuO , BaSo4 :
m = 0,12.160/2 + 0,06.80 + 0,3.(137 + 96) = 84,3 g
 
Last edited by a moderator:
M

mewpokemon

EM năm nay lên lớp 8, có thể cho em hỏi về cách học môn hóa thế nào cho hiệu quả dc ko ạ
 
N

nhoc_maruko9x

EM năm nay lên lớp 8, có thể cho em hỏi về cách học môn hóa thế nào cho hiệu quả dc ko ạ
Lớp 8 thì kiến thức cơ bản thôi, rất dễ để học và nhớ. Chỉ cần chịu khó học kĩ bài là ổn rồi. Nhưng vì là kiến thức cơ bản nên nếu nắm không chắc thì mai sau học sẽ khó khăn. Lớp 8 hình như toàn học về nguyên tử nguyên tố gì đấy, nên cần chú ý đến cái bảng tuần hoàn. Nếu khó nhớ thì dán vào trước mặt, cứ lúc nào học là nhìn thấy, quên thì liếc mắt lên cái là lại thành nhớ.

Nói chung là hóa lớp này không khó mà chỉ mới thôi, nắm chắc được thì học sẽ dễ dàng. Bài nào trong sgk hay sbt mà cũng làm dc hết là ok rồi.

Tự dưng bị lôi vào bắt *giao lưu*. Có biết cái gì đâu :|
 
T

traimuopdang_268

EM năm nay lên lớp 8, có thể cho em hỏi về cách học môn hóa thế nào cho hiệu quả dc ko ạ

:D. Lớp 8 đề cao cụm từ "Chăm chỉ" em nhé;)

Mọi cái đều mới nên có vẻ tiếp cận nó các em hay ở góc độ "hơi lơ mơ" nhưng nếu là

dân tự nhiên thì đa số đều "tò mò" mà . Mà yếu tố này rất phù hợp học tập không chỉ môn hoá không mà ở tất cả các môn khác.

Học cái gì và học ntn thì nhoc_maruko9x đã nói khá kỹ rồi ;))

Chị chỉ muốn nói đến vấn đề "Niềm tin" thôi.

Khi em ý thức dược là mình học được. Thì em sẽ học được

Và như vậy thì sẽ : Chẳng có bộ môn nào là "Khó nuốt quá" cả ;)


Thân ái,
 
Last edited by a moderator:
T

thuydung289

Lưu ý như sau :
Khi cho hỗn hợp FeS2 và Cu2S tác dụng với HNO3 mà chỉ tạo ra muối sunfat thì
n FeS2 = 2n Cu2S .
( Chứng minh bằng bảo toàn e hoặc bảo toàn nguyên tố )
Cách 1: Ai có cách khác chia sẻ nhé


Theo bài % khí tính dc rồi . Có cái trên nữa thì tính dc số mol mỗi chất trong hh rồi nhé . cho td với Ba(OH)2 thì sẽ tạo kết tủa là Fe(OH)3 , Cu(OH)2 và BaSO4 , đem nung thì thành BaSO4 , Fe2O3 , CuO . ^^

cám ơn bạn,bạn giải ra chi tiết giúp t cho dễ hiểu dc không ? :(.
 
H

hoabinh02

Mọi Người giúp tớ bài này:
cho a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng với HNO3 thì thu được dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat và 26,88 lít khí Y gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 19 ( sản phẩm khử duy nhất ).cho A tác dụng với Ba(OH)2 dư => kết tủa E,nung E tới khối lượng không đổi => m gam chất rắn .
1, tính % thể tích các khí
2, tính m
ai chỉ giúp tớ cách làm bài này với,ít dữ kiện quá

Giải chi tiết đây:
sau khi cho a mon FeS2 , b mol Cu2S vào HNO3 =>dung dịch A ( Fe^3+ , Cu^2+,S^+6 ) khí NO2 và NO.
từ tỉ khối khí + số lít hh khí => n NO2 = n NO = 0,6
Bảo toàn e: => 15a + 10b = 2,4
BTNT => a = 2b
=> a = 0,06
=> b = 0,12
m gam rắn = m Fe2O3 , m CuO , m BaSO4
n Fe2O3 = 1/2a => m
n CuO = 2b =>m
n BaSO4 = 2a+b
.=>m
còn cách # là dùng bảo toàn khối lượng và bảo toàn điện tích nhưng lâu hơn.
 
C

cauti1112

1. Xác định thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 22,455 g hỗn hợp X gồm (CH3CH(NH2)COOH và CH3COOCH(NH2)CH3. Biết sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch NaOH thì khối lượng bình tăng 85,655 g.
A. 44,24 (l)
B. 42,8275 (l)
C. 128,4825 (l)
D. Kết quả khác

2. Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là :
A. H2N-CH2-COOH, H2H-CH2-CH2-COOH
B. H3N+-CH2-C, H3N+-CH2-CH2-COOHCl−OOHCl−
C. H3N+-CH2-C, H3N+-CH(CH3)-COOOHCl−OHCl−
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH

3. Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 250 m

P/s: Mấy bạn có thể giúp m giải chi tiết mấy bài này được ko ..................?
 
N

nhoc_maruko9x

1. Xác định thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 22,455 g hỗn hợp X gồm (CH3CH(NH2)COOH (A) và CH3COOCH(NH2)CH3 (B) . Biết sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch NaOH thì khối lượng bình tăng 85,655 g.
A. 44,24 (l)
B. 42,8275 (l)
C. 128,4825 (l)
D. Kết quả khác
Khối lượng bình tăng là khối lượng của [tex]CO_2[/tex] và [tex]H_2O[/tex] thêm vào.

Vậy gọi x và y lần lượt là mol của mỗi amino axit, sẽ lập được 2 phương trình. Một PT là tổng khối lượng của chúng = 22.455g, một PT là tổng khối lượng [tex]CO_2 + H_2O[/tex]

Cụ thể là x mol A tạo 3x mol [tex]CO_2[/tex] và 3.5x mol [tex]H_2O[/tex], y mol B tạo 4y mol [tex]CO_2[/tex] và 4.5y mol [tex]H_2O[/tex]

từ đó có PT: (3x + 4y)*44 + (3.5x + 4.5y)*18 = 85.655g

Từ đó lập hệ giải ra x và y.

Để tìm nhanh mol [tex]O_2[/tex] mà không cần viết PT phản ứng thì dùng pp bảo toàn nguyên tố. Tức là số mol O trong [tex]O_2[/tex] và aminoaxit = số mol O trong [tex]CO_2[/tex] và [tex]H_2O.[/tex]

2. Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là :
A. H2N-CH2-COOH, H2H-CH2-CH2-COOH
B. H3N+-CH2-C, H3N+-CH2-CH2-COOHCl−OOHCl−
C. H3N+-CH2-C, H3N+-CH(CH3)-COOOHCl−OHCl−
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH
Đây là phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit nên các mắt xích sẽ rời ra tạo thành các phân tử aminoaxit chứ không còn là peptit. Do HCl dư nên aminoaxit lại phản ứng với HCl tạo muối. Cuối cùng tạo ra sản phẩm là [tex]ClH_3N-CH_2-COOH[/tex] và [tex]ClH_3N-CH(CH_3)-COOH[/tex]

Không thấy đáp án. Mà đáp án B với C có mấy cái chất quái dị gì vậy :|


3. Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 250 m
Mol của hh X là 0.15 mol. 0.15 mol hhX chỉ phản ứng với 0.15 mol HCl, nhưng mol HCl = 0.25 nên NaOH dư là 0.1 mol.

mol NaOH phản ứng với aminoaxit là 0.15, vậy tổng mol NaOH là 0.25 hay V = 250ml.
 
V

vuongmung

làm thế nào để hc tốt hoá 12 anh chị ơi
lớp 11 em hc khá tốt mà lên 12 thấy mất phương hướng..cho em lời khuyên ....anh chị cho em ít tài liệu về tăng giảm khối lượng...tại vì phần này em thấy rắc rối quá///bt về kim loại td vs muối ấy.....:(:)
 
H

hoabinh02

làm thế nào để hc tốt hoá 12 anh chị ơi
lớp 11 em hc khá tốt mà lên 12 thấy mất phương hướng..cho em lời khuyên ....anh chị cho em ít tài liệu về tăng giảm khối lượng...tại vì phần này em thấy rắc rối quá///bt về kim loại td vs muối ấy.....:(:)

Hóa 12:
Hữu Cơ :bạn có thể xem ở http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=161600 rất đầy đủ
Vô Cơ : bài tập kim loại + muối , bạn có thể liên hệ nguyenhop_it@yahoo.com mình sẽ share cho bạn bài giảng PP giải nhanh KL + Muối.
 
G

giotbuonkhongten

làm thế nào để hc tốt hoá 12 anh chị ơi
lớp 11 em hc khá tốt mà lên 12 thấy mất phương hướng..cho em lời khuyên ....anh chị cho em ít tài liệu về tăng giảm khối lượng...tại vì phần này em thấy rắc rối quá///bt về kim loại td vs muối ấy.....:(:)


Cái này e chờ link down tài liệu nhá, có mà từ từ lọc ra nữa :(

Em lấy cuốn sổ tay, ghi ra hình như là 10 chuyên đề hóa học

sau đó phân thời gian giải quyết từng cái một

cái nào thắc mắc hỏi :x
 
N

nhocxinh_261

Em ít lên dendan nhưng em rấtn ấn tương vs a . Nhưng mà
sợ k dám làm

quen. Vì a giỏi thậi ant. còn em thì:(

A nhoc_maruko ạ


Em năm nay lên lớp 12. Nhưng em vẫn chưa biết là chọn trường gì đây nữa

Cứ học đến gần thi rồi chọn trường, Hay là chọn ngay từ đầu ạ? Chọn từ đầu thì phải chọn ntn?

Trước khi bắt đầu vào năm học mới, Tụi em phải chuẩn bị những gì

Để trải qua tất cả bài vở mà vẫn học tốt môn tự nhiên

Với môn Hoa, anh có lời khuyên gì cho tụi em năm 12 này k ạ?


ak mà

A tên gì ạ:D. anh ở chỗ nào vậy?
 
Z

zizizi

Em mất căn bản từ lớp 9 nên giờ thấy mơ hồ, sao đây ? Giỏi bằng anh là đc ợ :p

Kiến thức 12 nhiều quá sao hệ thống hết đc

Câu 14.(Đề thi HSG 2009-TB) Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH3CHCl2(1), CH3COOCH=CH-CH3(2), CH3COOC(CH3)=CH2(3), CH3CH2CCl3(4), CH3COO-CH2-OOCCH3(5), HCOOC2H5 (6). Nhóm các chất sau khi thuỷ phân có sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương là
A. (1),(4),(5),(6) B. (1),(2),(5),(3) C. (1),(2),(5),(6) D. (1),(2),(3),(6)

Câu 15. (Đề thi HSG 2009-TB)Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H6O2Cl2 khi thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm đun nóng thu được các sản phẩm chỉ gồm hai muối và nước. Công thức cấu tạo đúng của X là
A. C2H5COOC(Cl2)H B. CH3COOCH(Cl)CH2Cl C. HCOO-C(Cl2)C2H5 D. CH3-COOC(Cl2)CH3

Câu 16. (Đề thi HSG 2009-TB)Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong NaOH thu được rượu Y. Đề hiđrat hóa rượu Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là
A. tert-butyl fomiat B. iso-propyl axetat C. etyl propionat D. sec-butyl fomiat


Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có CTPT là C9H8O2. A và B đều cộng với brom theo tỉ lệ mol là 1:1. A tác dụng với dd NaOH cho một muối và một anđehit; B tác dụng với dd NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của A và B lần lượt là
A. HOOC - C6H4 - CH = CH2 và CH2 = CH - COOC6H5. B. C6H5COOCH = CH2 và C6H5 - CH = CH - COOH
C. HCOOC6H4CH = CH2 và HCOOCH = CH - C6H5 D. C6H5COOCH = CH2 và CH2 = CH - COOC6H5

Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C2H4O2 và C5H10O2. B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 52: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7.
 
T

trangnoo4

14 C
15 D
16D
D
D.sao toàn d thế này,chẳng biết có sai ở đâu không,các anh chị xem giúp nha
52 hix,bài này tớ đang làm trong tờ bài tập chứ đâu---->chưa nghĩ ra:)
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

Em năm nay lên lớp 12. Nhưng em vẫn chưa biết là chọn trường gì đây nữa

Cứ học đến gần thi rồi chọn trường, Hay là chọn ngay từ đầu ạ? Chọn từ đầu thì phải chọn ntn?

Trước khi bắt đầu vào năm học mới, Tụi em phải chuẩn bị những gì

Để trải qua tất cả bài vở mà vẫn học tốt môn tự nhiên

Với môn Hoa, anh có lời khuyên gì cho tụi em năm 12 này k ạ?
Ờ chọn trường thì tùy vào nhiều cái lắm. Muốn học khoa gì hoặc muốn tương lai nó thế nào.. Như mình thì khoảng sắp thi mới chọn trường, chọn ngành. Đầu lớp 12 đã thấy bọn nó hỏi thi trường gì nhưng mình lúc đó chưa có ý tưởng gì về việc thi đh cả.

Chọn trường ai cũng bảo quan trọng nhưng có biết mai sau ra sao đâu mà chọn. Giờ cứ thoải mái mà chọn thôi, biết đâu lúc thi xong lại đổi ý. Lằng nhằng.

Lên lớp 12 rồi thì xác định là thi khối gì rồi tập trung học mấy môn đó. Mấy môn còn lại thì cũng không nên bỏ rơi, vì còn thi tốt nghiệp nữa. Thi TN nói chung cũng dễ lắm, ko lo nhiều.

Môn hóa thì kiến thức từ lớp 10 đến giờ đều có dính đến hết. Nếu trước học ko chắc thì bây giờ cũng khó. Nhưng mình lớp 10, 11 đến hk1 lớp 12 còn không biết thế nào là oxi hóa khử, lúc sắp thi mới học, mà lại thấy môn hóa hay nên mới chịu khó học thôi. Thế nên mới lên 12 mà học thì cũng chưa muộn, vì năm nay mới là năm học nhiều, suốt ngày làm đề này đề kia rồi lên lớp cũng làm nhiều bt nữa. Hoàn toàn có đủ t/g để tích lấy kiến thức, đủ cho thi đh.

Câu 14.(Đề thi HSG 2009-TB) Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH3CHCl2(1), CH3COOCH=CH-CH3(2), CH3COOC(CH3)=CH2(3), CH3CH2CCl3(4), CH3COO-CH2-OOCCH3(5), HCOOC2H5 (6). Nhóm các chất sau khi thuỷ phân có sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương là
A. (1),(4),(5),(6) B. (1),(2),(5),(3) C. (1),(2),(5),(6) D. (1),(2),(3),(6)

Câu 15. (Đề thi HSG 2009-TB)Hợp chất hữu cơ X có CTPT C4H6O2Cl2 khi thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm đun nóng thu được các sản phẩm chỉ gồm hai muối và nước. Công thức cấu tạo đúng của X là
A. C2H5COOC(Cl2)H B. CH3COOCH(Cl)CH2Cl C. HCOO-C(Cl2)C2H5 D. CH3-COOC(Cl2)CH3

Câu 16. (Đề thi HSG 2009-TB)Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong NaOH thu được rượu Y. Đề hiđrat hóa rượu Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là
A. tert-butyl fomiat B. iso-propyl axetat C. etyl propionat D. sec-butyl fomiat


Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có CTPT là C9H8O2. A và B đều cộng với brom theo tỉ lệ mol là 1:1. A tác dụng với dd NaOH cho một muối và một anđehit; B tác dụng với dd NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của A và B lần lượt là
A. HOOC - C6H4 - CH = CH2 và CH2 = CH - COOC6H5. B. C6H5COOCH = CH2 và C6H5 - CH = CH - COOH
C. HCOOC6H4CH = CH2 và HCOOCH = CH - C6H5 D. C6H5COOCH = CH2 và CH2 = CH - COOC6H5

Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C2H4O2 và C5H10O2. B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H4O2 và C4H6O2. D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 52: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
C. HCOOH và HCOOC2H5. D. HCOOH và HCOOC3H7.
Câu 1 là C.

Câu 2 là D. Đáp án A và C thì tạo 3 muối kể cả muối của KL kiềm. Còn B thì tạo cả etilen glycol. Đáp án D tạo 2 muối là [tex]CH_3COO^-[/tex] và muối của KL kiềm.

Câu 3 để tạo 3 anken chắc chắn ancol phải là C4, vậy nên X là este của axit fomic. Tert butyl là [tex]HO-C(CH_3)_3[/tex] không thể tách nước nên nó là D (3 anken ở đây có cả đồng phân hình học).

Câu 4 cho đáp án thô quá. A và B thì loại luôn vì có axit. C thì có muối [tex]HCOONa\tex{ }<\tex{ }CH_3COONa[/tex]. Vậy đáp án là D.

Câu 5: [tex]n_{H_2O} = n_{CO_2} = 0.145 \Rightarrow n_X = 0.5n_{H_2O} + n_{CO_2} - n_{O_2} = 0.04 \Rightarrow \overline{C} = 3.625[/tex]

Do thu dc 1 muối và 2 ancol kế tiếp nên 2 este này hơn kém nhau 1C. Vậy chúng là C3 và C4.

Câu 6: Tác dụng vừa đủ với 0.04 mol KOH nhưng chỉ tạo 0.015 mol ancol chứng tỏ có 1 este mol = 0.015 và 1 axit mol = 0.025.

[tex]n_{CO_2} = n_{H_2O}[/tex] và [tex]m_{CO_2} + m_{H_2O} = 6.82 \Rightarrow n_{CO_2} = 0.11 \Rightarrow \overline{C} = 2.75[/tex]

[tex]\overline{C} = 2.75[/tex] và tỉ lệ mol este/axit = 0.6 nên có các TH:

- Nếu este có 2C là [tex]HCOOCH_3[/tex] thì axit có 3.2C \Rightarrow Loại.

- Nếu axit có 1C là [tex]HCOOH[/tex] thì este có 2.9C \Rightarrow Loại.

- Nếu axit có 2C là [tex]CH_3COOH[/tex] thì este có 4C là [tex]CH_3COOC_2H_5[/tex] \Rightarrow Thoả mãn.
 
S

saurom336

Em chào các anh chị, năm nay em lên lớp 9 nhưng mà em không hiểu kết tủa là thế nào, với lại sau phản ứng hoá học thì biết cái nào là kết tủa được ạ? Mong anh chị giúp đỡ. Em cảm ơn anh chị nhiều.
 
V

vuongmung

chất hình thành trong các phản ứng hóa học, thường nặng hơn nước, màu đục, chìm lắng xuống dưới. có thể thu được bằng cách cho bay hơi dung dịch lỏng thì sẽ còn lại chất kết tủa đó.
kết tủa thường có màu đục,vàng,......không tan trong dung môi vd:H2O, dd muối...
vd: kết tủa BaSO4..màu trắng, AgCl màu vàng nhạt....
 
S

saurom336

nhưng sao biết được ạ anh(chị) giải thích rõ hơn cho em một tí được không ạ?
 
Top Bottom