Sử 7 Ngô quyền và Đinh bộ Lĩnh

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
96
Hải Dương
THCS Bình Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập như thế nào ?
Câu 2 : Em có suy nghĩ gì về cách thức kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt
Câu 3 : Vì sao nhà Lý rời đô về Thăng Long ? Việc rời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của Lý Công Uẩn ?
Chị @Võ Thu Uyên , thầy @Thái Minh Quân và các bạn giúp mình với ạ. MÌNH CẢM ƠN !
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1 : Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập như thế nào ?
Ngô Quyền cùng với chiến thắng Bạch Đằng (938) chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc. Đồng thời, ông cũng có công củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
Câu 2 : Em có suy nghĩ gì về cách thức kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt
Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt đã thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của ông. Ông chủ động hòa hảo với địch khi chúng suy yếu để kết thúc chiến tranh, tránh sự hi sinh của quân sĩ và giữ được mối hòa khí giao bang giữa hai nước sau này.
Câu 3 : Vì sao nhà Lý rời đô về Thăng Long ? Việc rời đô về Thăng Long nói lên ước nguyện gì của Lý Công Uẩn
Vì: Hoa Lư - Kinh đô lúc này là nơi có địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu. Còn Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp: “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long.
Ước nguyện của Lí Công Uẩn: Ông muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh, - Nay, khi đất nước đã thái bình, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên, và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
 
Top Bottom