Văn 11 nghị luận về tràng giang Huy Cận

huuhuy1122334455@gmail.com

Học sinh
Thành viên
23 Tháng bảy 2019
14
1
21

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Trích nhận xét
Thân bài:
+ Giải thích nhận xét
+ chứng minh:
  • Bức tranh thiên nhiên trước hết hiện lên trong sự chia lìa, rời rạc, với hình ảnh ước lệ mang đậm dấu ấn không gian:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng​
=> hình ảnh bèo trôi trên sông vốn là chi tiết lấy từ cảnh thật, nhưng đồng thời cũng gợi liên tưởng đến những cánh bèo trôi dạt trong thơ ca.
- "hàng nối hàng" gợi số nhiều nhưng hàm ẩn sự rời rạc, thiếu liên kết.
  • Nếu ở hai khổ đầu, hình ảnh con người vẫn thấp thoáng âu bức tranh thiên nhiên thì đến khổ thứ ba, bức tranh Tràng Giang chỉ còn sự ngự trị của thiên nhiên.
Mênh mông một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật​
- "chuyến đò ngang" và "cầu": sự giao nối đôi bờ, của sự đoàn tụ, gặp gỡ.
=> phủ định không cầu, không chuyến đò đã khẳng định sự trống vắng của cảnh vật.
- "lặng lẽ" là từ chỉ trạng thái yên lặng, đó là sự yên lặng của cảnh vật
- "bờ xanh", "bãi vàng" là cảnh đang diễn ra hai bên bờ, đẹp, đầy màu sắc nhưng hiu quạnh

=> khổ thơ vẽ lên cảnh tràng giang đẹp nhưng buồn, cảnh có hình, có sắc nhưng không có tiếng.
  • Đến với khổ thơ thứ 4, ở hai câu đầu ta được thấy cảnh thiên nhiên ở trên cao:
Lớp lớp mây cao đùn giấy bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều xa​
- từ láy lớp lớp gợi hình ảnh những đám mây trắng chồng xếp lên nhau
- đùn: diễn tả sự chuyển động mạnh mẽ không ngừng trong lòng sự vật
=> cảnh có sự hòa quyện, đan kết, buồn nhưng kì vĩ, tráng lệ
+ hai động từ 'nghiêng' và 'sa' đem lại cho ta nhiều cách hiểu: Bóng chiều ập xuống làm cánh chim nghiêng; cánh chim dang rộng để chở bóng chiều....
=> Nhà thơ lúc bấy giờ: Đằng sau ánh mắt dõi theo cánh chim chiều là biết bao nỗi lo âu, thấp thỏm.
=> Như vậy, so với cánh chim trong thơ xưa, cánh chim trong thơ Huy Cận đúng là cánh chim chiều chỉ có trong thơ mới, bé nhỏ, cô đơn vô cùng trước cảnh sông nước mây trời, trước cuộc đời rộng lớn.
  • Tâm trạng của nhà thơ tiếp tục được thể hiện qua hai câu thơ:
Lòng quê dợn dợn vời non nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà​
- "lòng quê" là tấm lòng thương nhớ dành cho quê hương
"Dợn dợn" diễn tả chuyển động nhẹ nhàng không dứt của mặt nước khi bị xáo động
"Với" nghĩa là xa, "con nước" là thủy triều đang lên.
=> đây là hình ảnh diễn tả tâm trạng.
- "hoàng hôn" là thời điểm cuối ngày; "nhà" là nơi gần gũi, thân thương nhất, nơi ta đi để trở về

=> hai câu thơ khẳng định quy luật tâm lí, đối diện cảnh tràng giang con người cảm thấy buồn, thấy nhớ quê hương
=> Hai câu thơ cuối khép lại một bức tranh phong cảnh, một bức tranh tâm lí trước không gian hoang vắng, trước dòng đời chảy trôi; quê nhà trở thành điểm tựa tinh thần, là niềm động viên an ủi.
  • Đánh giá
+ nghệ thuật
+ nội dung
 
Top Bottom