Văn 9 Nghị luận văn học

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
phân tích 2 khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ ánh trăng

Mình gợi ý cho bạn một số y chính để phân tích khổ thơ cuối nhé:
- Từ láy vành vạnh đã gợi tả hình ảnh vầng trăng tròn đầy, viên mãn, không hề khiếm khuyết như quá khứ nghĩa tình, không hề cạn vơi.
- Phụ từ cứ chỉ sự tiếp diễn, khẳng định tấm lòng thủy chung bền vững, bất chấp hoàn cảnh, bất chấp thời gian, mặc cho lòng người thay đổi, vầng trăng vẫn tròn đầy, vẹn nguyên chẳng phai mờ.
- Từ kể chi - lời thơ đầy mộc mạc như lời nói mà chứa đựng cả tấm lòng bao dung, độ lương của vầng trăng. Trăng không trách móc, không giận hờn trước thái độ bạc bẽo, vô tình của con người.
Câu thơ: ''Ánh trăng im phăng phắc'', với biện pháp nhân hóa và cách sử dụng từ láy có tính gợi hình, tác giả đã gợi tả sự im phăng phắc khác thường của vầng trăng. Đó là sự im lặng nghiêm khắc để nhắc nhở, cảnh tình con người về lẽ sống ân tình, thủy chung.
- Phút giây ấy, con người đã giật mình. Đó là cái giật mình bừng tình để nhìn lại mình, nhận ra mình đã vô tình, bạc bẽo vơsi vần trăng trong quá khứ, nhận ra mình phải thay đổi.
- Khép lại bài thơ, nhân vật trữ tình xuất hiện một cách trực tiếp qua đại từ ta để tạ tội cùng trăng, cùng quá khứ mà không hề né tránh.
=> Khổ thơ cuối của bài thơ đã góp phần thể hiện phong cách thơ của Nguyễn Duy: ngôn ngữ cô đọng, hàm súc mà giàu tính triết lí, trữ tình sâu lắng.
=> Đoạn thơ này cũng là lời tri ân của tác giả đối với đồng đội, với nhân dân, đất nước, với quá khứ nghĩa tình...
* Bạn tham khảo về hướng phân tích hai khổ thơ đầu:
- [Văn 9] Viết đoạn văn 2 | Cộng đồng học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
- [Văn 9]: Ánh trăng | Cộng đồng học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
 
Top Bottom