[ Văn 9] Viết đoạn văn 2

Z

zezo_flyer

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết đoạn văn phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy

( Bạn nào có bài văn thì cho mình tham khảo đoạn phân tích 2 khổ này thôi nhá :D)

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.

=========================================
 
K

kool_boy_98

Bạn tham khảo nhé!

Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ​
Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành,1 không gian thân thương: đồng, sông, bể.Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê,sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển.Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn,lúc này người và trăng lại càng gắn bó _ánh trăng là bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của tác giả. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua.Cái còn lại lúc này alf vầng trăng thật đơn sơ,chung thuỷ. Hai chữ hồi ở câu thơ thứ nhất và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành. Ánh trăng soi rọi về quá khứ khiến tiếng nói tâm tình trở nên sâu lắng thiết tha
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa​
Trăng hồn nhiên như trẻ thơ, trăng chân thành như bè bạn,trăng gắn bó sâu nặng với con người mà không trở lực nào có thể ngăn cách. Những năm tháng con người sống thật nhất với mình, trần trụi,hồn nhiên là khi con người ta trân trọng, đinh ninh một lời thề son sắt “ngỡ không bao gìơ quên,cái vầng trăng tình nghĩa” Từ ngỡ là chiếc cầu nối ngôn từ vừa khép lại thời qua khứ vừa mở ra thời hiện tại tạo nên sự chuyển tiếp cho khổ thơ thứ ba.


Đây là bài mình sưu tầm, đọc cũng rất hay, ở trên lớp thì thầy mình cũng không không tập trung phân tích hai khổ này lắm, chủ yếu là khổ cuối vì mang tính triết lí cao :D.
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

Mình có bài văn nhưng mà khá dài. Nên gạch ý thôi nhá, có gì để bổ sung thêm ý cho bài văn của bạn trên :D
@kool_boy_98: Nguyễn Duy không phải Nguyễn Du =)). Đoạn văn phân tích nội dung rất hay. Tuy nhiên khi đi phân tích thơ thì cần chú trọng cả nghệ thuật. Vì cả nghệ thuật và nội dung mới làm nên thành công của khổ thơ (hoặc bài thơ)
Gợi ý để phân tích:
- Phân tích điệp từ "hồi": nhấn mạnh vào những mốc thời gian trong quá khứ. Tự nhiên trong việc dẫn dắt nv trữ tình và người đọc tìm về với quá khứ. Mở ra một không gian rộng, mênh mông, trong trẻo tươi mát, tràn ngập ánh sáng trong dịu mát của trăng
- Điệp "với": sự gắn bó của con người với thiên nhiên đất nước hiền hòa bình dị, với "sông", "đồng", "bể", đặc biệt là gắn bó với vầng trăng
- Thời thơ ấu: trăng luôn bên cạnh, hồn nhiên, vô tư, không che đậy, "trần trụi với thiên nhiên", cùng con người hòa mình vào thiên nhiên. Trăng đã trở thành người bạn "tri kỉ" của con người (tri kỉ: hiểu bạn như hiểu mình)
- Hồi chiến tranh vầng trăng gắn với những kỉ niệm (trăng soi sáng trong đêm hành quân, trăng là bạn trong những đêm chờ giặc. Trăng luôn bên cạnh dù cho có gian lao, khó khăn ~> người bạn nghĩa tình: có sự hàm ơn của con người khi trăng đã luôn bên cạnh để chứng kiến mỗi niềm vui nỗi buồn, chứng kiến những giờ phút cam go nhất của cuộc chiến tranh
=> Trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên trong trẻo tươi mát mà còn là quá khứ tri kỉ, nghĩa tình => tình cảm giữa trăng và người sâu đậm đến mức con người đinh ninh rằng không bao giờ có thể quên được mối tình thủy chung sâu nặng ấy
- Từ "ngỡ" thể hiện sự chắc chắn, khẳng định nhưng đồng thời cũng ngầm báo hiệu sự đổi thay sắp xảy ra ~> nối vào đoạn sau
 
Top Bottom