CLB lịch sử Ngày này 96 năm trước“ : Tiếng bom Sa Diện”( 19.6.1924 - 19.6.2020)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Đây là 1 trong những sự kiện có tiếng vang rất lớn thời bấy giờ, được rất nhiều chí sĩ yêu nước ca ngợi, và ngay cả Nguyễn Ái Quốc cũng đã nhận xét về tấm gương hi sinh của ông: “ đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu. Nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.
- Phạm Hồng Thái( 14/5/1895- 19/6/1924), quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống yêu nước, đã mấy đời kế tiếp nhau tham gia phong trào Văn Thân - Cần Vương chống Pháp. Cha của ông là một nhà giáo sớm có những tư tưởng yêu nước tiến bộ!
- Ông tên thật là Phạm Thành Tích, sau này khi đi hoạt động cách mạng ông đã đổi tên là Phạm Hồng Thái (để coi cái chết hoặc là nặng như núi Thái, hoặc nhẹ hơn lông Hồng)
- Thủa nhỏ ông được học chữ Hán, sau đó học tiếng Pháp nhưng thấm cảnh thân phận đất nước lầm than, ông đã sớm đi theo con đường cách mạng. Ông đã đi làm công nhân ở một số nơi. Đến năm 1922 thì làm ở Hải Phòng. Tại đây, ông đã biết mặt tên trùm thực dân Mec lanh khi hắn tới đây dàn xếp một cuộc bãi công lớn trước đó.
- Tháng 6/1923, tổ chức "Tâm tâm xã" được lập ở Quảng Châu ( Trung Quốc)do nhóm 7 trí thức xuất dương lập ra gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giảng Khanh, Đặng Xuân Hồng, Trương Quốc Uy, Lê Cầu, Nguyễn Công Viễn. Đầu năm 1924, tổ chức này kết nạp thêm Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái. Trụ sở của "Tâm tâm xã" đặt tại nhà của Nguyễn Giảng Khanh, con ruột của cụ Nguyễn Thiện Thuật, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi sậy năm xưa. Để gây một tiếng vang lớn thức tỉnh đồng bào, hội đã quyết định thực hiện vụ ám sát viên toàn quyền gian ác Méc lanh, và người được phân công nhiệm vụ là Phạm Hồng Thái.
- Sau khi bắt được liên lạc, Phạm Hồng Thái thu xếp về quê lần cuối để từ biệt người vợ trẻ và đứa con trai duy nhất (Phạm Minh Nguyệt) vừa mới sinh được 3 tháng. Sau này khi Phạm Hồng Thái hi sinh, người mẹ đó đã ở vậy , tần tảo nuôi con khôn lớn. Phạm Hồng Thái còn có 1 người cháu nổi tiếng sau này là Trung tướng Phạm Hồng Sơn, người mà sau này là anh em cọc chèo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng là rể của Nhà văn Đặng Thai Mai.
- Tháng 6-1924, Méc – lanh sang Nhật Bản, Hương Cảng, Vân Nam, trên đường về sẽ ghé lại Quảng Châu thăm tô giới Sa Điện của Pháp. Được biết rõ chuyến đi công cán của Méc-lanh lần này là để mật ước với bè lũ đế quốc quân phiệt ở châu Á nhằm liên kết với nhau chống lại cách mạng Việt Nam, “Tâm tâm xã” quyết định phải trừ khử tên thực dân đầu sỏ này. Phạm Hồng Thái xung phong nhận thi hành bản án. Cuộc hành trình của Méc-lanh chuẩn bị khá chu đáo. Màng lưới mật phục của Pháp bố phòng rất cẩn mật. việc bám sát hẳn gặp khó khăn trở ngại không ít, đã mấy lần suýt bị lộ, cuối cùng Phạm Hồng Thái đã kiên quyết tạo được cơ hội để thực hiện nhiệm vụ. Ngày 19/6/1924 biết chắc Méc-lanh sẽ dự tiệc sẽ dự tiệc khoản đãi của nhà đương cục Pháp tại khách sạn Vích-to-ri-a, Phạm Hồng Thái bèn cải trang làm một “ký giả” tới dự tiệc và lọt qua được vọng gác của đám quân cảnh. Bữa tiệc bắt đầu lúc 7 giờ 30 tối. Chủ khách vừa nâng cốc chúc tụng nhau, thì một quả tạc đạn từ của sổ ném trúng bàn tiệc, lập tức một tiếng nổ xé trời làm vỡ tan bát đĩa, cốc chén, làm chết và bị thương ngót chục “vị quan khách”. Méc – lanh thoát chết nhưng bị thương nhẹ ! Tiếng hô hoán, cấp cứu hoảng loạn cả khu nhà. Vòng vây cảnh sát và mật thám bủa đặc tô giới để lùng bắt “thủ phạm”. Phạm Hồng Thái vừa chạy được một quãng về phía cửa Đông tô giới Pháp thì bị nghẽn lối, thế cùng phải nhảy xuống sông Châu Giang và bị nước cuốn trôi. Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh !
- Sau này, với những tình cảm đặc biệt, thi hài Phạm Hồng Thái( đến tháng 12/1924)đã được chính phủ Tôn Trung Sơn cải táng tại một ngọn núi trước Hoàng Hoa Cương là nơi phần mộ của 72 liệt sỹ cách mạng Trung Quốc, mặc cho nhà đương cục Pháp ở Đông Dương nhiều lần can thiệp, phê phán, chỉ trích thái độ của Chính phủ Dân quốc Trung Hoa ở Quảng Châu.
- Nhân dân Trung Quốc yêu mến tấm gương hi sinh anh dũng của Phạm Hồng Thái, đã có nhiều văn sĩ Trung Quốc viết thơ văn thể hiện sự ngưỡng mộ nhu Đàm Diên Khải, Bộ trưởng Bộ giáo dục của chính phủ Tôn Trung Sơn, nhân sự kiện “quả bom Sa Diện” đã có một bài thơ đề vịnh Phạm Hồng Thái, trong đó có bốn câu:
“… Việt sử ngàn năm còn nước tiếng,
Hoa Cương muôn thuở vẫn thơm tươi.
Noi gương hỏi có ai chăng tá ?
Mấy triệu đồng tâm nhắn cho một lời !”
- Cụ Phan Bội Châu đã rất khâm phục tấm gương của PHT, nên đã viết nhiều bài văn thơ , Truyện để giáo dục :” Phạm thánh liệt Hồng Thái chính là người đầu tiên làm cái việc hy sinh to lớn. Nước ta từ khi mất toàn nước đến nay tính đã hơn 50 năm. Trong khoảng thời gian này các bậc thánh nhân nghĩa sĩ, bị chém đầu cắt ruột liên tiếp theo nhau, sự hy sinh đau khổ không thể nói là không to được. Đó là những việc đã từng thấy trong lịch sử chúng ta. Và người như vậy ở trong Đảng ta cũng có nhiều, nhưng xét ra xưa nay chưa có ai vượt qua Phạm Hồng Thái. Phạm là người tay không vào hang cọp mà không sợ hãi gì, đánh một cái quét được oai của bọn cường quyền mà không hề nghĩ đến thân mình sau này...”
- Nhà sử học Trần Huy Liệu đã có những câu thơ ca ngợi liệt sĩ:
“... Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ,
Tấm gương trung nghĩa động thần minh.
Chiếc thân đã gửi cho dòng nước,
Trong sử còn ghi mãi tính danh...!”
- Nguyễn Ái Quốc cũng đã đánh giá rất cao tấm gương của Phạm Hồng Thái, coi đó là “ như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” ! Và khi thành lập tổ chức Hội VNCMTN ở đây, mỗi lần kết nạp Hội viên mới , đều đưa ra thắp hương đọc lời thề trang nghiêm trước mộ Phạm Hồng Thái ở nghĩa trang Hoàng Hoa Cương.
- Sau này Tố Hữu đã có những câu thơ rất hay: “
“Sống chết được như anh
Thù giặc thương nước mình
Sống, làm quả bom nổ
Chết, như dòng nước xanh”!
Còn đây là di thư của Phạm Hồng Thái trước khi nhận nhiệm vụ:
“... Hồng Thái tôi sinh ra ở Việt Nam, lớn lên dưới ách cường quyền của người Pháp vô cùng hung bạo và dã man, từ lâu đã nghĩ đến việc đề kháng nhằm thoát ách. Bởi vậy, khi Nghĩa liệt đoàn của Việt nam Quang phục quân được thành lập, tôi tức thời ghi tên vào danh sách đảng, bôn tẩu vì việc đảng, nguyện hiến thân mình.
Một ngày vào tháng tư năm nay, thừa mệnh lệnh của bổn đoàn đi bắn chết Merlin, Toàn quyền Pháp ở An Nam. Hơn mười người nhận lệnh ngày hôm đó từ An nam sang Nhật, cùng các vùng Bắc Kinh, Hương Cảng, theo sát nút để ám sát.
Sau khi được lệnh, Hồng Thái tôi từ An Nam đi dọc lộ trình, bám sát nút chờ cơ hội nổ súng; tuy nhiên, vì dọc đường có không biết bao nhiêu trở ngại nên không đạt mục đích được. Đến ngày 19 tháng 6, khi ông Merlin vừa đến vùng Sa Diện, Quảng Châu, lần đầu tiên mới có dịp ném bom oanh kích.
Merlin trước từng làm Tổng đốc ở châu Phi thuộc Pháp. Từ khi sang Việt nam cai trị, chuyên dùng chính sách dã man ở châu Phi với Việt Nam: cấm xuất dương, cấm du học, người Việt không có quyền tự do hội họp, cấm không cho người Việt có quyền tự do ngôn luận, cấm đoán đủ thứ, hà khắc không bút nào tả xiết. Gần đây, lại còn lợi dụng những côn đồ vô liêm sỉ người Việt, lấy tiền bạc hoặc chức tước để mua chuộc, gửi người đi khắp nơi, bí mật bắt liên hệ với người trong phong trào để ngầm chờ cơ hội đầu độc. Thực đúng là thủ đoạn quá ư vô nhân đạo, vô cùng hèn hạ và thâm độc. Toàn quyền nói trên hiện nay đã được bầu làm Tổng thống nước Pháp, trong tương lai sẽ về nước nhậm chức.
Trước khi rời xa khỏi Việt Nam, Merlin lại mượn danh nghĩa du lịch, đi khắp các nước Á châu nhằm thi hành đủ các thủ đoạn ngoại giao đối với Việt Nam và đối xử tàn nhẫn với nhân dân Việt Nam, che đậy tai mắt của liệt cường. Mỹ ở Phi Luật Tân, Anh ở Ấn độ Miến điện, thực cũng không gian độc đến thế này. Tội ác đã tràn trề, dẫu chết vẫn chưa hết nợ.
Hồng Thái tôi được Nghĩa liệt đoàn trao lệnh chỉ bắn một mình Merlin. Tuy vậy, trong lúc vội vã, nếu khi quả bom nổ tung ra mà tai ương liên lụy đến người vô tội, thì tôi lấy làm ân hận cho sự bất đắc dĩ này. Mong chư quân tử bị liên lụy, lượng xét mà rộng lòng tha thứ.
Hồng Thái tôi thừa lệnh đảng, hy sinh cho 40 triệu đồng bào Việt Nam, chết không ân hận. Duy chỉ mong toàn thế giới soi xét mà giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại trên quả đất này. Được thế Hồng Thái tôi sẽ xin cảm tạ dưới suối vàng.
Ngày 19 tháng 6 năm 1924, Hồng Thái, đoàn viên Việt nam Nghĩa liệt đoàn, xin được tỏ bày”!

104471373_2606129359703959_3608059181003520531_n.jpg

Nguồn: sưu tầm
 
Top Bottom