CLB lịch sử Ngày Bastille trong lịch sử nước Pháp

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngày Bastille hay Ngày Quốc khánh Pháp, Ngày lễ quốc gia Pháp (Fête nationale), Ngày 14 tháng 7 là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille diễn ra vào 14 tháng 07 năm 1789 trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

1. Hoàn cảnh diễn ra
- Trước khi ngày đó diễn ra, nước Pháp là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua Louis XVI của vương triều Bourbon.
Vương triều này được sáng lập bởi vua Henri IV "Nhân ái" vào năm 1589, phát triển cực thịnh vào thời Louis XIV Đại đế và cháu cố của ông là Louis XV (1643 - 1774). Thời Louis XIV thì Pháp trở thành một cường quốc lớn, sánh ngang với một cường quốc hùng mạnh lúc đó là Vương quốc Áo. Tận dụng các cuộc hôn nhân giữa các con của hai vua Pháp và Áo thì hai nước này thắc chặt quan hệ với nhau rất bền vững. Thời Louis XV, ông có con trai là Thái tử Louis (con của ông với người vợ Ba Lan). Thái tử không sống thọ, nhưng vị thái tử Pháp này kịp cưới Maria Josephina xứ Saxon và bà sinh ra ba vị vua Pháp cuối cùng: Louis XVI, Louis XVIII, và Charles X. Gần cuối thời trị vì của mình, Louis XV thông qua quan hệ với Nữ hoàng Áo lúc này là Maria Theresa đã làm lễ kết hôn cho Louis (Trữ quân của Pháp, cháu nội của ông) với Nữ Đại Công tước Hasburg Maria Antonia (được biết nhiều hơn với tên tiếng Pháp Marie Antoinette), con gái út của Nữ hoàng Áo. Nữ hoàng Áo có 16 người con, riêng người con út này Nữ hoàng không giáo dục đầy đủ nên tân hoàng hậu Pháp sinh thói ăn chơi sa đọa, làm cạn kiệt ngân khố của vương quốc Pháp. Không những thế, nhà vua vay tiền nhiều của tư sản phục vụ cho thói ăn chơi của triều đình, làm ngân khố giảm sút nhiều. Để cứu vãn, nhà vua đề cử các quan lại giữ chức Bộ trưởng Tài chính nhằm "vét" nhiều thuế nhất cho nhà vua.... Về ngoại giao, Louis XVI của Pháp viện trợ vũ khí, lực lượng quân tình nguyện (do La Fayette làm chỉ huy chính) sang giúp cách mạng Mỹ (1773 - 1781) đánh quân Anh xâm lược
800px-Antoine-Fran%C3%A7ois_Callet_-_Louis_XVI%2C_roi_de_France_et_de_Navarre_%281754-1793%29%2C_rev%C3%AAtu_du_grand_costume_royal_en_1779_-_Google_Art_Project.jpg

Louis XVI Auguste
- Về kinh tế, Pháp phát triển kinh tế ở mức trung bình. Nông nghiệp lạc hậu, công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa và nhà vua. Công thương phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim. Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Nhưng triều đình Bourbon tìm mọi cách cản trở: đánh thuế rất nặng (sáng kiến của Turgot, Necker thực chất là "vét" hết thuế cho nhà vua), lập hàng rào thuế quan rất gắt gao
paris-works-on-the-champ-de-mars-july-13th-1790-france-the-1789-picture-id535785869

- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.

13738084873992.jpg.jpg
Ba đẳng cấp ở Pháp
- Tư tưởng: xuất hiện trào lưu "Triết học Ánh sáng". Đây là trào lưu của các nhà triết học Montesquieu, Voltaire, Rousseau lập ra với mục đích đem “ánh sáng” tới soi sáng nhân dân khỏi bóng tối của chế độ phong kiến Pháp. Bằng trí tuệ của mình, các triết gia muốn xóa bỏ chế độ phong kiến Pháp và thay bằng các chế độ phù hợp với giai cấp tư sản: quân chủ lập hiến (Voltaire, Montesquieu), vô sản (Rousseau). Ý nghĩa quan trọng nhất: tạo tiền đề về tư tưởng quan trong cho cuộc cách mạng lớn sẽ bùng nổ ở nước Pháp
Montesquieu_1.png


- Nguyên nhân trực tiếp là triều đình mâu thuẫn với tư sản về tài chính. Triều đình vay tiền của tư sản vào các cuộc thâu đêm của quý tộc, nhà vua và hoàng hậu… nên nợ tới 5 tỉ livre không thể trả nổi cho tư sản, cho nên họ bất bình. Sự kiện làm “giọt nước tràn ly” là việc vua Louis XVI bất ngờ sa thải viên Bộ trưởng tài chính có tư tưởng canh tân là Jacques Necker khiến nhân dân bất bình, nổi dậy đấu tranh

2. Ngục Bastille - nơi mở đầu cuộc cách mạng tư sản Pháp
Sáng ngày 14/7/1789, khoảng 1.000 người Pháp sống dọc thủ đô Paris bắt đầu tiến về ngục Bastille. Lý do họ chọn ngục Bastille vì ngục Bastille ban đầu là pháo đài vào thế kỷ XIII, đến thời vua Louis XIV thì được xây dựng thành nhà tù để giam giữ những người có tư tưởng tự do. Ngục Bastille về sau trở thành biểu tượng cho nền chuyên chế cao độ của vua Pháp
Bastille_Interior_1785.jpg

Ngục Bastille năm 1785
Ngay trong sáng 14/7, sau bốn giờ xung đột, quân nổi dậy chiếm được ngục Bastille. Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó là Hầu tước Bernard de Launay và nhiều lính gác vẫn vị giết. Trưa ngày 14, một nhà thầu tư là Pierre-François Palloy đã cho phá hủy nhà tù Bastille. Các mảnh đá được bán một phần để làm vật kỷ niệm hay đồ tín ngưỡng. Còn lại phần lớn được sử dụng để xây cầu Concorde. Hầu tước La Fayette đã gửi một trong những chiếc chìa khóa của Bastille cho Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington, như một biểu tượng của Cách mạng Pháp. Ngày nay, chiếc chìa khóa này được trưng bày ở Mount Vernon, ngôi nhà của George Washington được làm thành bảo tàng.
Hubert_-_La_Bastille.jpg

Phá hủy Bastille
3. Ngày Quốc khánh Pháp
Theo thông tin từ Điện Élyseé, mặc dù Ngày Quốc khánh được ăn mừng thường xuyên sau sự kiện năm 1789, nhưng tới tận năm 1880, Bastille Day mới chính thức trở thành ngày lễ quốc gia của Pháp.
Kể từ năm 1880, mỗi năm, người Pháp đều kỷ niệm Ngày Quốc khánh với màn bắn pháo hoa, diễu hành, duyệt binh và tiệc tùng.
Lễ kỷ niệm Quốc khánh thường được bắt đầu ở thủ đô Paris với cuộc duyệt binh trên Đại lộ Champs-Élyseés. Vào tối 14-7, người dân Pháp sẽ được chứng kiến màn bắn pháo hoa kéo dài ở Tháp Eiffel.
Tại những nơi khác trên toàn nước Pháp, người dân sẽ kỉ niệm bằng những màn bắn pháo hoa riêng và cùng hàng loạt buổi tiệc tùng.
Công dân Pháp cũng kỷ niệm ngày quốc khánh ở khắp nơi trên thế giới, với lời chúc mừng chung cho ngày này là “Ngày 14-7 muôn năm".
 
Last edited:
Top Bottom