Văn 7 Nêu cảm nghĩ về bài ca dao

Thảo Nguyễn ^ ^

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
466
811
96
Hải Phòng
Trường THCS Nam Sơn
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

~ Su Nấm ~

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
19 Tháng chín 2019
756
9,933
601
Lào Cai
Trường THCS Kim Tâm
Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn,cho gầy cò con?
:Tonton18:Tonton18:meomun19:meomun19:meohong15
Mình cảm ơn
Giups mình nha,mình cần gấp
Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Nguồn: Internet
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn,cho gầy cò con?
:Tonton18:Tonton18:meomun19:meomun19:meohong15
Mình cảm ơn
Giups mình nha,mình cần gấp
I. Mở bài:
- Giới thiệu dẫn dắt nội dung: thân phận "bảy nổi ba chìm" của người phụ nữ trong chế độ phong kiến
- Trích ca dao

Ii. Thân bài:

- Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân.
- Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.

- Ý nghĩa của hình ảnh thân cò và cò con
Thân cò và cò con: ẩn dụ nói về người nông dân/ người phụ nữ và con cái của họ.
Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ.
Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.
Làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn khổ cực “lên thác xuống ghềnh”
Cuộc sống gian nan của người nông dân
Lên thác xuống ghềnh: chỉ sự vất vả, gian nạn trong cuộc đời.
Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc không có lối thoát.
Lời ai oán
Lời ai oán của “thân cò” đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
Cảnh đời trái ngang, loạn lạc, bể đầy ao cạn.
⇒ Tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy “cò con”.

Nghệ thuật
- Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ.
Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.

Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao
+ “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò.
+ “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.
+ “Bể kia đầy” >< “Ao kia cạn”: Thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn ao kia nơi cò kiếm ăn hàng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò có tần tảo, nhặt nhạnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh.

-Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp.
Đại từ phiếm chỉ “ai”.
⇒ Thân phận bé nhỏ, cuộc đời cơ cực, nhọc nhằm của ngươi lao động/ người phụ nữ.

3. Kết bài
Bài ca dao nói lên số phận “con ong cái kiến” của người nông dân/ người phụ nữ.
Phản kháng, lên án xã hội phong kiến.
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Vân Vô Lăng

Học sinh chăm học
HV CLB Địa lí
Thành viên
1 Tháng năm 2019
483
722
96
Đắk Lắk
THCS Huỳnh Thúc Kháng
Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn,cho gầy cò con?
:Tonton18:Tonton18:meomun19:meomun19:meohong15
Mình cảm ơn
Giups mình nha,mình cần gấp
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc
 

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
16
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ?"
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.rong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.
Chúc bạn học tốt !

Nguồn: thuvienvanmau
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn "một mình", làm ăn lận đận" vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào "thân cờ", lúc thì "ăn đêm", lúc thì "đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì "lên thác xuống ghềnh". Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời "lận đận một mình", "lên thác xuống ghềnh" của "thân cò" đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã "bấy nay" trải qua bao năm tháng giữa chốn "nước non" mênh mông:
"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

Lời ai oán của "thân cò", của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:
"Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?"

"Bể đầy", "ao cạn" là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. "Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, "cho gầy cò con". Đời mẹ đã "lận đận", đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.
Chữ "cho" được điệp lại ba lần: "Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con" như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: "Đầy", "cạn", "gầy" bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.
Nguồn:Internet
 
Top Bottom