Sử Năm vị tướng - thuộc hạ trung thành của Hưng Đạo đại vương

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ta biết đến Trần Triều với chiến công hiển hách 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược , nhưng mỗi lần nhắc đến chiến công ấy ta lại nhớ ngay đến vị Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn . Với tài năng của mình ông đã cùng với các vua Trần lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh cho giặc Nguyên khiếp vía . Không chỉ tài giải trong dùng binh ông còn tài giỏi trong việc dùng người , thu phục nhân tâm . Nên trong nhà ông có nhiều môn khách cũng như thuộc hạ trung thành tiêu biểu nhất là 5 vị : Yết Kiêu , Dã Tượng , Cao Mang , Đại Hành, Nguyễn Địa Lô
1/ Yết Kiêu
Yết Kiêu (1242-1301; chữ Hán: 歇驕) , tên thật là Phạm Hữu Thế. Ai trong số những người họ Phạm chúng ta cũng luôn tự hào về tướng quân Yết Kiêu – Phạm Hữu Thế, một vị tướng tài giỏi của nhà Trần, một gia nô hết mực trung thành của Hưng Đạo Đại Vương.
Ông là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Yết Kiêu được tôn là Ông Tổ của ngành bơi lăn nước ta. Ông được vua Trần phong tặng “ Trần triều hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân, Tước hầu”
Khi ông mất, Vua Trần truyền lập Đền thờ ông ở bờ sông làng Hạ Bì quê ông – Đền Quát( tên nôm là Làng Quát), thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu Ngoài ra ông còn được thờ tại Làng Nam Hải, xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tại Kênh Giang ông được coi là vị Thành Hoàng của Xã.
2/ Dã Tượng
Dã Tượng (chữ Hán: 野象) và Yết Kiêu là hai gia thần thân tín của Trần Hưng Đạo. Dã Tượng là người có tài thuần phục và chỉ huy đội voi (Dã Tượng có nghĩa là voi rừng)(tượng binh) ở Vạn Kiếp còn Yết Kiêu là người chỉ huy đội lính đánh sông.
Đoạn văn sau trích từ Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến ông:
Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".
Dã tượng đã lập nhiều chiến công trong Kháng chiến chống Nguyên - Mông, đời Trần. Ông cùng với Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ tài giỏi và trung thành của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng. Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô. Ông nổi tiếng là một tướng dũng cảm tài giỏi dưới trướng của Trần Hưng Đạo.
Nơi thờ chính của tướng quân Dã Tượng hiện nay có hai nơi:
Đình Câu Dương ở làng Câu Dương, thuộc xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, có bài vị thờ Dã Tượng
Đền A Sào thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Trần Hưng Đạo cùng hai tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. A Sào là nơi công phủ khi Hưng Đạo Vương 18 tuổi mới được phong tước Thượng Vị Hầu, vâng mệnh đến trông coi kho gạo của triều đình trong hơn 3 năm. Thời Trần Nhân Tông, ông giữ chức Tiết chế thống lĩnh các doanh thủy bộ, đánh tan 50 vạn quân Nguyên sang xâm lược nước ta do Thoát Hoan cầm đầu. Vua truyền cho thôn A Sào sửa chữa nhà cũ để làm sinh từ của vương. Sau khi ông mất, trong đền thờ tượng của ông và cả tượng Yết Kiêu, Dã Tượng. Bên bờ sông Hóa gần đó có tượng một con voi do Hưng Đạo Vương sai đắp để tưởng nhớ con voi trận mà ngài cưỡi khi qua sông Hóa đuổi quân Ô Mã Nhi. Voi lội bùn sâu không rút chân lên được nên phải bỏ lại. Bến sông nơi ấy được gọi là Bến Voi.
3/ Cao Mang
Cao Mang tên đầy đủ là Lư Cao Mang là một trong năm vị tướng tài ba và trung thành nhất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, là người có công lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Theo ngọc phả tại đình Đồng Mai, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định thì Cao Mang sinh ngày 15 tháng 2 năm 1248 chết ngày 12 tháng chạp năm 1328. Tại thư viện tỉnh Nam Định còn nhiều tài liệu bằng chữ Hán ghi chép về thân thế sự nghiệp Lư Cao Mang, ở đình Đồng Mai còn lưu giữ bốn câu thơ do chúa Trịnh Doanh tặng khi về thăm Đồng Mai: "Vì dân vì nước gánh gian lao".
4/ Nguyễn Địa Lô
Nguyễn Địa Lô (阮地爐) là một trong năm tướng tài của Trần Hưng Đạo. Khác với Yết Kiêu và Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô có tên họ đầy đủ hơn. Địa Lô có tài bắn cung bách phát bách trúng, được mệnh danh là thần Tiễn đương thời.
Năm 1285, khi đạo quân của Toa Đô vừa từ Chiêm Thành tiến ra đến Nghệ An, tướng chỉ huy quân đội của nhà Trần ở đấy là Trần Kiện đã hèn nhát bỏ đi đầu hàng. Sự kiện này đã gây cho cuộc kháng chiến lúc bấy giờ những tổn thất rất lớn.
Toa Đô lập tức sai người dẫn Trần Kiện về Yên Kinh (Trung Quốc). Nhưng, khi bọn Trần Kiện vừa đến biên giới phía Bắc, các đội dân binh ở đây, dưới sự chỉ huy của một số thủ lĩnh như Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh đã đón đánh rất quyết liệt. Nguyễn Địa Lô cũng có mặt trong cuộc tập kích này và chính ông đã bắn chết Trần Kiện.
5/ Đại Hành
Chỉ biết ông là một trong những cận vệ , gia nô trung thành của Hưng Đạo Đại Vương , góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên song không có nhiều sử liệu đề cập về ông.

FB_IMG_1565241124185.jpg FB_IMG_1565241126942.jpg

Nguồn: fanpage Tôn gia - Sĩ tộc
 
Top Bottom