Sử Một số vấn đề về chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)

Một điều khá thú vị của nước Nhật giai đoạn 1929 - 1933 là: chính phủ Nhật đã bành trướng ra bên ngoài - cụ thể là Trung Quốc ngay trước khi khủng hoảng kinh thế giới bùng nổ mới hai năm. Mùa xuân 1927, nhiều ngân hàng của Nhật Bản - lớn nhất là ngân hàng Watanabe, đồng loạt tuyên bố phá sản. Ở Đài Loan, ngân hàng sở tại vỡ nợ đến nỗi chính phủ Nhật đã phải trợ cấp tới 450 triệu USD. Tháng 4/1927, chính phủ Tanaka vội viện trợ 2 tỷ Yen giúp tư bản Nhật phục hồi, nhưng không kịp. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật bùng nổ mạnh nhất: sản lượng gạng sụt xuống còn 30%, thép là 47%; sản phẩm công nghiệp nhẹ sụt xuống tới 84%; giá gạo giảm xuống còn 1/2. Lạm phát gia tăng ở Nhật: so với 1930, đồng Yen chỉ còn trị giá 56,3%; nhưng đến năm 1933 thì sụt mạnh - chỉ còn 35,56%; 3 triệu người dân thất nghiệp. Theo thống kê, đến 1933 đã có đến 998 cuộc đầu tranh của nhân dân.
Để giải quyết khó khăn trước mắt; từ năm 1931, Nhật Bản bắt đầu xâm nhập vào Trung Quốc. Sau thời kỳ ổn định khá ngắn ngủi, chính phủ Nhật mưu tính việc bành trướng ra bên ngoài để dành lại những gì mà họ cho là không thỏa mãn với Hòa ước Versailles. Sau khi chính phủ Wakatsuki bị đổ vào tháng 4/1927, tướng Tanaka lên làm Thủ tướng (1927 - 1929) lập tức thực hiện chính sách đối ngoại bành trướng công khai. Trong sớ gửi Thiên hoàng Showa (Đại Chính thiên hoàng), Tanaka vạch ra kế hoạch chinh phục Trung Quốc, Mông Cổ và Ấn Độ để công khai thách thức Mỹ, Anh và Liên Xô; đồng thời ông ta tham dự hội nghị Genève (1927) đề nghị xem xét lại thành phần hạm đội tại Hiệp ước Ngũ cường (1922) nhằm buộc các cường quốc thừa nhận quyền bình đẳng giữa Nhật với các nước khác về Hải quân. Hội nghị London (22/4/1930) được triệu tập, và Mỹ - Anh đồng ý với đề nghị tỉ lệ thành phần hải quân là 5 - 3 (tức là 60%) của chính phủ Nhật (về sau, sự đấu tranh kiên quyết của bè lũ chủ chiến Nhật đòi phải ngang bằng với Mỹ - Anh nhưng đã bị bác bỏ; Nhật tuyên bố từ 1936 là không bị ràng buộc bởi hệ thống Versailles - Washington nữa)
Năm 1927. chính phủ Nhật có được ưu thế đặc biệt ở Mãn Châu; chúng tăng cường quân đồn trú lên tới 30 vạn người, được "thuê" luôn cả Liêu Đông vì Liêu Đông chiếm tới 62,9% vốn đầu tư của Nhật. Mặc khác, Mãn Châu cũng luôn có đầy các lo ngại của chính phủ Nhật khi dân số tăng khá nhanh, lên 1 triệu người; thành phần cư dân Mãn Châu phức tạp (có nông dân, nhiều hơn có lẽ là tư bản Trung Quốc muốn xâm nhập để tranh giành khai mỏ và nguyên liệu ở Mãn Châu rất phong phú). Với lý do trên, sau hai lần đổ bộ vào Sơn Đông thất bại thì lập tức quân Nhật chuyển hướng xâm nhập Mãn Châu.
Lợi dụng quân đội Quốc dân Đảng bận chiến tranh với Đảng Cộng sản (1927 - 1937) và các nước phương Tây đang vướng vào Đại khủng hoảng (1929 - 1932), viên Bộ trưởng chiến tranh Miami trong cuộc họp ngày 4/8/1931 đã tuyên bố sẽ giải quyết "vấn đề Mãn Châu" bằng sức mạnh quân sự. 10 tối ngày 18/9/1931, một lực lượng Nhật thuộc đạo quân Quan Đông bí mật đánh mìn một đoạn đường sắt ở Liêu Điêu Cầu (gần Thẩm Dương), rồi vu cáo quân đội Trung Quốc để kiếm cớ xâm lược nước này. Sự kiện này khiến Trung Quốc bất ngờ: chính quyền Quốc dân Đảng cử người sang hòa giải, nhưng Nhật không đếm xỉa tới. Tại Nhật, chính phủ Tokyo của Wakatsuki rất bất bình trước hành động của quân đội Nhật và ra lệnh cấm không được mở rộng chiến tranh ở Mãn Châu; nhưng bọn chỉ huy không quan tâm. Tháng 9/1931, Ngoại trưởng Shidehara và Bộ trưởng tài chính Ynoue phản đối đề nghị gửi thêm quân qua Mãn Châu của Miami, nhưng Miami phớt lờ; buộc chính phủ Nhật phải chấp nhận sự việc đã rồi. Cuối tháng 9/1931, không có lệnh của Thiên hoàng, quân đội Nhật của tướng Hayasi Sendeyaro vượt biên giới tiến vào Mãn Châu. Trước hành động của quân Nhật ở Mãn Châu, chính quyền Quốc dân Đảng tiếp tục điều đình với Nhật; đồng thời gửi đơn khiếu nại lên Hội Quốc liên - nhưng Hội không tích cực giúp đỡ gì. Trong các cuộc họp, Hội Quốc liên chỉ ra văn bản yêu cầu Nhật rút quân (thậm chí cử phải đoàn Lytton sang điều tra chiến trường), nhưng bộ chỉ huy Nhật chống lại quyết liệt.

Năm 1935, phát xít Italia xâm lược Ethiopia. Khác với Đức, chủ nghĩa phát xít Italia lên cầm quyền rất sớm với việc Mussolini lên cầm quyền năm 1922. Italia cũng là nước thắng trận, nhưng không thỏa mãn Hòa ước Versailles. Năm 1930, Đại khủng hoảng ở Italia diễn ra và Italia bị thiệt hại nặng nhất: năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm mất 1/3 so với 1929; hơn 1 triệu người thất nghiệp, lương công nhân giảm đến 60%; gần 5 vạn mảnh ruộng bị bán mất vì thiếu hụt nguồn thu. Tháng 6/1933, Mussolini đề nghị với các nước ký "Hiệp ước tay tư" để xem xét vấn đề biên giới, nhưng bị bác bỏ thẳng thừng; hắn đe dọa: nếu không xét lại Hiệp ước tay từ thì "Hoàng đế đại bác sẽ lên tiếng". Tháng 3/1935, Italia ký hiệp ước liên minh với Pháp để đảm bảo liên minh với các nước thắng trận; nhưng việc Anh bất ngờ ký hiệp ước với Đức hạn chế hải quân mà không hỏi Italia và Pháp, khiến Italia tức giận và nước này lập tức đem quân xâm lược Ethiopia năm 1935.
Hành động của Italia khiến Hội Quốc liên ra lệnh "trừng phạt" kinh tế Italia, điều này khiến Italia rời xa liên minh Anh - Pháp mà xích lại gần Hitler. Đức ngay lập tức ủng hộ cuộc xâm lược Ethiopia của Italia, ký với Áo hiệp ước 1936. Nghiêm trọng hơn, Hitler chính thức mời Mussolini sang thăm Đức, ít lâu sau thì Italia ký với Đức bản Nghị định thư (tháng 10/1936) đánh dấu trục phát xít Berlin - Roma hình thành. Trong nội chiến Tây Ban Nha (1936), liên minh hai tên phát xít càng bền chặt khi Đức gửi 2 vạn lính, Italia gửi 4 vạn lính sang chiến đấu bên cạnh chính quyền phát xít Tây Ban Nha là Franco. Tháng 11/1937, Italia chính thức tham gia Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản, đánh dấu trục phát xít Berlin - Roma - Tokyo hình thành.

Khủng hoảng kinh tế thế giới giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Đức. Năm 1933, sản xuất công nghiệp giảm xuống 58% so với năm 1929; lương công nhân giảm xuống đến 50%, 9 triệu công nhân thất nghiệp; thu nhập bằng tiền trong kinh tế nông nghiệp giảm còn 1/3; nợ lại tăng lên tới 12 tỉ mác. Lập tức tư bản lũng đoạn Đức đã tìm lối thoát bằng cách thiết lập chế độ độc tài phát xít, nên không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi Đảng Quốc xã của Hitler ra đời (1919) đã không bị cấm đoán. Trong tác phẩm Cuộc chiến đấu của tôi, Đảng của Hitler vạch ra "Kế hoạch lục địa" nhằm xâm chiếm cả thế giới, mà nước Pháp là mục tiêu chủ yếu. Tại hội nghị giải trừ quân bị (tháng 2/1932), Hitler đòi phải bình đẳng về quân đội - tức là đòi quân đội Đức phải được 20 vạn người với quân dịch 6 năm, đòi phải dùng vũ khí hạng nặng.... Nhưng Anh - Pháp lại lấy cớ Đức đàn áp người Do Thái nên bác bỏ yêu sách này của Đức. Ngày 19/10/1933, Đức rút ra khỏi Hội Quốc liên. Ít lâu sau, Đức bất ngờ ký với Ba Lan hiệp ước bất tương xâm (để phá vỡ liên minh Pháp - Ba Lan, tạo điều kiện xâm nhập vào Liên Xô); khiến đại sứ Pháp ở Đức là F. Poncet phải cay đắng thốt lên: "Thái độ của Ba Lan (ngoại trưởng Beck) không phải là thái độ của người bạn mà là thái độ của kẻ thù đích thực". Chính phủ Pháp quyết liệt phản đối việc Đức tái vũ trang; thậm chí viên Tổng tham mưu trưởng quân Pháp còn tuyên bố: "chúng ta sẽ xem Đức mất bao nhiêu năm để đuổi kịp 20 tỉ mà chúng ta đầu tư vào vũ khí của chúng ta". Duroselle đánh giá chính phủ Pháp quá chủ quan khi viết về việc chính quyền Đức trong vài năm đã tăng số quân từ 10 vạn lên tới 1,5 triệu quân (số liệu năm 1938)

Trong bối cảnh đó, Liên Xô chủ trương liên kết với Anh và Pháp cùng chống lại nguy cơ phát xít xâm lược đang đến gần. Sau khi gia nhập Hội Quốc liên không lâu, Liên Xô có những góp ý xác đáng với Điều lệ của Hội Quốc liên - trong đó có điều khoản về quyền dân tộc cơ bản, chế độ ủy trị đối với một số nước. Chính phủ Liên Xô chỉ ra rằng, trong điều lệ của Hội Quốc liên không đề cập đến quyền bình đẳng giữa các chủng tộc là một thiếu sót lớn.
Trong bài phát biểu sau khi gia nhập Hội Quốc liên, Ngoại trưởng Liên Xô là Litvinov nói: "Hòa bình thế giới cần phải được tổ chức và chỉ có thể được tổ chức bằng kết quả của cuộc tăng cường sức mạnh tập thể và những bảo đảm vật chất tập thể". Cuối năm 1934, Liên Xô đấu tranh với các cương quốc để ký cho được Hiệp ước Phương Đông. Ngày 5/12/1935, Liên Xô ký với Pháp bản Nghị định thư Genève, trong đó hai bên cam kết không ký bất cứ hiệp ước này gây cản trở cho việc ký kết Hiệp ước Phương Đông (vài ngày sau Tiệp Khắc cũng tham gia Nghị định thư này). Theo lệnh của Litvinov, đại sứ Liên Xô là Potemkin đã ký với Ngoại trưởng Laval của Pháp bản Hiệp ước tương trợ song phương Xô - Pháp tại Paris (2/5/1935) với nội dung: khi một trong hai bên ký bị tấn công, bên còn lại có trách nhiệm hỗ trợ. Tháng 5/1935, Ngoại trưởng Tiệp Khắc là Benès ký với đại sứ Liên Xô là Alexandrovsky bản Hiệp ước tương trợ song phương Xô - Tiệp.

Trong khi Liên Xô rất tích cực để chống nguy cơ chiến tranh xảy ra, Pháp lại muốn giữ trật tự thế giới theo hướng có lợi cho mình. Chính viên Ngoại trưởng Laval trấn an đại sứ Đức như sau: "Bất cứ lúc nào cũng có thể hy sinh Hiệp ước ký với Liên Xô, nếu như đó là điều cần thiết để đạt được một thỏa thuận đầy đủ và dứt khoát đối với nước Đức". Để cho liên minh Xô - Pháp thành hiện thực, chính phủ Liên Xô đề nghị Pháp ký thêm hiệp định về quân sự; nhưng Laval lảng tránh và từ chối. Duroselle đã thừa nhận: 'trách nhiệm trước tiên thuộc về Laval".

* Nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939): sau khi chế độ độc tài Aznar-Cabañas bị lật đổ, Tây Ban Nha chuyển sang chế độ cộng hòa, nhưng thế lực phát xít vẫn còn len lỏi hoạt động ở một số nơi. Ngày 16/2/1936, chính phủ Manuel Azaña của Mặt trận Bình dân lên cầm quyền. Không cam chịu thất bại, lực lượng phát xít của Franco bắt đầu từ Maroc tiến về Tây Ban Nha chuẩn bị nội chiến chống lại chính phủ Mặt trận Bình dân. Nội chiến Tây Ban Nha lập tức bị "quốc tế hóa": Italia viện trợ 14 tỉ lia, 1.000 máy bay, 2.000 vũ khí hạng nặng, 10.000 vũ khí tự động, 700 xe tăng, 4 khu trục hạm, 2 tàu ngầm cùng 15 vạn quân "tình nguyện" Italia' Đức viện trợ 5 vạn quân. Đổi lại, phiến loạn Tây Ban Nha cung ứng cho Italia và Đức nguyên liệu, thực phẩm và cho phép Italia mở công ty tại Tây Ban Nha. Năm 1936 - 1937, lực lượng phiến loạn Tây Ban Nha bí mật ký với Italia và Đức hai bản Hiệp định song phương. Mục đích của Đức và Italia khi chiếm được Tây Ban Nha sẽ làm bàn đạp tấn công các nước châu Âu, chủ yếu là Anh và Pháp.
Quan điểm của các nước Pháp, Anh với nội chiến Tây Ban Nha như thế nào ? Ở Paris, chính phủ Mặt trận Bình dân của Blum mặc dù ủng hộ Cộng hòa Tây Ban Nha, nhưng không tiên liệu được các sự kiện ở Tây Ban Nha sẽ đi đến đâu. Anh lại tuyên bố: nếu Pháp giúp Tây Ban Nha mà lâm vào xung đột với Đức và Italia thì Anh sẽ không ủng hộ Pháp nữa. Đầu tháng 8/1936, chính phủ Pháp tuyên bố duy trì chính sách "không can thiệp" vào nội tình Tây Ban Nha. Ngày 15/8/1936, chính phủ Anh không bán dầu cho Tây Ban Nha. Ngày 9/9/1936, Ủy ban về việc không can thiệp TBN được thành lập với 27 nước tham gia (Mỹ, Liên Xô cũng tham gia cho có lệ). Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách hai mặt: một mặt, tiếp tục buôn bán dầu và cho Tây Ban Nha vay tiền; thì mặt khác người ta không có một biện pháp nào ngăn chặn sự can thiệp của phát xít Đức, Italia vào Tây Ban Nha. Riêng Liên Xô mặc dù tham gia Ủy ban không can thiệp, nhưng vẫn đứng vào phía cách mạng Tây Ban Nha. Nhân dân Liên Xô góp 47 triệu rúp, chính phủ Liên Xô cho vay đến 85 triệu USD cùng vũ khí, quân nhu và lương thực sang giúp đỡ quân Cộng hòa Tây Ban Nha. Dưới ảnh hưởng của Liên Xô, 53 nước trên thế giới đã gửi 35.000 quân tình nguyện sang chiến đấu bên cạnh quân cách mạng Tây Ban Nha. Nhưng do lực lượng quá chênh lệnh và chính sách thỏa hiệp của các cường quốc phương Tây, quân cách mạng Tây Ban Nha thất bại (tháng 4/1939)

2. Mâu thuẫn giữa các nước lớn và sự chuẩn bị chiến tranh thế giới
- Mâu thuẫn Anh + Đức: mặc dù Anh vẫn là cường quốc của thế giới, nhưng kinh tế luôn bị Đức cạnh tranh quyết liệt: sản xuất thép của Đức tăng lên 20 triệu tấn, vượt xa 13 triệu tấn của Anh; sản xuất điện của Đức tăng lên 49 tỷ Kw/h so với 33 tỷ Kw/h của Anh. Sản xuất công nghiệp của Đức lúc này là đứng đầu châu Âu, chỉ sau Mĩ. Không chỉ cạnh tranh về công nghiệp, Đức còn cạnh tranh mạnh với Anh về nông nghiệp khi tư bản Đức nhập khẩu (9%) và xuất khẩu (10%) sản phẩm vào các nước châu Âu. Hơn nữa, Đức xâm nhập chính trị thành công vào Bulgaria, Hungaria và Rumani bằng cách ủng hộ các lực lượng thân Đức ở các nước này để làm nội ứng cho công cuộc xâm lăng sau này, đánh bật ảnh hưởng của Anh - Pháp ra khỏi những nước này. Ở vùng Trung Cận Đông, Đức tung gián điệp vào chính quyền Iran và Thổ Nhĩ Kỳ; lan truyền sách báo vào khu vực này; bất chấp các chống trả yếu ớt của Anh. Ở châu Phi, Đức lớn tiếng đòi Anh trả lại các thuộc địa của Đức đã bị Anh chiếm trước đây. Ở Mỹ latinh, tư bản Đức xâm nhập rất hiệu quả với Anh: ở Brazil, Đức xuất khẩu vào nước này tới 25%, trong khi Anh chỉ 10%; ở Chile thì 26% của Đức và 9,5% của Anh...
- Mâu thuẫn Pháp + Đức: mâu thuẫn này không gây gắt bằng mâu thuẫn Đức - Anh ở Ba Lan, Rumani và Nam Tư. Giai cấp tư sản Pháp phần thì muốn làm "bạn hàng" với Ba Lan, Rumani, phần thì muốn xích lại gần Anh
- Mâu thuẫn Pháp + Italia: mối quan hệ này luôn bất ổn do tham vọng của Italia với các vùng Corse, Nice, Savoie và các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi như Tunisia, một phần Somalia. Tham vọng của Mussolini muốn chiếm Ethiopia làm bàn đạp chiến lược và biến Địa Trung Hải thành "ao nhà" của Italia
- Mâu thuẫn Mỹ + Đức: tháng 10/1937, hai nước bắt đầu có xung đột nhỏ về các hợp đồng tô nhượng ở Mexico. Năm 1938, Đức lợi dụng việc chính phủ Mexico tiến hành quốc hữu hóa để độc chiếm các mỏ dầu lớn ở Mexico. Tháng 5/1938, Đức bí mật trợ giúp cho bọn phản loạn trong nước Brazil để tìm cách lật đổ chính phủ Brazil thân Mỹ. Bất chấp các hoạt động chống phá của Đức, Tổng thống Roosevelt của Mỹ áp dụng biểu thuế quan để cấm hàng hóa Đức xâm nhập; đồng thời chính phủ Mỹ cũng ra sức ngăn cản âm mưu chia chát thuộc địa ở Mỹ latinh của Anh - Pháp để lợi dụng hai nước này suy yếu nhằm xâm nhập sâu vào Mỹ latinh.
+ Mâu thuẫn giữa Nhật với Mỹ, Anh và Pháp: Tháng 11/1938, chính phủ Konoe của Nhật Bản ra tuyên bố về "trật tự mới ở Đông Á" để khẳng định sự quan hệ "ràng buộc" giữa Nhật với các quốc gia Đông Á về các lĩnh vực. Ngay lập tức, các chính phủ Mỹ, Anh và Pháp lần lượt gửi công hàm yêu cầu Nhật "bảo vệ cho các kiều dân"; nhưng Nhật không thèm đếm xỉa điều này. Đầu năm 1939, quân Nhật đánh chiếm một số thành phố lớn của Trung Quốc và uy hiếp đến biên giới Đông Dương. Năm 1939, chính phủ mới là Hiranuma yêu cầu Anh và Mỹ phải thừa nhận cho Nhật quản lý các khu "tô giới" của nước Nhật tại Trung Quốc và biển, bất chấp phản đối dữ dội của Mỹ. Để đối phó lại, chính phủ Mỹ tuyên bố hủy bỏ Hiệp định thương mại Mỹ - Nhật ký năm 1931. Mâu thuẫn Nhật - Mỹ ngày càng trầm trọng thêm.
Thế nhưng, cho dù Đức có cạnh tranh cỡ nào cũng không vượt qua được Mỹ. Theo bảng thống kê năm 1937 thì nguồn lực của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới (kế đến là Đức, Anh, Pháp, Italia và Nhật). Tham vọng của Đức là muốn thống trị cả châu Âu và vùng Trung Cận Đông, châu Phi; nhưng trớ trêu thay là Đức toàn là nhập hàng xuất khẩu của Anh, Pháp vào (Đức mua 45% quặng sắt từ Anh; mua đến 89% lượng gang thép từ Anh, Mỹ và Hà Lan. Đức nhập sắt từ Thụy Điển; nhập vonfram từ Trung Quốc, Tây Ban Nha. Đức mua chủ yếu nhiều nhất từ Mỹ với 90,4% sắt thép, 76,9% máy bay và 64,7% ô tô...). Quá trình quân sự hóa của Đức nhanh hơn các nước khác; khi mà Anh và Mỹ mới chỉ bắt đầu quân sự hóa đất nước. Năm 1938 - 1939, Quốc hội Mỹ quyết định nâng trọng tải của Hải quân lên 20% và đóng mới 5.500 máy bay chiến đấu.

3. Từ hội nghị Munich đến chiến tranh thế giới
a. Đức tấn công Tiệp Khắc
Sau khi chiếm đóng Áo (tháng 3/1938), Hitler chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. Về lý do cho sự kiện này, trong toàn bộ liên minh của Pháp ở châu Âu thì Tiệp Khắc là hòn đá tảng lớn đối với chính an ninh của Pháp (tức là, Tiệp Khắc là "cái chốt" chặn lớn nhất để bảo vệ an ninh của Pháp ở châu Âu); đồng thời Tiệp cũng là cơ sở căn bản tạo dựng ảnh hưởng của Pháp ở Đông Nam châu Âu. Mặc khác, Tiệp Khắc có nền công nghiệp rất phát triển: năm 1937, khai thác than của Tiệp đạt 27,5 triệu tấn; sản xuất gang đạt 1,7 triệu tấn; thép là 2,3 triệu tấn; sản xuất 14,6 nghìn ô tô mỗi năm...
Để thôn tính Tiệp Khắc, Hitler dựng ra "vấn đề người Đức" ở vùng Sudetes, nơi có 1,2 triệu kiều dân Đức cư trú. Hitler nói: "trước khi đế quốc Áo - Hung tan rã, họ chưa bao giờ gắn bó với đế chế Đức. Họ ít nhiều hòa mình với người Tiệp. Cả hai dân tộc đều sống hòa thuận". Tuy nhiên, hoạt động mạnh của phát xít Đức khiến các thế lực thân Đức ở Tiệp Khắc trỗi dậy, nổi bật là "Đảng của người Đức ở Sudetes" do H. Heinlein cầm đầu.
Được Hitler ủng hộ, Heinlein lớn tiếng đòi chính phủ Tiệp phải cho Sudetes tự trị, đòi chính phủ hủy bỏ hiệp định tương trợ với Liên Xô... đã khiến chính quyền Tiệp Khắc bị đe dọa. Nhưng thái độ của Anh và Pháp không hoàn toàn giúp Tiệp chống Đức. Trong cuộc họp với Anh, Pháp đồng ý với Anh là trong trường hợp Đức đánh Tiệp Khắc, Pháp sẽ không đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ liên minh đã được cam kết với Tiệp. Hai chính phủ Anh và Pháp lần lượt gửi công hàm đề nghị chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức
Tháng 5/1938, quân Đức tập trung quân lực tiến vào đất Tiệp Khắc. Dưới áp lực của quần chúng, chính phủ Tiệp Khắc đưa quân ra bảo vệ Sudetes và cả nước Tiệp. Hành động của Tiệp khiến Anh - Pháp không hài lòng, nhưng hai nước này cũng cảnh báo sẽ đem quân can thiệp nếu Đức tiếp tục cuộc xâm lăng; khiến Đức buộc phải tạm thời rút quân ra khỏi Tiệp Khắc.
Ít lâu sau, tháng 4/1938 chính phủ Anh cử Huân tước Runciman đến đàm phán và gây áp lực buộc chính phủ Tiệp Khắc chấp nhận các đòi hỏi khắc nghiệt của Heinlein. Tiếp đó, chính phủ Mỹ cử đại sứ Wilson tại Berlin đến thuyết phục Tổng thống Benes của Tiệp Khắc: những đòi hỏi của Heinlein chẳng qua (ngoài mặt) chỉ muốn cải thiện cuộc sống của kiều dân Đức, mà sâu xa Đức muốn tiến tới thủ tiêu hiệp ước Xô - Tiệp. Từ đó, Wilson khuyên Tiệp không trông vào giúp đỡ từ Hoa Kỳ (!?) Dưới sức ép của Anh và Mỹ, chính phủ Tiệp Khắc buộc phải chấp nhận hầu hết (7 trong 8 điểm) của Đảng do Heinlein cầm đầu vào tháng 8/1938.
Trước hành động của Anh - Mỹ, Hitler xúi giục Italia thúc đẩy chiếm đóng luôn Tiệp Khắc. Dưới phụ họa của Đức và Nhật, Mussolini lấy cớ người Đức ở Sudetes bị hành hạ và không bảo vệ mình, Đức phải có "trách nhiệm" "giải cứu" (!?) Tháng 9/1938, Italia và Nhật Bản ra văn bản đòi thủ tiêu Tiệp Khắc. Nhưng nhân dân Tiệp Khắc ủng hộ quân chính phủ đánh tan bọn phản loạn Sudetes, buộc Heinlein phải chạy sang Đức.

b. Hiệp ước Munich - Tiệp Khắc bị chiếm đóng
Dù Tiệp Khắc được tạm thời giải phóng, nhưng Đức vẫn xúc tiến âm mưu chiếm đóng Tiệp Khắc, bất chấp sự "ngăn cản" nửa vời của Anh - Pháp - Mỹ. Trước lời đe dọa tiêu diệt Tiệp Khắc của phe phát xít, thủ tướng Chamberlain của Anh vội bay đến Berchtesgaden (15/9/1938) để nghe Hitler yêu sách: Đức đòi thủ tiêu hiệp ước tương trợ Xô - Tiệp, cho Tiệp Khắc được "tự trị" theo công thức y đưa ra. Chamberlain về nước và họp bàn với chính phủ Anh về yêu sách của Hitler. Ngày 18/9/1938, Anh và Pháp họp Hội nghị London và ra ngay công hàm buộc Tiệp Khắc phải chấp nhận hết các yêu sách của Hitler.
Chính phủ Tiệp Khắc bác bỏ công hàm trên với lý do các quyết định liên quan đến Tiệp Khắc đều phải trưng cầu dân ý. Nhưng Anh, Pháp phớt lờ và lập tức gửi ngay tối hậu thư buộc Tổng thống Benes chấp nhận yêu sách của Đức; rằng nếu Tiệp kháng cự thì Anh - Pháp sẽ không hỗ trợ gì cho Tiệp Khắc nữa. Ngày 21/9/1938, Tiệp Khắc buộc phải nhượng bộ; nhưng chính phủ Tiệp lập tức tổng động viên quân dân Tiệp chuẩn bị đánh quân Đức xâm lăng.
Trước nguy cơ chiến tranh Tiệp đang đến gần, Hitler lại tiếp tục yêu sách mới: y đòi được chiếm hữu Sudetes và buộc Tiệp chấp nhận thêm các yêu sách mới của chính phủ độc tài Ba Lan và chính phủ phát xít Hungary. Với yêu sách mới của Hitler, Chamberlain cố thuyết phục nội các Anh chấp nhận yêu sách trên. Tổng thống Roosevelt của Mỹ ngay sau đó đã đề nghị Đức, Italia, Tiệp, Pháp và Anh hãy nhanh chóng thỏa thuận (kế đó 17 nước Mỹ latinh cũng ra công hàm yêu cầu nhanh chóng thỏa thuận). Viên Ngoại trưởng Cordell Hull của Mỹ bày tỏ rằng cần nhanh chóng tổ chức hội nghị về vấn đề Tiệp Khắc để giải quyết nhanh yêu sách của Đức; đồng thời "tạo điều kiện" cho Đức rảnh tay nhòm ngó các nước phía Đông và Đông Nam Âu. Về phần mình, cố vấn của Anh là Wilson cố thuyết phục Hitler "từ bỏ" dần lập trường với Tiệp Khắc, nhưng y phớt lờ hết. Ngày 27/9/1938, Hitler tuyên bố sẽ tổng động viên quân đội lúc 2 giờ ngày 28/9/1938; đến sáng 28/9 thủ tướng Anh Chamberlain bày tỏ muốn gặp Hitler, nhờ Mussolini làm trung gian để thủ tướng Anh đề nghị Hitler hoãn lại lệnh tổng động viên trong 24 giờ, để Anh còn thì giờ triệu tập gấp Hội nghị Tứ cường về vấn đề Tiệp Khắc. Nghe lời khuyên của Mussolini, Hitler đồng ý triệu tập Hội nghị Tứ cường

II.
III.

Tài liệu tham khảo:
1. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế (1917 - 1945), Nxb Giáo dục, 2002
2. J. Duroselle, Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1919 đến nay, Paris
3. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại (1929 - 1945), Nxb Giáo dục, 1978
(cùng một số tài liệu khác, sẽ giới thiệu sau)
 
Top Bottom