Sử Một số tổ chức quốc tế trên thế giới

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: bài này trích lược một số tổ chức quốc tế trên thế giới, lấy từ sách: Trần Nam Tiến (2008), Sổ tay tra cứu chữ viết tắt quốc tế thông dụng của Nxb Giáo dục. Xin được giới thiệu (bài này sẽ sắp xếp các tổ chức theo năm thành lập)

- Ngày 8/1/1912, Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress, ANC) được thành lập tại Cộng hòa Nam Phi với mục tiêu là đấu tranh chống chế độ Apartheid. Văn kiện đầu tiên là "Tuyên ngôn châu Phi" và "Tuyên ngôn hành động"; từ 1955 đến nay là "Hiến chương tự do". Sau vụ đàn áp năm 1960, ANC rút vào hoạt động bí mật thông qua tổ chức "Ngọn gió dân tộc", phát động chiến tranh du kích trên toàn lãnh thổ Nam Phi. Cuộc đấu tranh cuối cùng giành kết quả to lớn: đầu năm 1990, các đảng phái chính trị được ra hoạt động công khai. Sau cuộc bầu cử vào tháng 4/1994, Chủ tịch Nelson Mandela chính thức trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.
- Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế các nước Đông Âu (Soviet Economisisikoi Vzaimopamosi, SEV) được thành lập bởi Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungaria, Ba Lan và Rumani. Cuối thập niên 80 thêm 4 nước nữa (Việt Nam gia nhập năm 1978). Mục tiêu chính là: trao đổi kinh tế, viện trợ kỹ thuật và hội nhập theo các kế hoạch hợp tác quốc tế về sản xuất và đầu tư. SEV có 1 chủ tịch, Ban Thư ký, 4 Ủy viên Hội đồng, 24 Ủy ban thường trực, 6 cơ quan Liên quốc gia, 2 viện khoa học... Các thành viên bỏ phiếu bình đẳng. Ngày 28/6/1991, SEV bị giải thể.
- Ngày 4/4/1949, Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO; North Atlantic Treaty Organization) được thành lập ở Washington. Các thành viên đầu tiên là Mĩ, Anh, Pháp, Canada, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lurxemburg, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Nauy, Iceland (hiện nay là 27 nước). NATO quy định nếu một thành viên bị tấn công vũ trang thì các thành viên khác phải nhanh chóng giúp đỡ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, kế là Ủy ban kế hoạch phòng thủ, Ủy ban quân sự do Tổng thư ký đứng đầu. Trụ sở của NATO ở Brussel (Bỉ)
- Ngày 8/9/1954, Tổ chức Hiệp ước các nước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập, gồm 8 nước thành viên tham gia đầu tiên. Mục đích chính là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều hành là Hội đồng Bộ trưởng và Ban Thư ký. Sau khi Pháp và Pakistan rút lui, tổ chức này nhanh chóng suy yếu và bị giải tán vào ngày 30/6/1977
- Năm 1957, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập sau khi Hiệp ước Rome được ký kết. EC chính là tên của Cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom). Năm 1958 đổi tên thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Mục đích của EC là xóa bỏ các tập đoàn kinh tế lũng đoạn, tiến hành phúc lợi xã hội và kinh tế và thống nhất lập ra các biểu giá chung
- Tháng 2/1960, Hiệp hội Mậu dịch Tự do Mĩ latinh (LAFTA) được thành lập, gồm 11 thành viên. Mục đích của Hội: tăng cường buôn bán giữa các hội viên, phát triển kinh tế và văn hóa khu vực, thúc đẩy nhất thể hóa khu vực. Cao nhất là Hội đồng Bộ trưởng, rồi Hội nghị các bên ký kết, Ban Chấp hành thường trực, Ban Thư ký.... Trụ sở ở Montevideo (Uruguay)
- Năm 1961, Malaysia cùng với Philippines và Thái Lan thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia, ASA). Đến năm 1963, Malaysia bất ngờ sát nhập thêm bang Sabah và Sarawak thành Liên bang Malaysia nên tổ chức này chấm dứt tồn tại
- Năm 1963, thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU, Organization of African Unity), gồm 53 thành viên, riêng Maroc rút vào năm 1984. Mục đích: hợp tác chính trị và kinh tế giữa các thành viên, củng cố đoàn kết giữa các nước, thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước châu Phi... Cơ quan cao nhất là Hội đồng, hành pháp là Hội đồng các Bộ trưởng Ngoại giao; Ban Tổng thư ký làm nhiệm vụ hành chính. Tháng 7/1992, OAU chính thức bị thay thể bằng Liên minh châu Phi (AU) do sáng kiến của Gaddafi (Libya) và được mở rộng hơn trước.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of South - East Asian Nations) được thành lập ở Bangkok. Các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên). Mục đích của ASEAN: thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa; bảo đảm hòa bình và ổn định khu vực; thúc đẩy hợp tác tích cực trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật; duy trì hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác. Nguyên tắc hoạt động là nhất trí. Cơ cấu hoạt động: đứng đầu là Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng, Ban thư ký...
- Năm 1970, nhóm các nước và khu vực như Hongkong, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan phát triển kinh tế nhanh, trở thành những "nước công nghiệp mới" (NICs) hay "những con hổ châu Á". Các nước NICs tiếp theo là Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia và Nam Phi; Trung Quốc và Ấn Độ là những trường hợp đặc biệt
- Ngày 26/5/1972, Liên Xô và Mĩ ký kết Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (Anti - Ballistic Missile, ABM). Hiệp ước này ngăn cấm triển khai hệ thống phòng thù quốc gia chống lại sự tấn công của tên lửa đạn đạo; quy định mỗi nước có quyền triển khai đúng một khu vực chống tên lửa đạn đạo được giới hạn nhằm bảo vệ thủ đô của quốc gia đó. Để xúc tiến thực thi Hiệp ước, hai cường quốc thành lập Hội đồng cố vấn thường trực và tổ chức họp mặt ít nhất hai lần trong một năm. Hiệp ước này có vai trò quan trọng làm giảm đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân tấn công.
- Ngày 1/8/1973, Cộng đồng Caribbean được thành lập theo Hiệp ước Chaguaramas với bốn thành viên đầu tiên là Barbados, Jamaica, Guyana, Trinidad và Tobago; thay thế Hiệp hội Tự do Thương mại Caribbean (CARICOM). Cộng đồng Caribbean quan hệ đa phương với Surinam, Haiti; hiện tại có 15 thành viên chính thức và 5 thành viên không chính thức. Các cơ quan chính là Ban thư ký, Tòa án.
- Năm 1989, theo sáng kiến của Thủ tướng Australia là B. Hawke, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation, APEC) được thành lập. Các thành viên đầu tiên gồm: Australia, Brunei, Canada, Hàn Quốc, Mĩ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan. Các năm kế tiếp kết nạp thêm 6 thành viên nữa (cuối cùng là Chile, tháng 11/1994). Mục tiêu là loại bỏ các trở ngại và khuyến khích các nước ra kế hoạch riêng để phát triển đất nước. Ba lĩnh vực hợp tác chính: tự do hóa thương mại và đầu tư, hỗ trợ thương mại và đầu tư hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Về phương thức hoạt động, APEC thông qua tham vấn và nhất trí để ra các hiệp định. Cơ quan cao nhất là Hội nghị thượng đỉnh; kế đó là Hội nghị Bộ trưởng thường niên và Ban Thư ký.
- Năm 1991, Khối thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR) được thành lập theo Hiệp ước Asunción; gồm các thành viên: Brazil, Uruguay, Paraguay và Arhentina. Mục đích: phát triển mậu dịch tự do và lưu thông hàng hóa dễ dàng. Cao nhất là Hội nghị thượng đỉnh, nhưng ra quyết định chính thì là Hội đồng Bộ trưởng.
- Năm 1992, Liên minh châu Âu (EU) được thành lập theo tinh thần Hiệp ước Maastricht. EU là một liên minh liên chính phủ. Hoạt động chính của EU: thiết lập một liên minh thuế quan, đồng tiền chung, chính sách nông nghiệp chung, chính sách thương mại chung. Cơ quan quan trọng nhất là Hội đồng liên minh châu Âu (25 thành viên), Ủy ban châu Âu (25 thành viên), Quốc hội châu Âu (750 thành viên) và Tòa án châu Âu. Thủ đô không chính thức là Brussel (Bỉ)
- Tháng 1/1992, các nước ASEAN ký kết Tuyên bố Singapore thành lập Tổ chức AFTA (Khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, Asean free trade area) với mục đích giảm thuế quan cho từng nước ASEAN; hiện có 10 thành viên ASEAN tham gia tổ chức này. Mục tiêu đầu tiên là loại bỏ hàng rào thuế quan và hút đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao sức cạnh tranh bằng hàng hóa thế giới; và AFTA cho phép các thành viên tự do áp dụng mức thuế với các nước không phải thành viên. Qua vài năm, AFTA nỗ lực loại bỏ hàng rào phi thuế quan, định giá và đề ra các quy định, sự phát triển của các bằng cấp tiêu chuẩn chung.
- Ngày 25/7/1994, ARF được thành lập. Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN họp ở Singapore vào năm 1993 đã ra mắt Diễn đàn khu vực ASEAN (Asean Regional Forum, ARF) vào đúng ngày 25/7/1994 tại Bangkok (Thái Lan). Mục tiêu chính là: đẩy mạnh đối thoại và tham vấn các vấn đề về chính trị, an ninh, các mối quan tâm và lợi ích chung. ARF bao gồm 27 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN (Papua New Guinea), cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp vào ARF vào năm 2005. Tiêu chuẩn tham gia ARF: (1) phải là quốc gia độc lập, tán thành và hợp tác với nhau nhằm đạt mục tiêu chung; (2) nếu tham gia thì các thành viên phải tác động đến hòa bình, an ninh trong hoạt động của Diễn đàn; (3) mở rộng dần dần để tạo sự hiệu quả của ARF.
- Tháng 3/1996, Tiến trình Hợp tác Á - Âu (Asia Europe Meeting, ASEM) được thành lập tại Bangkok theo sáng kiến của Singapore tại Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ nhất. ASEM có 26 thành viên, gồm 7 nước Asean và 3 nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), 15 nước thuộc EU. Tổng dân số khoảng 2,3 tỉ người, tổng thu nhập quốc dân năm 2002 đạt 14.849 tỉ USD. Thể thức cao nhất là Hội nghị cấp cao (làm luân phiên giữa Á - Âu), các Hội nghị cấp Bộ trưởng; không có Ban thư ký mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên. Nguyên tắc hoạt động là đồng thuận. ASEM hoạt động trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - tài chính, hợp tác ở các lĩnh vực khác.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Bella Dodo
Top Bottom