Sinh 9 Một số phương pháp giải bài tập đột biến gen

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,520
316
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào ;) tại đây mình xin gửi đến các bạn "Một số phương pháp giải bài tập Đột biến gen cơ bản".Mong rằng sẽ có ích với bạn :Tonton9
[#1]

CÁCH XÁC ĐỊNH BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN.
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc gen khi biết dạng đột biến và ngược lại xác định dạng đột biến khi biết sự thay đổi cấu trúc gen.

Dạng đột biến

Sự thay đổi cấu trúc gen

Mất 1 cặp nuclêôtit

- Số nuclêôtit giảm đi 2.
- Chiều dài gen giảm đi 3,4 Å, khối lượng gen giảm đi 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit giảm đi 2.
- Số liên kết hiđro giảm 2 (mất cặp A-T) hoặc giảm 3 (mất cặp G – X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

Thêm 1 cặp nuclêôtit

- Số nuclêôtit tăng lên 2.
- Chiều dài gen tăng 3,4 Å, khối lượng gen tăng thêm 600 đvC.
- Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit tăng lên 2.
- Số liên kết hiđro tăng 2 (thêm cặp A-T) hoặc tăng 3 (thêm cặp G – X)
- Trình tự nuclêôtit thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

Thay thế cặp nuclêôtit

- Số nuclêôtit không đổi.
- Chiều dài và khối lượng gen không đổi
- Số liên kết hóa trị không đổi
- Số liên kết hiđro tăng 1 nếu thay cặp A – T bằng cặp G – X và giảm 1 nếu thay cặp G – X bằng cặp A – T hoặc không đổi nếu thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
- Chỉ thay đổi 1 cặp nuclêôtit trong trình tự gen.
[TBODY] [/TBODY]

2. Xác định đột biến gen khi biết sản phẩm prôtêin tạo ra từ khuôn mẫu gen đột biến và ngược lại xác định sự thay đổi prôtêin khi biết dạng đột biến gen.


Dạng đột biến gen

Sự thay đổi trong cấu trúc prôtêin

Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit

- Số lượng axit amin tăng lên nếu sự dịch chuyển các bộ ba làm bộ ba kết thúc không xuất hiện và giảm đi nếu sự dịch chuyển làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
- Thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.

Thay thế cặp nuclêôtit

- Số lượng axit amin không đổi nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới.
- Số lượng axit amin tăng nếu đột biến xuất hiện ở bộ ba kết thúc và thay nó bằng bộ ba mã hóa.
- Số lượng axit amin giảm nếu đột biến xảy ra ở bộ ba mã hóa và biến nó thành bộ ba kết thúc sớm.
- Thành phần, trật tự sắp xếp axit amin không đổi khi bộ ba mới và bộ ba cũ cùng mã hóa 1 axit amin; chỉ thay đổi 1 axit amin nếu bộ ba mới và bộ ba cũ mã hóa 2 loại axit amin khác nhau.
[TBODY] [/TBODY]

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
To be continued:Tonton14

 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,520
316
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
[#2] MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:

- Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng:
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ cơ bản:
Gen A bị đột biến thành gen a có số liên kết hyđrô nhiều hơn gen A 1 liên kết nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?

Giải:
- Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột biến a nhiều hơn gen ban đầu A là 1 liên kết.
- Đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X.
Ví dụ :
Gen A dài 4080 Aº, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ [imath]\frac{A}{G}[/imath] = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.

Giải:
- Đột biến không thay đổi chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
[imath]N_{A}[/imath] = [imath]\frac{4080}{3,4}.2=2400[/imath]

A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = 2400.20% = 480. => [imath]\frac{A}{G}[/imath] =[imath]\frac{3}{2}[/imath] = 1,5.
- Gen đột biến có =1,4948, tỷ lệ [imath]\frac{A}{G}[/imath] giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
=> Gen a có:
[imath]\left\{\begin{matrix} A_{a}=1,494 G_{a} & & \\ 2A_{a}+2G_{a}=2400 & & \end{matrix}\right.[/imath]
-> [imath]A_{a}=719 , G_{a}=481[/imath]
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881

Bài tập vận dụng :
Gen B có chiều dài 10200 A0 , Có số nuclêôtit loại A = 1200.
a/ Tính số lượng các loại nuclêôtit trong gen B.
b/ Tính tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trong gen B.
c/ Gen B đột biến thành gen b. Gen đột biến b hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định số lượng các loại nuclêôtit trong gen b.
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Cao Bằng năm học 2011 – 2012)

-------------------------------------------
Chủ đề tiếp theo : Dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của gen.
@thinhminhlan @thaothichhoctoan @Nguyễn Thúy Hà 94 @Thaoan0207 vô ủng hộ topic của mình nầu :D[/tex]
 
Last edited:

Phuongg Ahn

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng ba 2019
192
214
86
Lào Cai
trường trung học cơ sở số 1 xuân quang
[#2] MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN
1. Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen.
a. Phương pháp:
- Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
- Đột biến gen không thay chiều dài nhưng:
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ cơ bản:
Gen A bị đột biến thành gen a có số liên kết hyđrô nhiều hơn gen A 1 liên kết nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định dạng đột biến?

Giải:
- Dựa vào chiều dài của 2 gen bằng nhau, nhưng số liên kết hyđrô của gen đột biến a nhiều hơn gen ban đầu A là 1 liên kết.
- Đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X.
Ví dụ :
Gen A dài 4080 Aº, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ [tex]\frac{A}{G}[/tex] = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.

Giải:
- Đột biến không thay đổi chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
[tex]N_{A}[/tex] = [tex]\frac{4080}{3,4}.2=2400[/tex]

A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = 2400.20% = 480. => [tex]\frac{A}{G}[/tex] =[tex]\frac{3}{2}[/tex] = 1,5.
- Gen đột biến có =1,4948, tỷ lệ [tex]\frac{A}{G}[/tex] giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
=> Gen a có:
[tex]\left\{\begin{matrix} A_{a}=1,494 G_{a} & & \\ 2A_{a}+2G_{a}=2400 & & \end{matrix}\right.[/tex]
-> [tex]A_{a}=719 , G_{a}=481[/tex]
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881

Bài tập vận dụng :
Gen B có chiều dài 10200 A0 , Có số nuclêôtit loại A = 1200.
a/ Tính số lượng các loại nuclêôtit trong gen B.
b/ Tính tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trong gen B.
c/ Gen B đột biến thành gen b. Gen đột biến b hơn gen B một liên kết hiđrô nhưng chiều dài hai gen bằng nhau. Xác định số lượng các loại nuclêôtit trong gen b.
(Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Cao Bằng năm học 2011 – 2012)

-------------------------------------------
Chủ đề tiếp theo : Dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của gen.
@thinhminhlan @thaothichhoctoan @Nguyễn Thúy Hà 94 @Thaoan0207 vô ủng hộ topic của mình nầu :D
em nộp bài chị owiii topic này hay lắm ạ :v có phần lq đến aa trong phương pháp của chị em giờ mới biết :D cái này trong sách ôn của em còn chưa có nè
259589063_321594480009800_4153999265864975474_n.jpg
 

Attachments

  • 259589063_321594480009800_4153999265864975474_n.jpg
    259589063_321594480009800_4153999265864975474_n.jpg
    58.3 KB · Đọc: 5
  • 259589063_321594480009800_4153999265864975474_n.jpg
    259589063_321594480009800_4153999265864975474_n.jpg
    58.3 KB · Đọc: 6

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,520
316
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
Xin chào :D , một thời gian rồi chưa quay lại với dạng tiếp theo :< hôm nay mình xin cung cấp thêm 2 dạng của Chuyên đề này :) cùng theo dõi và làm bài tập vận dụng cùng mình nhe :33
---------​

Dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen, không làm thay đổi số lượng từng loại nucleotit.

a. Phương pháp:

- Là dạng đột biến đảo vị trí 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. Số cặp đảo càng nhiều thì sự thay đổi cấu trúc protein càng lớn.

Dạng đột biến đảo cặp nucleotit:

+ Không làm thay đôi tổng số nucleotit

+ Không làm thay đổi số lượng từng loại Nu

+ Không làm thay đổi chiều dài gen

+ Không làm thay đổi số liên kết hydro

+ Chỉ làm thay đổi trật tự axit amin và có thể làm giảm số axit amin trong phân tử protein do gen đó tạo nên.

b. Ví dụ minh họa:
Một gen bị đảo cặp nucleotit thứ 21 sang thứ 22 và ngược lại. Dạng đột biến này làm thay đổi tối đa bao nhiêu aa có trong phân tử protein do gen đó quy định?
Hướng dẫn:
- Cặp Nu thứ 21 và 22 đảo vị trí sẽ làm thay đổi tối đa 2 aa là aa thứ 7 và thứ 8.
---------------​

Tính sự thay đổi số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến khi qua x lần nhân đôi.

a. Phương pháp:
- Áp dụng công thức :

[imath]∆ G = ∆ X = G(2^x - 1) – Gđb(2^x - 1)[/imath]
[imath]∆ A = ∆ T = A(2^x - 1) – Ađb(2^x - 1)[/imath]

Hoặc:
[imath]∆ G = ∆ X = Gđb(2^x - 1) – G(2^x - 1)[/imath]
[imath]∆ A= ∆ T = Ađb(2^x - 1) – A(2^x - 1)[/imath]

b. Ví dụ minh họa:

Gen A mất 1 liên kết hydro đột biến thành gen a và bị thay đổi chiều dài. Khi 2 gen này nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cung cấp từng loại cho gen A tăng hay giảm bao nhiêu lần so với gen chưa bị đột biến? ( Biết đột biến chỉ liên quan đến 3 cặp nucleotit)
Hướng dẫn:
Đột biến làm giảm 1 liên kết hydro và làm thay đổi chiều dài của gen thuộc các trường hợp sau:
Thay 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T và thêm 1 cặp A – T
Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X và mất 1 cặp A – T
Thay 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X và mất 1 cặp G - X
Vì đột biến chỉ liên quan đến 3 cặp nu nên chỉ có trường hợp 2 là thỏa mãn yêu cầu. như vậy: Mất 2 cặp A – T , thêm 1 cặp G – X.
- Gđb = Xđb = G + 1
- Ađb = Tđb = A – 2
Khi gen nhân đôi 2 lần:
[imath]∆ G = ∆ X = Gđb(2^x - 1) – G(2^x - 1) = (G + 1).3 – 3.G = 3[/imath]
[imath]∆ A = ∆ T = A(2^x - 1) – Ađb(2^x - 1) = 3. A – ( A- 2).3 = 6[/imath]
Như vậy :
G và X tăng 3 Nu, A và T giảm 6 Nu.
-------------------
Một số bài tập vận dụng:
Câu 1:
Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ [imath]\frac{A+G}{T+X}[/imath]?
(Đề thi chọn HSG tỉnh Bắc Giang 2012 - 2013)

Giải thích:
- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; G=X
Nên tỉ lệ luôn không đổi.

Bài 2:
Một gen ở vi khuẩn E. coli dài 0,51 µm có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến, sau đột biến gen tăng thêm 2 liên kết hiđrô.
a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit của gen ban đầu.
b. Em hãy cho biết dạng đột biến gen này là gì?

(Đề thi chọn HSG Nam Định 2010 - 2011)
@thinhminhlan @Nguyễn Thúy Hà 94 @Thaoan0207
-----------------------
Trên đây là một số dạng mình cung cấp cho các bạn , mong rằng sẽ giúp một phần trong ôn thi HSG ,ôn thi vào 10 chuyên :>
Chúc bạn học tốt ;) hẹn gặp lại vào topic mới nhé :rongcon29
 
Top Bottom