Hóa 12 Một số kinh nghiệm nhỏ xử lý giả thiết muối trong bài tập este VD,VDC

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,597
361
Hải Phòng
....
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài tập este thì phần xử lý muối có lẽ là phần làm nhiều bạn ngại nhất,đặc biệt khi có muối của phenol nên mình viết topic này đúc kết lại 1 số kinh nghiệm bản thân mình rút ra trong quá trình học,mọi người có thể tham khảo.
Nếu có góp ý thêm có thể liên hệ với mình qua hội thoại nhé.
1.Mô hình quy đổi cho hỗn hợp muối (ở đây mình trình bày với muối của Na,trường hợp K tương tự)
Nếu bạn đã quen với tư duy quy đổi thì mô hình này cũng không có gì xa lạ,và theo mình thì đó là cách quy đổi tối ưu nhất rồi.
a.Quy đổi hỗn hợp muối không chứa muối của phenol
[tex]\left\{\begin{matrix} COONa:a^{mol}\\CH_{2}:b^{mol} \\ H_{2}:c^{mol} \end{matrix}\right.[/tex] [tex]+O_{2}\rightarrow Na_{2}CO_{3}+CO_{2}+H_{2}O[/tex]
Ta sẽ luôn có
[tex]n_{COONa}=a=2n_{Na_{2}CO_{3}}=n_{NaOH_{pu}}[/tex] (Bảo toàn Na)
[tex]n_{O_{2}}=0,25n_{COONa}+1,5n_{CH_{2}}+0,5n_{H_{2}}[/tex] (Chứng minh bằng bảo toàn electron hay viết phương trình đốt cũng được)
Sử dụng thêm bảo toàn C;bảo toàn H,BTKL ta sẽ giải được a,b,c (Nếu đủ giả thiết số)
b.Quy đổi hỗn hợp muối có chứa muối của phenol .
E:[tex]\left\{\begin{matrix} COONa:a^{mol}\\C_{6}H_{5}ONa:b^{mol} \\ CH_{2}:c^{mol} \\ H_{2}:d^{mol} \end{matrix}\right.[/tex][tex]+O_{2}\rightarrow Na_{2}CO_{3}+CO_{2}+H_{2}O[/tex]
Ta sẽ luôn có
[tex]n_{COONa}+n_{C_{6}H_{5}ONa}=a+b=2n_{Na_{2}CO_{3}}=n_{NaOH_{pu}}[/tex] (Bảo toàn Na)
[tex]n_{O_{2}}=0,25n_{COONa}+7n_{C_{6}H_{5}ONa}+1,5n_{CH_{2}}+0,5n_{H_{2}}[/tex] (Chứng minh bằng bảo toàn electron hay viết phương trình đốt cũng được)
Sử dụng thêm bảo toàn C;bảo toàn H;BTKL ta sẽ giải được a,b,c,d (Nếu đủ giả thiết số)
2.Áp dụng tương quan đốt để xử lý giả thiết muối (thường áp dụng để xử lý nhanh hỗn hợp muối của phenol ,có số lk pi khác nhau)
Ta có công thức tương quan đốt X : [tex]n_{CO_{2}}-n_{H_{2}O}=n_{X}.(k-1)[/tex]
Với k:độ bất bão hòa của X.
[tex]\rightarrow[/tex] khi đốt hỗn hợp muối X,Y,Z,....
[tex]n_{CO_{2}}-n_{H_{2}O}=(k_{X}-1)n_{X}+(k_{Y}-1)n_{Y}+(k_{Z}-1).n_{Z}......[/tex]
Áp dụng cho hỗn hợp ta vừa quy đổi bên trên:
Để cho mn dễ hình dung thì mình ví dụ trong E gồm 2 muối Y,Z với Z là muối của phenol.
[tex]\rightarrow n_{CO_{2}}-n_{H_{2}O}=(k_{Y}-1)n_{Y}+(k_{Z}-1).n_{Z}[/tex]
Nếu ta đặt [tex]y= k_{Y}-1;z= k_{Z}-1[/tex] thì [tex]n_{CO_{2}}-n_{H_{2}O}=y.n_{Y}+z.n_{Z}[/tex]
Sau khí quy đổi ta đã giải được [tex]n_{COONa};n_{C_{6}H_{5}ONa}[/tex] nên có thể nhanh chóng nhẩm ra y và z từ đó suy ra dạng từng muối,còn nếu không nhẩm nhanh được thì có thể dùng Casio,mình sẽ hướng dẫn ở phần ví dụ minh họa.
Lưu ý:
  • Mọi người có thể áp dụng 2 mô hình quy đổi trên mà không cần lo hỗn hợp E no hay chưa nhé
  • Khi áp dụng tương quan đốt cho muối cần nhớ C trong E còn ở trong [tex]Na_{2}CO_{3}[/tex],đừng nhanh tay lấy tổng mol C trừ tổng mol [tex]H_{2}[/tex] ròi ngồi thắc mắc sao giải không ra nhé
Ví dụ minh họa: (Đang cập nhật)

P/S: Đây là topic bổ trợ cho topic Este-Lipit VDC
 
Last edited:
Top Bottom