- 23 Tháng chín 2018
- 576
- 782
- 161
- TP Hồ Chí Minh
- Đại học sư phạm tphcm


Vì sao một số tác phẩm nghệ thuật cổ lâu ngày lại hóa đen?
Sơn màu dùng để vẽ tranh thường có hợp chất của chì. Những tác phẩm nghệ thuật dần thẫm đi vì trong không khí có chứa hidro sunfua H2S, chuyển hợp chất của chì thành PbS có màu đen.
Nếu dùng dung dịch hidro peroxit H2O2 để rửa thì sẽ thành chì sunfat có màu trắng:
PbS + 4H2O2 ---> PbSO4 + 4H2O.
Tại sao có chì trong xăng?
Không phải trong xăng có tạp chất của chì mà chì vốn được cho vào trong xăng để chống nổ. Khi đã có hỗn hợp gồm nhiên liệu (xăng) và không khí (có O2) chỉ cần có tia lửa điện bugi bắn ra là sẽ làm phản ứng cháy xảy ra làm chuyển động pittong của động cơ. Nhưng mà có nhiều loại động cơ công suất khác nhau do khả năng nén hỗn hợp nhiên liệu mạnh hơn trước khi có tia lửa điện. Nhưng điều này có thể gây nổ bất thần. Để tránh nổ người ta phải cho vào xăng một chất lỏng chống nổ: chì tetraetyl Pb(C2H5)4. Không cần nhiều, chỉ 1g cho 1 lít xăng.
Điều đáng nói là hợp chất này rất độc nên mọi người tuyệt đối không dùng miệng để hút ống xi phông để lấy xăng.
Vì sao khi để rất lâu ngoài không khí, bạc bị sẫm màu đi?
Trong không khí thường có khí hidro sulfua H2S. Khí này tác dụng với bạc thành Ag2S có màu đen.
Để lau sạch vết đen này có thể dùng dung dịch natri thiosulfat Na2S2O3, một chất định hình mà người thợ ảnh nào cũng biết. Khi đó sulfua bạc tan đi nhờ tạo thành Na3[Ag(S2O3)]. Ngoài ra nhờ tính chất tạo phức của bạc với amoniac NH4OH, có thể dùng dung dịch amoniac để lau bóng đồ bạc. Sau đó cần phải đun trong nước sôi và cho thêm một ít phèn chua thì tốt vì amoniac cũng như thiosulfat còn sót lại sẽ khiến bạc đen nhanh chóng.
Bạc có thể chữa bệnh không?
Vào thế kỉ IV TCN, quân Hi Lạp sau khi chiếm Ba Tư và một số nước vùng Vịnh thì tràn sang Ấn Độ. Tại đây lính Hi Lạp bị bệnh đường ruột. Nhưng có điều rất lạ là các sĩ quan tuy ăn cùng quân lính nhưng không sao.
Câu chuyện này tới hơn 2000 năm sau mới được sáng tỏ. Do các sĩ quan ăn uống bằng đồ dùng bằng bạc. Còn lính thì dùng đồ bằng thiếc. Đó là do một phần nhỏ bạc tan trong nước tạo dịch keo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Sơn màu dùng để vẽ tranh thường có hợp chất của chì. Những tác phẩm nghệ thuật dần thẫm đi vì trong không khí có chứa hidro sunfua H2S, chuyển hợp chất của chì thành PbS có màu đen.
Nếu dùng dung dịch hidro peroxit H2O2 để rửa thì sẽ thành chì sunfat có màu trắng:
PbS + 4H2O2 ---> PbSO4 + 4H2O.
Tại sao có chì trong xăng?
Không phải trong xăng có tạp chất của chì mà chì vốn được cho vào trong xăng để chống nổ. Khi đã có hỗn hợp gồm nhiên liệu (xăng) và không khí (có O2) chỉ cần có tia lửa điện bugi bắn ra là sẽ làm phản ứng cháy xảy ra làm chuyển động pittong của động cơ. Nhưng mà có nhiều loại động cơ công suất khác nhau do khả năng nén hỗn hợp nhiên liệu mạnh hơn trước khi có tia lửa điện. Nhưng điều này có thể gây nổ bất thần. Để tránh nổ người ta phải cho vào xăng một chất lỏng chống nổ: chì tetraetyl Pb(C2H5)4. Không cần nhiều, chỉ 1g cho 1 lít xăng.
Điều đáng nói là hợp chất này rất độc nên mọi người tuyệt đối không dùng miệng để hút ống xi phông để lấy xăng.
Vì sao khi để rất lâu ngoài không khí, bạc bị sẫm màu đi?
Trong không khí thường có khí hidro sulfua H2S. Khí này tác dụng với bạc thành Ag2S có màu đen.
Để lau sạch vết đen này có thể dùng dung dịch natri thiosulfat Na2S2O3, một chất định hình mà người thợ ảnh nào cũng biết. Khi đó sulfua bạc tan đi nhờ tạo thành Na3[Ag(S2O3)]. Ngoài ra nhờ tính chất tạo phức của bạc với amoniac NH4OH, có thể dùng dung dịch amoniac để lau bóng đồ bạc. Sau đó cần phải đun trong nước sôi và cho thêm một ít phèn chua thì tốt vì amoniac cũng như thiosulfat còn sót lại sẽ khiến bạc đen nhanh chóng.
Bạc có thể chữa bệnh không?
Vào thế kỉ IV TCN, quân Hi Lạp sau khi chiếm Ba Tư và một số nước vùng Vịnh thì tràn sang Ấn Độ. Tại đây lính Hi Lạp bị bệnh đường ruột. Nhưng có điều rất lạ là các sĩ quan tuy ăn cùng quân lính nhưng không sao.
Câu chuyện này tới hơn 2000 năm sau mới được sáng tỏ. Do các sĩ quan ăn uống bằng đồ dùng bằng bạc. Còn lính thì dùng đồ bằng thiếc. Đó là do một phần nhỏ bạc tan trong nước tạo dịch keo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.