

Ôn VDC thôi nào mng ơi ~
Kiến thức cơ bản và các câu nhận biết thông hiểu, mình sẽ cập nhật ở topic : [Ôn thi THPTQG] Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
Còn riêng topic này, chỉ toàn những câu VD, VDC. (các câu 40 trở lên) nhé
Bài 1: Cho hàm số [imath]f(x)[/imath] liên tục và nhận giá trị dương với mọi [imath]x \in (0;+ \infty)[/imath], có đạo hàm xác định và nhận giá trị dương trên [imath](0;\infty)[/imath] thỏa mãn hệ thức [imath][f'(x)]^2 = x.f(x) + x[/imath] và [imath]f(1) = 3[/imath]. Tính [imath]f(4)[/imath]
Bài 3: Cho hàm số [imath]y = f(x)[/imath] liên tục và có đạo hàm cấp 2 trên [imath]\mathbb{R}[/imath] thỏa mãn các điều kiện sau: [imath]3x^2 + 2f'(x).x + (2f(x) - f''(x)) = 0[/imath] với mọi [imath]x \in \mathbb{R}; f'(0) = 0; f(0) = \dfrac{-1}{2}[/imath]. Tính [imath]f(3)[/imath]
Bài 4: Cho hàm số [imath]y = f(x)[/imath] có đạo hàm xác định trên [imath]\mathbb{R}[/imath] và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: [imath]e^{f(x)} = e^{f'(x) + 1}(f(x) - f'(x)); f(1) = 0; f(x) \ne 1[/imath] với mọi [imath]x \in \mathbb{R}[/imath]. Tính [imath]f(2)[/imath]
Bài 5: Cho hàm số [imath]f(x)[/imath] liên tục và có đạo hàm xác định trên [imath](0;+\infty)[/imath]. Biết rằng [imath]f(x) > 0[/imath] với mọi [imath]x \in (0;+ \infty)[/imath] thỏa mãn [imath]f(x)(\ln f(x) -1) + x(f'(x) - 2f(x)) = 0[/imath] và [imath]f(1) =e^2[/imath]. Tính [imath]\displaystyle \int _1^2 xf(x)dx[/imath] nằm trong khoảng nào?
[imath]A.(0;6)[/imath]
[imath]B.(6;12)[/imath]
[imath]C.(18;24)[/imath]
[imath]D.(12;18)[/imath]
Kiến thức cơ bản và các câu nhận biết thông hiểu, mình sẽ cập nhật ở topic : [Ôn thi THPTQG] Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
Còn riêng topic này, chỉ toàn những câu VD, VDC. (các câu 40 trở lên) nhé
Bài 1: Cho hàm số [imath]f(x)[/imath] liên tục và nhận giá trị dương với mọi [imath]x \in (0;+ \infty)[/imath], có đạo hàm xác định và nhận giá trị dương trên [imath](0;\infty)[/imath] thỏa mãn hệ thức [imath][f'(x)]^2 = x.f(x) + x[/imath] và [imath]f(1) = 3[/imath]. Tính [imath]f(4)[/imath]
- Ta có: [imath][f'(x)]^2 = x.f(x) + x \iff [f'(x)]^2 = x(f(x) + 1) \iff f'(x) = \sqrt{x}.\sqrt{f(x) + 1} \iff \dfrac{f'(x)}{\sqrt{f(x) + 1}} = \sqrt{x}[/imath]
- Lấy nguyên hàm 2 vế theo biến [imath]x[/imath] ta có: [imath]\displaystyle \int \dfrac{f'(x)}{\sqrt{f(x) + 1}} = \displaystyle \int \sqrt{x} \iff 2\sqrt{f(x) + 1} = \dfrac{2}{3}x\sqrt{x} + C[/imath]
- Thay [imath]x = 1[/imath] ta có: [imath]2\sqrt{f(1) + 1} = \dfrac{2}{3}.1.\sqrt{1} + C \iff C = \dfrac{10}{3}[/imath]
- Thay [imath]C = \dfrac{10}{3}[/imath] ta có: [imath]2\sqrt{f(x) + 1} = \dfrac{2}{3}x\sqrt{x} + \dfrac{10}{3} \iff f(x) = -1 + \left(\dfrac{1}{3}x\sqrt{x} + \dfrac{5}{3} \right)^2[/imath]
- Thay [imath]x = 4 \to f(4) = \dfrac{160}{9}[/imath]
- Ta có: [imath]I = \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} \dfrac{(x^5 + 2x^3 + x + 1)dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}}= \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} \dfrac{x(x^4 + 2x^2 + 1)dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}}+\displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} \dfrac{dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}} = \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} x\sqrt{x^2 + 1}dx + \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} \dfrac{dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}} = M + N[/imath]
- Với [imath]M = \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} x\sqrt{x^2 + 1}dx[/imath]; Đặt [imath]\sqrt{x^2 + 1} = t \to t^2 = x^2 + 1 \to 2tdt = 2xdx \to dt = dx[/imath]
- Đổi cận: [imath]\left\{\begin{matrix}x = 0\\ x = \sqrt{3} \end{matrix}\right. \to \left\{\begin{matrix}t = 1 \\ t= 2 \end{matrix}\right.[/imath]
- Khi đó: [imath]M = \displaystyle \int _1^2 t(tdt) = \displaystyle \int _1^2 t^2dt = \dfrac{7}{3}[/imath]
- Với [imath]N = \displaystyle \int _0^{\sqrt{3}} \dfrac{dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}}[/imath]
- Đặt [imath]t = \dfrac{x}{\sqrt{x^2 + 1}} \to dt = \dfrac{dx}{(x^2 + 1)\sqrt{x^2 + 1}}[/imath]
- Đổi cận: [imath]\left\{\begin{matrix}x = 0\\ x = \sqrt{3} \end{matrix}\right. \to \left\{\begin{matrix}t = 1 \\ t= \dfrac{\sqrt{3}}{2} \end{matrix}\right.[/imath]
- Khi đó [imath]N =\displaystyle \int _0^{\dfrac{\sqrt{3}}{2}} dt = \dfrac{\sqrt{3}}{2}[/imath]
- Suy ra: [imath]I = M + N = \dfrac{7}{3} + \dfrac{\sqrt{3}}{2} \to a = 7; b = 3;c = 1; d = 2[/imath]
- [imath]T = a + b + c+ d = 13[/imath]
Bài 3: Cho hàm số [imath]y = f(x)[/imath] liên tục và có đạo hàm cấp 2 trên [imath]\mathbb{R}[/imath] thỏa mãn các điều kiện sau: [imath]3x^2 + 2f'(x).x + (2f(x) - f''(x)) = 0[/imath] với mọi [imath]x \in \mathbb{R}; f'(0) = 0; f(0) = \dfrac{-1}{2}[/imath]. Tính [imath]f(3)[/imath]
- Từ giả thiết ta có: [imath]3x^2 = f''(x) - 2(f(x) + x.f'(x))[/imath]
- Lấy nguyên hàm 2 vế ta được: [imath]x^3 + C = f'(x) - 2xf(x)[/imath]
- Thay [imath]x = 0[/imath] vào biểu thức ta có: [imath]f'(0) - 2.0.f(0) = a = 0[/imath]
- Suy ra: [imath]f'(x) - 2xf(x) = x^3[/imath]
- Nhân cả 2 vế với [imath]e^{-x^2}[/imath]ta được:[imath]e^{-x^2}(f'(x) - 2xf(x)) = x^3.e^{-x^2}[/imath]
- Nguyên hàm 2 vế ta được: [imath]e^{-x^2}.f(x) = \dfrac{1}{2}.e^{-x^2}(-x^2 - 1) + b[/imath]
- Thay [imath]x = 0[/imath] suy ra [imath]b= 0[/imath]
- Khi đó: [imath]f(x).e^{-x^2} = \dfrac{1}{2}.e^{-x^2}(-x^2 - 1) \to f(x) =- \dfrac{x^2 + 1}{2}[/imath]
- Thay [imath]x = 3 \to f(3) = 5[/imath]
Bài 4: Cho hàm số [imath]y = f(x)[/imath] có đạo hàm xác định trên [imath]\mathbb{R}[/imath] và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: [imath]e^{f(x)} = e^{f'(x) + 1}(f(x) - f'(x)); f(1) = 0; f(x) \ne 1[/imath] với mọi [imath]x \in \mathbb{R}[/imath]. Tính [imath]f(2)[/imath]
- Từ giả thiết ta có: [imath]e^{f(x) - f'(x) - 1} =f(x) - f'(x) = 1 + (f(x) - f'(x) - 1)[/imath]
- Nhận xét: Đây là dạng [imath]e^u = 1 + u[/imath]
- Suy ra: [imath]u = 0 \to f(x) - f'(x) -1 = 0 \iff \dfrac{f'(x)}{f(x) - 1} = 1[/imath]
- Lấy nguyên hàm 2 vế có: [imath]\ln |f(x) - 1)| = x + C[/imath]
- Thay [imath]x = 1[/imath] ta có: [imath]C = -1[/imath]
- Suy ra: [imath]\ln |f(x) -1| = x - 1[/imath]
- Có [imath]f(1) = 0[/imath] nên suy ra: [imath]f(x) = 1 - e^{x-1}[/imath]
- Vậy [imath]f(2) = 1 - e[/imath]
Bài 5: Cho hàm số [imath]f(x)[/imath] liên tục và có đạo hàm xác định trên [imath](0;+\infty)[/imath]. Biết rằng [imath]f(x) > 0[/imath] với mọi [imath]x \in (0;+ \infty)[/imath] thỏa mãn [imath]f(x)(\ln f(x) -1) + x(f'(x) - 2f(x)) = 0[/imath] và [imath]f(1) =e^2[/imath]. Tính [imath]\displaystyle \int _1^2 xf(x)dx[/imath] nằm trong khoảng nào?
[imath]A.(0;6)[/imath]
[imath]B.(6;12)[/imath]
[imath]C.(18;24)[/imath]
[imath]D.(12;18)[/imath]
- Từ giả thiết ta có: [imath]\ln f(x) -1 + \dfrac{xf'(x)}{f(x)} - 2x = 0 \iff \ln f(x) + \dfrac{x.f'(x)}{f(x)} = 2x + 1 \iff (x.\ln f(x))' = 2x + 1[/imath]
- Lấy nguyên hàm 2 vế ta có: [imath]x.\ln f(x) = x^2 +x + C[/imath]
- Thay [imath]x = 1[/imath] ta có: [imath]C = 0[/imath]
- [imath]x.f(x) = x^2 + x[/imath]
- Do xét [imath]x > 0[/imath] nên [imath]\ln f(x) = x + 1 \to f(x) = e^{x + 1} \to \displaystyle \int _1^2x.f(x)dx = \displaystyle \int _0^1x.e^{x+1}dx[/imath]
- Chọn C
Last edited: