Đề 4: Viết bài văn nghị luạn ngắn nêu suy nghị về lời tâm sự của -Helen Keller- ( Ma lực chết người)
“Cuộc sống này người ta lầm tưởng cái chết là đau đớn tột cùng nhất. Nhưng không đâu, hiểm họa ma túy HIV/AIDS mà đi cùng với nó là sự ghẻ lạnh của bao người còn ghê gớm và dã man hơn nhiều. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được. Dù sao đi hẵn vào cái chết, con người ta chỉ đau đớn một lúc nhất thời rồi lại ra đi. Nhưng dính vào ma túy hay HIV/AIDS thì sống không ra sống, chết cũng chẳng ra chết, bi thảm lắm.“
_____________________________________
Đó là suy nghĩ của tôi về hiểm hoạ ma túy chết người, đang là vấn đề chưa giải quyết được của xã hội hiện nay. Bởi sao tôi nghĩ thế. Để trả lời cho câu hỏi này xin mời các bạn hãy nghe tôi kể một câu chuyện để thấy tại sao tôi lại sợ chúng đến mức độ như thế.
Câu chuyện xảy ra trong một gia đình của một vị tướng đã về hưu rất khá giả. Huân chương chiến công của ông thì không sao đếm hết (chúng tôi vẫn thường hay nói đùa nếu đem huân chương của ông ấy lên bàn cân thì chắc cũng được vài ký). Gia đình ông ấy rất nề nếp và gương mẫu. Với một cậu con trai khôi ngô tuấn tú học rất giỏi, đó là niềm tự hào thứ hai sau những chiến công lững lẫy. Cũng dễ hiểu khi cậu ấm ấy càng ngày càng được cưng chiều và dần dần có chiều hướng hư ra.. Cứ thế theo khuôn mẫu, vết xe đổ của rất nhiều cậu ấm, cậu bé mà chúng ta nghe đến cũng chẳng còn quan tâm đến việc học hành, sa đọa vào chơi bời, ăn uống tụ tập, đình đàm. Một kết cục mà ai cũng có thể ngầm đoán ra : nó dính và ma túy lúc nào cũng chẳng ai hay, chỉ có một số người hàng xóm nhận ra sự thay đổi thất thường của nó, bạn bè đến chơi cũng khác. Họ đem lòng thắc mắc thăm hỏi gia đình, thế nhưng ông bố lại bỏ ngoài tai hết những lời khuyên nhủ, cứ một mực đinh ninh con mình vẫn rất ngoan hiền. Chỉ đến khi đồ đạc, tiền bạc trong gia đình đôi lúc tự dưng không cánh mà bay thì ông bố kia mới chợt tỉnh ra. Thế là đã quá muộn, cậu ta đã dấn thân vào rất sâu rồi, khó mà dứt ra được, cậy ấy bây giờ rất liều, sẵn sàng làm tất cả không sợ một ai. Nhưng có phải gia đình không quan tâm mà ruồng bỏ cậu đâu, bao nhiêu lần đưa vào trại cai nghiện là bấy nhiêu lần trốn ra. Bỏ lại được ít lâu cậu ấy còn ghiền nặng hơn. Bản cam kết, tự kiểm tại công an phường cứ xếp hàng chồng, người ta vì nễ những chiến tích và sự bảo lãnh giết con của vị tướng đó nên những lần cậu ta phạm pháp quả tang đều được thả ra. Thật tiếc cho cậu ấy, cậu ấy càng ngày càng lúc tệ hại hơn. Nàng tiên trắng đã cướp đi hình ảnh đứa con ngoan ngoãn ngày nào.
Nhìn con mà bất lực không làm gì được, dằn vặt trách cứ mãi bản thân. Ông cứ đau đáu trong lòng câu hỏi : “ma túy liệu có sức mạnh gì mà khi con người ta dính vào lại không thể bỏ được ?!”. Với suy nghĩ quẫn trí và thiếu hiểu biết ấy, ông ta đã dám thử một lần để muốn chứng tỏ ông sẽ bỏ được. Nhưng… ngược lại là đằng khác; lần hai; lần ba cứ tiếp diễn mà vẫn chưa thấy có ý định bỏ, và nếu muốn bỏ liệu còn có được nữa chăng ?!. Bây giờ thì kết cục đau lòng đến khó ngờ : cả hai cha con đều nghiện. Với cái đà ấy, sự nghiệp khá giả mà ông bố cả đời gầy dựng được phút chốc trở nên tan theo mây khói trả cho những phút giây sung sướng, bềnh bồng ở những cõi thiên thai. Quả là một giá quá đắt ! Tội cho người vợ ngày càng gầy gộc đi, bó tay đứng nhìn hai cha con họ như đã đâm hẵn vào bà một vết thương lòng đau xót. Còn gì thương tâm hơn khi nhìn cảnh cửa nhà xơ xác, chẳng còn một cái gì đáng giá cả. Tuổi trẻ còn sớm chịu đựng được một sớm một chiều, chứ với ông bố già cả liệu với sức khỏe kém không cho phép ông cứ mãi vỡn vơ đùa giỡn nữa. Một cơn sốc thuốc đã đưa ông về cõi vĩnh hằng. Đưa tiển ông chỉ lác đác vài người ở cơ quan tìm đến chiếu lệ. Cái chết ấy liệu có đáng hay không ?! Trong khi đối mặt với bom lửa chiến tranh, với làn tên, mũi đạn của quân giặc ông chưa hề có ý nghĩ rút lui, thế mà ông lại đầu hàng dễ như thế đối với ma túy. Nếu cho ông chọn lựa khi đang còn sống thì có lẽ ông ấy sẽ chọn cái chết nơi chiến trận, dẫu chỉ là “áo bào thay chiếu, anh về đất (thơ Quang Dũng)”, xem nhẹ cái chết của mình nhẹ tựa hồng mao và có ý nhĩa hơn là phải chết nhục nhã vì ma túy….
….Còn lại người con tàn tạ, xác xơ cùng người mẹ già đôi mắt thâm quầng vì khóc hết nước mắt, trơ trọi một mình. Hàng xóm láng giềng, bạn bè, họ hàng thân thiết đều lẫn trốn, xa lánh, sợ sệt không dám tiếp xúc, chỉ dám nhìn ngó từ xa vì sợ lây… giờ đây, không tiền, không còn ai có thể bao cấp về kinh tế cậu phải liều mình chích choác để thoả mãn cơn nghiện và mức độ nghiện đang ngày một gia tăng. Phải chăng nếu không có lũ bạn xúi dại, cậu ấy cũng không dám liều. “Chích chẳng sida đâu mà sợ, lo gì”. Trời đất, có nghe lầm không đấy ?! Với hàng tá đứa nằm ngồi la liệt chỉ sử dụng chung một ống tiêm mà đi hết vòng thì thử hỏi xác xuất lây nhiễm là khoảng bao nhiêu đây ? Đáng buồn cho cậu ấy quá, tuổi trẻ đã dài mà cậu đã dằn vặt, đày đọa tiêu hao nó một các vô ý thức quá, chỉ biết thoả mãn cơn nghiện mà thôi…
Và cậu ta ngày càng gầy đi, cậu ấy không còn thíêt gì trên cõi đời này nữa, lúc nào hồn cậu ta cũng bay bỗng đi đâu đó, mười ngày thì may ra được một ngày tỉnh táo. Đã ra đến thế thì còn ai có thể giúp cậu ta được nữa. Người mẹ già giờ chỉ biết thui thủi trách đời, trách số phận sao trớ trêu. Bà ta trở nên điên dại, lúc tỉnh, lúc mơ, nhìn đứa con ngày gầy yếu, đi cũng chẳng nổi nói chi hút hít bởi vì cậu ta đã dính vào căn bệnh AIDS. Ai cũng sợ nói chuyện sức mấy mà cho vay với chả mượn. Cảnh nhà túng quẫn cùng đứa con nằm chờ chết chỉ còn da bọc xương, đau thể xác lẫn tinh thần. Giá như biết nghĩ dừng lại sớm hơn, giá như đừng nghe lời lũ bạn. Chịu nghe theo bố mẹ thầy cô…. Bao như cái giá như mà đáng lẽ ra không phải thốt ra nếu nó không dính vào ma túy, giờ đây nói ra thì còn ích chi. Cái chết đến với nó giờ chỉ còn đếm từng ngày, nó chẳng làm được, ăn được thứ gì là cho ra hết. Cái ngày ấy rồi cũng đến thật, ít ra còn một chút thanh thản, nó ra đi khi chìm trong giấc ngủ, một giấc ngủ đến ngàn thu. Trớ trên thay người đầu bạc tiển kẻ đầu xanh. Đám tang cũng được lo xong xuôi, trọn vẹn. Một bông hoa hướng được đặt trên mộ nó, ước sao nếu có kiếp sau, nó sẽ có cơ hội làm người có ích cho cuộc đời hơn.
Hy vọng cây chuyện mang đến cho bạn thông điệp cảnh tỉnh trước hiểm hoạ của xã hội là ma túy, HIV/AIDS. Hãy mỡ rộng lòng mình chớ đừng lánh xa họ, mà nên an ủi động viên họ, họ là người rất cần sự quan tâm của cộng đồng, gia đình và xã hội. Điều quan trọng nhất qua câu chuyện này tôi muốn gởi đến là: bạn thấy không: Ma túy có một sự cám dỗ rất lớn. Dính vô rồi là có thể dẫn cái chết đau đớn, tủi nhục. Đừng quên câu nói mà có thể bạn cho là thừa, nghe riết cũng nhàm. Nhưng … tôi hiểu rất rõ về nó. Hãy suy ngẫm câu chuyện trên bạn nhé.