Một câu hỏi dễ mà khó

P

phamminhkhoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết phương trình phản ứng:

Mg(HSO4)2 +2 NaOH---> MgSO4 + Na2SO4 + H20 (1)

Mg(HSO4)2 + 2NaOH ----> Mg (OH)2 (két tủa) + 2NaHSO4 (2)

Xét vê mặt nguyên lý thì 2 phản ứng trên đều có thể xảy ra

nhưng thực tế sẽ xảy ra phản ứng nào ?
 
Last edited by a moderator:
L

luckystar_lthh

Viết phương trình phản ứng:

Mg(HSO4)2 +2 NaOH---> MgSO4 (kết tủa) + Na2SO4 + H20 (1)

Mg(HSO4)2 + 2NaOH ----> Mg (OH)2 (két tủa) + 2NaHSO4 (2)

Xét vê mặt nguyên lý thì 2 phản ứng trên đều có thể xảy ra

nhưng thực tế sẽ xảy ra phản ứng nào ?
hjx, mình chưa nghe thấy ai nói MgSO4 kết tủa bao giờ cả :-SS
có lẽ ý của phamminhkhoi là Mg(HSO4)2 + 2 NaOH ---> Mg(OH)2 + Na2SO4 + H2O
:D tất nhiên là xảy ra cái pư mà tớ vừa viết lại, bởi vì NaHSO4 có tính axit ( axit mạnh ) nên sẽ tác dụng với NaOH để ra Na2SO4
 
T

teddy_dh1007

uk!!!lạ nghen .MgSO4 mà kết tủa???????học hoá mấy năm òi mà chưa bik ci' nì^^
 
L

luckystar_lthh

Viết phương trình phản ứng:

Mg(HSO4)2 +2 NaOH---> MgSO4 + Na2SO4 + H20 (1)

Mg(HSO4)2 + 2NaOH ----> Mg (OH)2 (két tủa) + 2NaHSO4 (2)

Xét vê mặt nguyên lý thì 2 phản ứng trên đều có thể xảy ra

nhưng thực tế sẽ xảy ra phản ứng nào ?
cả 2 pư trên viết đều chưa hợp lí vì ở pư (1) sinh ra MgSO4 ta thấy ngay nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Mg(OH)2 kết tủa
còn ở pư (2) như đã nói, NaHSO4 thể hiện tính chất của một axit mạnh nên nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Na2SO4
vì vậy cả 2 pư trên đều viết không đúng, bài tập tính toán mà viết như thế chắc chắn sẽ giải sai


Phản ứng trao đổi ( phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa ) không phải là một pư dễ viết, nếu không hiểu rõ bản chất chúng ta rất dễ viết sai. Xin nêu 1 số ví dụ:
KHCO3 + CaCl2 -----> CaCO3 + K2CO3 + HCl
pư này trông có vẻ hợp lí vì tạo ra CaCO3 là chất kết tủa ( hoặc có thể cho CaCO3 tác dụng tiếp với HCl để tạo ra CO2 là chất khí) đảm bảo điều kiện để xảy ra pư trao đổi ( chất tham gia tan, chất tạo thành bay hơi hoặc kết tủa hoặc là H2O). Tuy nhiên phản ứng vừa viết không xảy ra vì HCO3- là một axit yếu hơn HCl nên không thể đẩy nó ra khỏi muối tương ứng

hay pư: KH2PO4 + BaCl2 ---> Ba3(PO4)2 kết tủa + KCl + HCl cũng không xảy ra vì H2PO4- yếu hơn HCl


ví dụ về phần này còn nhiều, tuy nhiên để viết đúng pư trao đổi ta cần lưu ý một số điều kiện sau: (điều kiện không đồng thời)
- Chất tham gia pư phải tan, sản phẩm tạo thành phải là chất điện li yếu ( kết tủa, khí, H2O )
- Nếu trong pư có mặt của axit thì phải đảm bảo nguyên tắc axit mạnh đẩy axit yếu ( trừ CuS, PbS)
Nếu là pư của axit tác dụng với bazo thì ít nhất pải có 1 chất mạnh, nếu 2 chất cùng yếu thì phải có mặt của NH3 mới pư đc
Ví dụ: Pư Al(OH)3 + H2CO3 ---> không xảy ra do cả 2 chất đều yếu, tuy nhiên pư sau lại xảy ra mặc dù cả 2 chất đều yếu ( do thỏa mãn điều kiện có NH3 trong pư)
H2CO3 + NH3 ----> (NH4)2CO3


* NGUYÊN TẮC VIẾT PƯ GIỮA CÁC ION
- Ghép các ion trái dấu để tạo thành chất điện li yếu ( bay hơi, kết tủa, nước)
- Nếu là 2 ion cùng dấu thì phải có OH- và 1 gốc axit còn chứa H
ví dụ:
eq.latex

( Đây là một số kinh nghiệm của mình, mong các bạn đọc và ủng hộ :):):) )
 
Last edited by a moderator:

quangminhxyz270

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng một 2022
2
2
6
cả 2 pư trên viết đều chưa hợp lí vì ở pư (1) sinh ra MgSO4 ta thấy ngay nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Mg(OH)2 kết tủa
còn ở pư (2) như đã nói, NaHSO4 thể hiện tính chất của một axit mạnh nên nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Na2SO4
vì vậy cả 2 pư trên đều viết không đúng, bài tập tính toán mà viết như thế chắc chắn sẽ giải sai


Phản ứng trao đổi ( phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa ) không phải là một pư dễ viết, nếu không hiểu rõ bản chất chúng ta rất dễ viết sai. Xin nêu 1 số ví dụ:
KHCO3 + CaCl2 -----> CaCO3 + K2CO3 + HCl
pư này trông có vẻ hợp lí vì tạo ra CaCO3 là chất kết tủa ( hoặc có thể cho CaCO3 tác dụng tiếp với HCl để tạo ra CO2 là chất khí) đảm bảo điều kiện để xảy ra pư trao đổi ( chất tham gia tan, chất tạo thành bay hơi hoặc kết tủa hoặc là H2O). Tuy nhiên phản ứng vừa viết không xảy ra vì HCO3- là một axit yếu hơn HCl nên không thể đẩy nó ra khỏi muối tương ứng

hay pư: KH2PO4 + BaCl2 ---> Ba3(PO4)2 kết tủa + KCl + HCl cũng không xảy ra vì H2PO4- yếu hơn HCl


ví dụ về phần này còn nhiều, tuy nhiên để viết đúng pư trao đổi ta cần lưu ý một số điều kiện sau: (điều kiện không đồng thời)
- Chất tham gia pư phải tan, sản phẩm tạo thành phải là chất điện li yếu ( kết tủa, khí, H2O )
- Nếu trong pư có mặt của axit thì phải đảm bảo nguyên tắc axit mạnh đẩy axit yếu ( trừ CuS, PbS)
Nếu là pư của axit tác dụng với bazo thì ít nhất pải có 1 chất mạnh, nếu 2 chất cùng yếu thì phải có mặt của NH3 mới pư đc
Ví dụ: Pư Al(OH)3 + H2CO3 ---> không xảy ra do cả 2 chất đều yếu, tuy nhiên pư sau lại xảy ra mặc dù cả 2 chất đều yếu ( do thỏa mãn điều kiện có NH3 trong pư)
H2CO3 + NH3 ----> (NH4)2CO3


* NGUYÊN TẮC VIẾT PƯ GIỮA CÁC ION
- Ghép các ion trái dấu để tạo thành chất điện li yếu ( bay hơi, kết tủa, nước)
- Nếu là 2 ion cùng dấu thì phải có OH- và 1 gốc axit còn chứa H
ví dụ:
eq.latex

( Đây là một số kinh nghiệm của mình, mong các bạn đọc và ủng hộ :):):) )
Nếu thêm từ từ dd NaOH vào Mg(HSO4)2 (không làm ngược lại, vì lý do bạn đã giải thích trên), ban đầu ta sẽ thấy một chút kết tủa Mg(OH)2 nhưng khi khuấy thì Mg(OH)2 đó sẽ tác dụng lại với Mg(HSO4)2 để sinh ra MgSO4. Đến một lúc nào đó, dd bắt đầu đục dần do Mg(OH)2 sinh ra không thể tan đc trong dd nữa vì nó đã bão hòa (lượng Mg(OH)2 tan là rất nhỏ). Ngoài ra, lúc này không còn Mg(HSO4)2 để Mg(OH)2 tác dụng.
 
  • Like
Reactions: minhhoang_vip
Top Bottom