cả 2 pư trên viết đều chưa hợp lí vì ở pư (1) sinh ra MgSO4 ta thấy ngay nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Mg(OH)2 kết tủa
còn ở pư (2) như đã nói, NaHSO4 thể hiện tính chất của một axit mạnh nên nó sẽ tác dụng với NaOH để sinh ra Na2SO4
vì vậy cả 2 pư trên đều viết không đúng, bài tập tính toán mà viết như thế chắc chắn sẽ giải sai
Phản ứng trao đổi ( phản ứng không làm thay đổi số oxi hóa ) không phải là một pư dễ viết, nếu không hiểu rõ bản chất chúng ta rất dễ viết sai. Xin nêu 1 số ví dụ:
KHCO3 + CaCl2 -----> CaCO3 + K2CO3 + HCl
pư này trông có vẻ hợp lí vì tạo ra CaCO3 là chất kết tủa ( hoặc có thể cho CaCO3 tác dụng tiếp với HCl để tạo ra CO2 là chất khí) đảm bảo điều kiện để xảy ra pư trao đổi ( chất tham gia tan, chất tạo thành bay hơi hoặc kết tủa hoặc là H2O). Tuy nhiên phản ứng vừa viết không xảy ra vì HCO3- là một axit yếu hơn HCl nên không thể đẩy nó ra khỏi muối tương ứng
hay pư: KH2PO4 + BaCl2 ---> Ba3(PO4)2 kết tủa + KCl + HCl cũng không xảy ra vì H2PO4- yếu hơn HCl
ví dụ về phần này còn nhiều, tuy nhiên để viết đúng pư trao đổi ta cần lưu ý một số điều kiện sau: (điều kiện không đồng thời)
- Chất tham gia pư phải tan, sản phẩm tạo thành phải là chất điện li yếu ( kết tủa, khí, H2O )
- Nếu trong pư có mặt của axit thì phải đảm bảo nguyên tắc axit mạnh đẩy axit yếu ( trừ CuS, PbS)
Nếu là pư của axit tác dụng với bazo thì ít nhất pải có 1 chất mạnh, nếu 2 chất cùng yếu thì phải có mặt của NH3 mới pư đc
Ví dụ: Pư Al(OH)3 + H2CO3 ---> không xảy ra do cả 2 chất đều yếu, tuy nhiên pư sau lại xảy ra mặc dù cả 2 chất đều yếu ( do thỏa mãn điều kiện có NH3 trong pư)
H2CO3 + NH3 ----> (NH4)2CO3
* NGUYÊN TẮC VIẾT PƯ GIỮA CÁC ION
- Ghép các ion trái dấu để tạo thành chất điện li yếu ( bay hơi, kết tủa, nước)
- Nếu là 2 ion cùng dấu thì phải có OH- và 1 gốc axit còn chứa H
ví dụ:
( Đây là một số kinh nghiệm của mình, mong các bạn đọc và ủng hộ
)