Cách xác định lượng chất dư theo cách dùng từ của bài toán
- Cho chất A tác dụng với chất B dư => A hết, B dư
- Cho chất A tác dụng vừa đủ với chất B hoặc để tác dụng hết với chất A cần dùng một lượng chất B…=> A, B đều hết.
- Cho chất A tác dụng hết với chất B => B có thể hết hoặc còn dư, khi xử lý ta coi như B dư.
- Cho chất A tác dụng với chất B một thời gian => coi cả A, B đều dư (coi H < 100%).
- Cho chất A tác dụng với chất B đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn (hoặc phản ứng kết thúc, phản ứng xong, khi ngừng phản ứng,..) thì mới chỉ biết H = 100%, nghĩa là có ít nhất 1 chất phản ứng hết nhưng chưa cho cụ thể chất nào.
ví dụ:
Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau P + O2 → P2O5
Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu?
Giải: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
[TEX]n_P=\frac{m_P}{M_P}=\frac{6,2}{3,1}=0,2 mol[/TEX]
[TEX]n_0_2=\frac{v_O_2}{22,4}=\frac{6,72}{22,4}=0,3 mol[/TEX]
PTPU : [TEX] 4P + 5O_2 -----> 2P_2O_5[/TEX]
Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo PTPƯ.
[TEX]\frac{n_P}{4}[/TEX] và [TEX]\frac{n_O_2}{5}[/TEX]
=> 0,05 < 0,06
=> $O_2$ dư
Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất theo yêu cầu đề bài.
[TEX]n_O_2 pu = \frac{0,2 . 5}{4}=0,25[/TEX] mol
[TEX]n_O_2 du = n_O_2 bd - n_O_2 pu = 0,3 - 0,25 = 1,6 (g)[/TEX]