Bệnh bạch biến (Vitiligo):
Triệu chứng:
Bệnh bạch biến xuất hiện trên da với những nốt nổi thành từng chấm hoặc đám da màu trắng bạch. Các đám bạch biến có ranh giới rõ rệt, viền da lành xung quanh sẫm màu hơn. Da trên đám bạch biến vẫn bình thường không bị teo, không đau ngứa. Lông trên đám bạch biến cũng bị trắng như cước.
Bệnh bạch biến thường tiến triển không theo quy luật, chúng ta không thể biết bệnh khởi phát khi nào. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng. Bệnh bạch biến thường tiến triển mạn tính, tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài.
Tổn thương bạch biến có thể khu trú hoặc rải rác, đối xứng, hình tròn, bầu dục hoặc nhiều cạnh nham nhở như bản đồ. Bệnh bạch biến có 15-30% tự khỏi.
Sang thương bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực,cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay lan toả với tổn thương rộng hơn, nhiều hơn và có thể chiếm đến trên 80% diện tích cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da. Bệnh thường kết hợp với những bất thường ở mắt, đặc biệt là viêm mống mắt.
Đối tượng:
Bạch biến có thể xảy ra khắp nơi, không phân biệt tuổi, giới tính hay chủng tộc, chiếm tỉ lệ 1% – 2% dân số thế giới. Bệnh chưa rõ nguyên nhân nhưng nhiều giả thiết cho rằng có thể do các yếu tố tự miễn, tự độc tế bào, di truyền hay thần kinh gây ra. Điều kiện thuận lợi gây khởi phát bạch biến: stress, chấn thương, tiếp xúc với hoá chất (phenol, thiol), phỏng nắng, bệnh tự miễn (rụng tóc từng vùng, bệnh tuyến giáp tự miễn Graves, thiếu máu ác tính, tiểu đường type I, bệnh Addison , viêm gan tự miễn).
Nguy cơ:
Do nguyên nhân gây bệnh bạch biến chưa rõ ràng, cụ thể nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Bạch biến là một bệnh da lành tính, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung nhưng làm mất thẩm mỹ, có thể gây mặc cảm xã hội đau khổ cho người mắc bệnh.
Cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi thường xuyên vì thời gian điều trị bệnh kéo dài và có thể gây một số tai biến cho bệnh nhân.
Chữa trị:
Cách chữa trị bệnh bạch biến chủ yếu là điều trị theo cơ chế và triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc bôi, thuốc uống, quang hóa trị liệu, ghép da, cấy tế bào sắc tố. Tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh, vị trí thương tổn, thời gian xuất hiện bệnh…mà có phương pháp điều trị bệnh bạch biến khác nhau. Để mang lại hiệu quả cao, cải thiện nhanh chóng tình trạng bạch biến, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp.
Có nhiều lựa chọn khác nhau trong điều trị bạch biến nhằm phục hồi sắc tố cho vùng da bệnh với những ưu điểm cũng như bất lợi riêng. Không phương pháp điều trị nào có kết quả hoàn toàn hay thích hợp cho tất cả bệnh nhân bạch biến.
1. Kem chống nắng SPF>45: ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng (hiện tượng Koebner), giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.
2. Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.
Ưu điểm: chi phí thấp, dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và có thể giúp tổn thương có màu rất giống màu da thường.
3. Corticosteroids bôi tại chổ:
a. Đối với các sang thương giới hạn, thường là thuốc đầu tay cho trẻ em
b. Vị trí: mặt - có đáp ứng tốt nhất, cổ, tứ chi (trừ ngón tay, ngón chân)
c. Dùng corticosteroids tác dụng mạnh trong 1-2 tháng đầu, sau đó giảm liều dần bằng corticosteroids yếu hơn
d. Trẻ em và sang thương lớn hơn: dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Cẩn thận khi dùng quanh mắt vì thuốc có thể gây tăng nhãn áp.
e. Theo dõi bằng đèn Wood. Nếu không đáp ứng sau 3 tháng điều trị, nên ngưng bôi thuốc tiếp (30%-40% đáp ứng chậm sau 6 tháng).
f. Dễ thoa, dễ tuân thủ, giá rẻ, thích hợp cho các sang thương giới hạn
g. Tái phát sau khi ngưng thuốc. Tác dụng phụ: teo da, dãn mạch, rạn da…cần được theo dõi kỹ.
4. Điều hòa miễn dịch tại chỗ:
a. Tacrolimus ointment 0.03% - 0.1% hay Pimecrolimus 1%, bôi 2 lần/ ngày đặc biệt ở mặt và cổ
b. Hiệu quả hơn khi phối hợp với UVB hay Laser excimer (308nm)
c. An toàn cho trẻ em hơn corticosteroids.
5. Calcipotriol tại chỗ:
a. Calcipotriol 0.005%, dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ.
b. Có thể phối hợp corticosteroid tại chổ cho cả người lớn và trẻ em để sắc tố tái tạo nhanh và ổn định hơn.
6. Pseudocatalase phối hợp NB-UVB:
a. Da bệnh nhân bạch biến có rất ít catalase là 1 enzyme giúp giảm tổn hại da. b. Điều trị thay thế bằng pseudocatalase kết hợp với UVB dải sóng hẹp có thể tăng tái tạo sắc tố da và ngăn bệnh tiến triển.
7. Điều trị toàn thân:
a. Thuốc ức chế miễn dịch có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định.
b. Corticosteroids có thể dùng điều trị xung (pulse therapy), giúp ngăn ngừa tình trạng mất sắc tố diễn tiến nhanh.
8. Psoralen + UV A:
a. 8-methoxypsoralen + UVA (320-400nm) có tác dụng rất tốt, cần điều trị nhiều tháng. PUVA kích hoạt tyrosinase là 1 enzyme có vai trò tổng hợp melanin.
b. PUVA tại chỗ: áp dụng cho tổn thương bạch biến<20% diện tích da. Psoralen uống: khi sang thương phát triển nhiều hay không đáp ứng với PUVA tại chỗ.
c. Thân, gốc chi, mặt, da đen đáp ứng tốt; tổn thương đầu chi đáp ứng kém
d. Tác dụng phụ: tăng sắc tố vùng da xung quanh sang thương, nhiễm độc da do ánh sáng và ngứa dữ dội.
e. 70% - 80% bệnh nhân có đáp ứng tốt, <20% hồi phục sắc tố hoàn toàn
9 UVB dải sóng hẹp (311nm): (NB – UVB)
a. Lựa chọn đầu, bạch biến có tổn thương rộng lớn đáp ứng hiệu quả -67% hơn PUVA tại chỗ (46%), ngưng nếu không cải thiện sau 6 tháng.
b. 53% trẻ có hồi phục sắc tố >3/4 sau NB-UVB 6 tháng; 6% hồi phục hoàn toàn.
c. Mặt, thân, gốc chi hiệu quả hơn so với đầu chi.
10. Laser Excimer (308nm):
a. Hiệu quả rất tốt nếu chiếu 3 lần/ tuần x 12 tuần, liều đầu 50-100 mJ/cm2
b. Mặt đáp ứng tốt; bàn tay, bàn chân đáp ứng kém
11. Khử sắc tố: (depigmentation)
a. Monobenzyl ether của hydroquinone (Monobenzone) là chất duy nhất làm da bình thường mất dần sắc tố ở bệnh nhân bạch biến nặng.
b. Monobenzone là độc chất phenol, hủy melanocytes thượng bì làm mất sắc tố da khi dùng kéo dài, giúp tạo nên sự đồng nhất màu da dễ chấp nhận về mặt thẩm mỹ đối với các bệnh nhân có sự tương phản rõ rệt giữa da bệnh với da lành chung quanh .
c. Dạng bào chế: cream 20% - 40%.
d. Tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác 1 giờ sau khi bôi thuốc vì có thể làm tổn hại cho da người tiếp xúc.
e. Monobenzone làm da bị kích thích và có thể gây phản ứng mẫn cảm.
12. Ghép mỏng tự thân Thiersch:
a. Dùng dao mổ hay dao lóc da mỏng để bào da vùng cho.
b. Diện tích da mất sắc tố điều trị mỗi lấn: 6-100cm2, có thể ghép vùng da rộng để rút ngắn thời gian điều trị. Thường cho kêt quả tốt đối với trường hợp bạch biến ở môi
c. Bất tiện: Gây mê toàn thân, có thể gây sẹo phì đại cả vùng da cho và nhận.
13. Ghép tự thân Mini- punch:
a. Khoan vùng da cho-nhận nhỏ 1.20mm - 1.25mm , cách nhau 4-5mm, không làm mất thẩm mỹ, cung cấp lượng tế bào hắc tố vừa đủ để kích thích sự tái tạo sắc tố.
14. Ghép melanocytes tự thân nuôi cấy:
a. Điều trị bạch biến có sang thương lớn bằng cách ghép tế bào hắc tố được nuôi cấy từ những mẫu da cho trong phòng thí nghiệm.
b. Kỹ thuật phức tạp, giá thành đắt, khó thực hiện.
15. Điều trị dự phòng:
a. Không có thuốc phòng ngừa bạch biến.
b. Corticosteroids dùng toàn thân hay Pseudocatalase tại chỗ có thể làm chậm sự mất sắc tố ở một số bệnh nhân bị bạch biến đang tiến triển.
Lời khuyên:
Nên an tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà. Nếu dùng không đúng thuốc có thể làm bệnh bạch biến tiến triển nhiều hơn trên da, ảnh hưởng xấu tới mặt thẩm mỹ và khó chữa trị. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạch biến là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe. Đồng thời có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
Khác:
Bệnh bạch biến ảnh hưởng trung bình từ 0,5% đến 2% dân số thế giới, tuy nhiên số lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhóm khu vực và tuổi tác. Tổng số người bị bạch biến được ước tính vào khoảng 65 – 95 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều bởi vì bạch biến là một bệnh chưa được báo cáo đầy đủ.
Không phải tất cả các mảng trắng trên da là bệnh bạch biến - trong thực tế các mảng trắng giống bạch biến là không phải bất thường trên da và được đặt tên Leukodermas. Bệnh bạch biến là một hình thức cụ thể của Leukoderma với các tính năng riêng biệt mà phân biệt nó từ các Leukodermas khác.
Leukoderma hóa học có thể được gây ra bởi thuốc nhuộm, nước hoa, chất tẩy rửa, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, bao cao su cao su, dép cao su, vớ đen và giày dép, bút kẻ mắt, son lót, son môi, kem đánh răng, thuốc sát trùng với phenolic-phái sinh, và thủy ngân xà phòng diệt khuẩn chứa i-ốt. Leukoderma hóa học có thể gây ra bệnh bạch biến nghề nghiệp hoặc dạng bạch biến tổng quát.
Bạch biến nghề nghiệp có thể xảy ra ở những người làm việc với các chất làm mất sắc tố như hydroquinone, catechol butyl paratertiary, phenol butyl paratertiary, amilic phenol paratertiary, và hydroquinone monomethyl ether. Cách duy nhất để biết chắc chắn xem bạn có phải mắc căn bệnh bạch biến hay không là nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
- Tránh nhầm lẫn giữa bệnh bạch biến và bạch tạng:
Bạch tạng | Bạch biến |
- Là bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện giảm hoặc mất sắc tố ở da, tóc và võng mạc.
- Hậu quả:
- Thị lực giảm
- không chịu được ánh sáng mặt trời
- Người bệnh sợ ánh sáng và nhãn cầu bị giật khi tiếp xúc với ánh sáng
- da nhạy cảm với tia cực tím -> dễ bị ung thư da khi tiếp xúc với ánh nắng
=> Vì vậy người bệnh cần đeo kính và che kín đáo, hạn chế ra ngoài nơi ánh sáng, ánh nắng chiếu trực tiếp. | - Là bệnh giảm sắc tố da khu trú, tự phát với biểu hiện là các dát trắng.
- Hậu quả: Như trên
=> Vì vậy người bệnh bạch biến cần chú ý sức khỏe của mình, không chỉ quan tâm ở khía cạnh thẩm mỹ đơn thuần. |
[TBODY]
[/TBODY]
Nguồn: Google