mình đang cần gấp mấy bài này! các bác cố gắng zúp hộ với!

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Cho 12,1g hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 l khí NO2( đktc) . a, tính phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b, tính thể tích NaOH 2M cần để khi cho vào A thu được kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó.

2/ Hòa tan hoàn toàn 1,64g hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100g dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được và đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 0,8 g chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.

3/ Một dung dịch A chứa: 0,05mol K2SO4; 0,1 mol Al2(SO4)3; 0,1 mol FeSO4; 0,15mol H2SO4 cho tác dụng với 240g dung dịch NaOH 20%, thu được kết tủa. Lọc rửa kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được m g chất rắn. Tính m?

4/ Một dung dịch A chứa 0,01mol BaCl2; 0,1 mol FeCl2; 0,1 mol AlCl3. Thêm 10g dd H2SO4 9,8% vào dd A, sau đó thêm tiếp 210g dd NaOH 20%. Sau khi kết thúc các phản ứng tính khối lượng kết tủa thu được.

5/Khi cho 14,7g hợp kim Y gồm Fe, Cu, Al phản ứng hết với H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch A và 6,4 g chất rắn; 9,856 l khí B ở 27,3 độ C và 1 atm. Tính % m mỗi chất trong hỗn hợp, tính V NaOH 2M khi cho vào A thu được kết tủa cực đại, cực tiểu.

6/ Hòa tan hoàn toàn 1,97g hỗn hợp Zn, Mg và Fe trong một lượng vừa đủ dd HCl thu được 1,008 l khí ( đktc) và dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần không bằng nhau:

-Phần 1 cho kết tủa hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd NaOH thì cần 300 ml dd NaOH 0,06M. Đun nóng trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa rồi nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu được 0,562g chất rắn.

-Phần 2 cho phản ứng với dd NaOH dư rồi tiến hành giống như phần một thì thu được một lượng chất rắn là a g

Viết các phương trình đã xảy ra, tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp và giá trị của a.
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

1/Cho 12,1g hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 l khí NO2( đktc) . a, tính phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b, tính thể tích NaOH 2M cần để khi cho vào A thu được kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất. Tính lượng kết tủa đó.

gọi n Fe : x mol ; n Zn: y mol------->56x + 65y =12,1
theo ĐL bảo toàn e : (tự vik nhé) 3x + 2y = 0,5
--------> x=y=0,1 mol
-------> %Fe = 5,6/12,1 * 100% = ?
------->%Zn= 100 - ?
[TEX]Fe^(3+)+3OH^-------->Fe(OH)3 (1)[/TEX]
[TEX]Zn^{2+}+2OH^- ------->Zn(OH)2 (2)[/TEX]
[TEX]Zn(OH)_2+OH^- ------->ZnO_2^{2-}+H_2O (3) [/TEX]
kết tủa lớn nhất khi không có phản ứng (3)-------> tự tìm m kết tủa nhớ
nhỏ nhât khi có phản ứng (3) m kt = m Fe(OH)3
p/s đổi màu mực đi bạn :)
còn lại từ từ tớ làm ,post cùng một lúc lắm thế hoa cả mắt :))
 
Last edited by a moderator:
C

cuopcan1979

2/ Hòa tan hoàn toàn 1,64g hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100g dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được và đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 0,8 g chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.

nHCl=0,25mol=> dư HCl( Giả sử toàn bộ kl là Al)
2Al + 6HCl ------> 2AlCl3 + 3H2O (1)
Fe + 2HCl ------> FeCl2 + H2O (2) Gọi số mol Al là x, Fe là y ta có.
Số mol HCl dư là 0,25 - (3x +2y) . nNaOH=0,3mol
AlCl3 + 3NaOH -----> Al(OH)3 + 3NaCl (3)
FeCl2 + 2NaOH -----> Fe(OH)2 +2NaCl (4)
HCl + NaOH ----> NaCl + H2O (5)
NaOH + Al(OH)3------> Na AlO2 + 2H2O (6)
số mol NaOH tham gia pư (3),(4) là 3x+ 2y từ các giữ kiện trên => NaOH vãn dư sau pư (5). Tổng số mol NaOH đã tham gia pư (3) (4) (5)là. 0,25-(3x+2y)+ 3x+2y=0,25mol vậy còn dư 0,05 mol NaOH.
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2-----> 4Fe(OH)3 (7)
2Fe(OH)3-----------------------> Fe2O3 + 3H2O (8)
2Al(OH)3 --------------------> Al2O3 + 3H2O(9)
Giả sử NaOH vẫn dư sau pư (6) tức số mol Al(OH)3<0,05mol. Ta có
y/2.160=0,8=> y=0,01=>mFe=0,56g=> mAl=1,08=>nAl=0,04 đúng với giả sử. Vậy %Fe=34,15, %Al=65,85
Đoạn cuối có thể tính đc NaOH vẫn dư nhưng tớ đau đầu quá nên làm bằng giả sử. he he
 
P

phat_tai_1993

3/ Một dung dịch A chứa: 0,05mol K2SO4; 0,1 mol Al2(SO4)3; 0,1 mol FeSO4; 0,15mol H2SO4 cho tác dụng với 240g dung dịch NaOH 20%, thu được kết tủa. Lọc rửa kết tủa nung đến khối lượng không đổi, thu được m g chất rắn. Tính m?
bài giải:
Số gam NaOH ban đầu: mNaOH = 240.20% = 48 g => nNaOH = 48/40 = 1,2 mol
Các pứ xảy ra:
+ Al2(SO4)3 + 6NaOH => 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
1 mol 6 mol 2 mol
0,1 mol 0,6 mol 0,2 mol
+ FeSO4 + 2NaOH => Na2SO4 + Fe(OH)2
1 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol
+ H2SO4 + 2NaOH => Na2SO4 + 2H2O
1 mol 2 mol
0,15 mol 0,3 mol
=> số mol NaOH tham gia 3 pứ trên: 0,6 + 0,2 + 0,3 = 1,1 < 1,2 mol
vậy NaOH dư (1,2 - 1,1 = 0,1 mol) và tiếp tục xả ra pứ:
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol
=> số mol Al(OH)3 bị hòa tan < số mol Al(OH)3 tạo ra => Al(OH)3 chưa hòa tan hết.
vậy:
theo pt:
2Al(OH)3 => Al2O3 + 3H2O
2 mol 1 mol
0,1 mol 0,05 mol
TH1: nung trong không khí:
2Fe(OH)2 +1/2O2 => Fe2O3 + 2H2O
2 mol 1 mol
0,1 mol 0,05 mol
Vậy khối lượng m = 102. 0,05 + 160.0,05 = 13,1 g
TH2: nung trong chân không:
Fe(OH)2 => FeO + H2O
1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol
vậy khối lượng m = 102.0,05 + 72.0,1 = 12,3 g:M012:
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

bài giải:
Số gam NaOH ban đầu: mNaOH = 240.20% = 48 g => nNaOH = 48/40 = 1,2 mol
Các pứ xảy ra:
+ Al2(SO4)3 + 6NaOH => 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
1 mol 6 mol 2 mol
0,1 mol 0,6 mol 0,2 mol
+ FeSO4 + 2NaOH => Na2SO4 + Fe(OH)2
1 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol
+ H2SO4 + 2NaOH => Na2SO4 + 2H2O
1 mol 2 mol
0,15 mol 0,3 mol
=> số mol NaOH tham gia 3 pứ trên: 0,6 + 0,2 + 0,3 = 1,1 < 1,2 mol
vậy NaOH dư (1,2 - 1,1 = 0,1 mol) và tiếp tục xả ra pứ:
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol
=> số mol Al(OH)3 bị hòa tan < số mol Al(OH)3 tạo ra => Al(OH)3 chưa hòa tan hết.
vậy:
+ mAl(OH)3 = (0,2 -0,1). 78 = 7,8 g
+ mFe(OH)2 = 0,1 . 90 = 9 g
sao không vik pt ion hả bạn ?
p/s : ôi lười làm quá :D
 
P

phat_tai_1993

Cách làm của bạn conech123 cũng được, bài này có nhiều cách làm mà. Viết pt ion thì bạn phải viết pt điện li để tính số mol cation và anion, sau đó mới thế vô pt ion đuợc.
 
C

conech123

bọn tớ vẫn toàn viết luôn , đây là phương pháp ion thu gọn mà
ờh bài này có nhiều cách
 
C

conech123

4/ Một dung dịch A chứa 0,01mol BaCl2; 0,1 mol FeCl2; 0,1 mol AlCl3. Thêm 10g dd H2SO4 9,8% vào dd A, sau đó thêm tiếp 210g dd NaOH 20%. Sau khi kết thúc các phản ứng tính khối lượng kết tủa thu được.
[TEX]n_{H_2SO_4}=0,01 mol[/TEX]
[TEX]n_{NaOH}=1,05 mol[/TEX]
ta có các PT ion :
[TEX]Ba^{2+} + SO_4{2-} ----->BaSO_4[/TEX]
0,01--------0,01---------0,01 (mol) ------> H2SO4 hết
[TEX]Fe^{2+}+2OH^-------->Fe(OH)_2[/TEX]
0,1--------0,2-----------0,1 (mol)
[TEX]Al^{3+}+3OH^--------->Al(OH)_3[/TEX]
0,1--------0,3-----------0,1 (mol)
vậy [TEX]n_{OH^-} du= 1,05-0,5[/TEX]
vậy có phản ứng tiếp
[TEX]Al(OH)_3+OH^--------->AlO_2^-+2H_2O[/TEX]
----0,1------0,1---
------->Al(OH)3 hết , OH- vẫn dư
vậy sau khi kết thúc các phản ứng
[TEX]m_{kt}=m_{BaSO_4}+m_{Fe(OH)2[/TEX]
có số mol ở trên , còn lại cậu tự tính nhé .
không biết có sai xót nhầm lẫn chỗ nào không :-?
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

gọi n Fe : x mol ; n Zn: y mol------->56x + 65y =12,1
theo ĐL bảo toàn e : (tự vik nhé) 3x + 2y = 0,5
--------> x=y=0,1 mol
-------> %Fe = 5,6/12,1 * 100% = ?
------->%Zn= 100 - ?
[TEX]Zn^{2+}+2OH^- ------->Zn(OH)2 (1)[/TEX]
[TEX]Zn(OH)_2+OH^- ------->ZnO_2^{2-}+H_2O (2) [/TEX]
kết tủa lớn nhất khi không có phản ứng (2)-------> tự tìm m kết tủa nhớ
nhỏ nhât khi có phản ứng (2) m kt = 0
p/s đổi màu mực đi bạn :)
còn lại từ từ tớ làm ,post cùng một lúc lắm thế hoa cả mắt :))
hay thiệt! em lại học thêm được một cách làm hay, cảm ơn bác nhìu nhìu nha:D
 
C

conech123

tớ đã sửa trong bài viết rồi đấy , làm vội nên không để ý
Mấy bài còn lại bạn dựa theo đó mà làm :) (lười quá :D)

p/s : Nhắc bạn luôn bạn không nên vik bài với nd cảm ơn , nếu thấy bài vik nào có ích thì hãy nhấn thanks để tránh spam. Nhắc trước bạn không đằng nào mod cũng nhắc :)
 
P

phat_tai_1993

5/Khi cho 14,7g hợp kim Y gồm Fe, Cu, Al phản ứng hết với H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch A và 6,4 g chất rắn; 9,856 l khí B ở 27,3 độ C và 1 atm. Tính % m mỗi chất trong hỗn hợp, tính V NaOH 2M khi cho vào A thu được kết tủa cực đại, cực tiểu.
Cho hợp kim trên tác dụng với H2SO4 thì Cu ko tan: => mCu = 6,4
=> %mCu = (6,4/14,7).100% = 43,54%
=> mFe + mAl = 14,7 - 6,4 = 8,3 g
Gọi x, y mol lần lượt là số mol của Fe và Al trong hợp kim.
=> 56x + 27y = 8,3 (1)
Số mol khi H2 thu được sau phản ứng bằng:
nH2 = (9,856.1)/[22,4/273 . (273+273))= 0,22 mol
Ta có:
[tex]Fe => Fe^{2+} + 2e[/tex]
x mol 2x mol
[tex]Al => Al^{3+} + 3e[/tex]
y mol 3y mol
[tex]2H^{+} + 2e => H_2 0,44 mol 0,22 mol Theo BT e , ta có: 2x + 3y = 0,44 (2) Từ (1) và (2) => x = 217/1900 ; y = 67/950 vậy: %mFe = (56. 217/1900)/14,7 = 43,51% %mAl = 100% - 43,54% - 43,51% = 12,95% Theo pt phản ứng: [tex]FeSO_4 + 2NaOH => Na_2SO_4 + Fe(OH)_2[/tex]
x mol 2x mol x mol
[TEX]Al_2(SO_4)3 + 6NaOH => 2Al(OH)_3 + 3Na_2SO_4[/tex]
y/2 mol 3y mol y mol
thu được kết tủa cực đại bao gồm Fe(OH)2 và Al(OH)3 ko bị hoà tan bởi bazo dư
=> n1NaOH = 2x + 3y = 0,44 => V1NaOH = 0,44/2 = 0,22 (l)
thu được kết tủa cực tiểu chỉ gồm Fe(OH)2, lúc này Al(OH)3 đã bị hòa tan hết trong bazo dư
theo pt: NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
y mol y mol
=> n2NaOH = 2x + 3y + y = 97/190 mol => V2NaOH = (97/190)/2 = 0,255 (l)
 
G

greenstar131

tớ đã sửa trong bài viết rồi đấy , làm vội nên không để ý
Mấy bài còn lại bạn dựa theo đó mà làm :) (lười quá :D)

p/s : Nhắc bạn luôn bạn không nên vik bài với nd cảm ơn , nếu thấy bài vik nào có ích thì hãy nhấn thanks để tránh spam. Nhắc trước bạn không đằng nào mod cũng nhắc :)
vâng! em hiểu roài, mà bác ếch này, spam là cái gì thế, em hem bit:confused:/:)
 
G

greenstar131

bài giải:
Số gam NaOH ban đầu: mNaOH = 240.20% = 48 g => nNaOH = 48/40 = 1,2 mol
Các pứ xảy ra:
+ Al2(SO4)3 + 6NaOH => 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
1 mol 6 mol 2 mol
0,1 mol 0,6 mol 0,2 mol
+ FeSO4 + 2NaOH => Na2SO4 + Fe(OH)2
1 mol 2 mol 1 mol
0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol
+ H2SO4 + 2NaOH => Na2SO4 + 2H2O
1 mol 2 mol
0,15 mol 0,3 mol
=> số mol NaOH tham gia 3 pứ trên: 0,6 + 0,2 + 0,3 = 1,1 < 1,2 mol
vậy NaOH dư (1,2 - 1,1 = 0,1 mol) và tiếp tục xả ra pứ:
NaOH + Al(OH)3 => NaAlO2 + 2H2O
1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol
=> số mol Al(OH)3 bị hòa tan < số mol Al(OH)3 tạo ra => Al(OH)3 chưa hòa tan hết.
vậy:
theo pt:
2Al(OH)3 => Al2O3 + 3H2O
2 mol 1 mol
0,1 mol 0,05 mol
2Fe(OH)2 +1/2O2 => Fe2O3 + 2H2O
2 mol 1 mol
0,1 mol 0,05 mol
Vậy khối lượng m = 102. 0,05 + 160.0,05 = 13,1 g
bác ơi! hình nhơ còn thiếu thiếu một cái gì đó, chắc là chưa tính trong chân không, vì ở đây nói nung nóng chứ không nói trong không khí hay chân không, vì vậy có lẽ phải làm cả hai trường hợp bác nhỉ?:cool:
 
C

chipheotk21

hay thiệt bài khó the này ma cac Bác giải đc đúng là làm cho đan fem như chúng em phải khâm phục
 
P

phat_tai_1993

Thông thường dạng toán nung Fe(OH)2 là trong không khí (dạng đề bẫy), có thể đề sẽ nói rõ trong chân không hay trong không khí nhưng có khi không. Bạn cẩn thận như vậy là rất tốt, mình đã bổ sung trong bài làm rồi đấy, chúc bạn học giỏi!:khi (85):
 
G

greenstar131

2/ Hòa tan hoàn toàn 1,64g hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100g dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được và đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 0,8 g chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.

nHCl=0,25mol=> dư HCl( Giả sử toàn bộ kl là Al)
2Al + 6HCl ------> 2AlCl3 + 3H2O (1)
Fe + 2HCl ------> FeCl2 + H2O (2) Gọi số mol Al là x, Fe là y ta có.
Số mol HCl dư là 0,25 - (3x +2y) . nNaOH=0,3mol
AlCl3 + 3NaOH -----> Al(OH)3 + 3NaCl (3)
FeCl2 + 2NaOH -----> Fe(OH)2 +2NaCl (4)
HCl + NaOH ----> NaCl + H2O (5)
NaOH + Al(OH)3------> Na AlO2 + 2H2O (6)
số mol NaOH tham gia pư (3),(4) là 3x+ 2y từ các giữ kiện trên => NaOH vãn dư sau pư (5). Tổng số mol NaOH đã tham gia pư (3) (4) (5)là. 0,25-(3x+2y)+ 3x+2y=0,25mol vậy còn dư 0,05 mol NaOH.
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2-----> 4Fe(OH)3 (7)
2Fe(OH)3-----------------------> Fe2O3 + 3H2O (8)
2Al(OH)3 --------------------> Al2O3 + 3H2O(9)
Giả sử NaOH vẫn dư sau pư (6) tức số mol Al(OH)3<0,05mol. Ta có
y/2.160=0,8=> y=0,01=>mFe=0,56g=> mAl=1,08=>nAl=0,04 đúng với giả sử. Vậy %Fe=34,15, %Al=65,85
Đoạn cuối có thể tính đc NaOH vẫn dư nhưng tớ đau đầu quá nên làm bằng giả sử. he he
:)em vẫn không hiểu lắm cái chỗ giả sử ( Giả sử toàn bộ kl là Al), em chưa gặp cách làm này bao giờ nên căng mắt đọc mà em thấy nó cứ mơ màng làm sao ấy, bác giảng hộ em cái:D
 
G

greenstar131

Thông thường dạng toán nung Fe(OH)2 là trong không khí (dạng đề bẫy), có thể đề sẽ nói rõ trong chân không hay trong không khí nhưng có khi không. Bạn cẩn thận như vậy là rất tốt, mình đã bổ sung trong bài làm rồi đấy, chúc bạn học giỏi!:khi (85):
bác phát tài ơi! mấy bác kia hem thấy lên , vậy em nhờ bác giải thik hộ em spam là gì? roài giảng em cái bài của bác gì gì đó làm bài 2 ý bác, giúp em nha bác:khi (106)::khi (137):
 
C

conech123

:)em vẫn không hiểu lắm cái chỗ giả sử ( Giả sử toàn bộ kl là Al), em chưa gặp cách làm này bao giờ nên căng mắt đọc mà em thấy nó cứ mơ màng làm sao ấy, bác giảng hộ em cái:D
giả sử toàn bộ A là Al => n A = 1,64 / 27 = 0,06 => n HCl cần = 0,06 .2
giả sử toàn bộ là Fe => n A = 1.64 / 56 = 0,03 => n HCl cần = 0,03 . 2
mà n HCl thực tế = 0,25 > 0,06 .2 > 0,03.2
vậy HCl dư , trong một số sách nâng cao đều có cách này mà , tiện nói luôn , nếu n HCl thực tế nằm trong khoảng kia thì axit hết
 
Top Bottom