Sử Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản (1945 – 2000)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Kinh tế
1. Mĩ
- Từ năm 1945 đến 1973, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng: sau Thế chiến II, Mĩ là nước duy nhất không bị thiệt hại gì và thu nhiều lợi nhuận nhất. Trong 20 năm đầu sau chiến tranh, Mĩ không có đối thủ và nước này trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới (1968 Nhật Bản vươn lên là trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai, năm 1970 Tây Âu vươn lên là trung tâm kinh tế - tài chính thứ ba thế giới) với các biểu hiện: công nghiệp chiếm trên một nửa sản lượng của thế giới với 56,4 % (1948), Mỹ là chủ nợ của thế giới, nắm trong tay 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Mĩ có nhiều vũ khí tối tân và đặc biệt là sở hữu vũ khí nguyên tử; sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước tư bản (Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản) cộng lại, tàu thuyền của Mĩ chiếm trên 50% của thế giới. Ngoài ra, Mĩ còn là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai với các thành tựu về "cách mạng xanh" trong nông nghiệp thuộc lĩnh vực sinh học, tiên phong trong chinh phục vũ trụ vào năm 1969 đưa người đặt chân lên Mặt Trăng, là nước khởi đầu cho chế tạo máy móc, công cụ, thiết bị liên quan đến cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai là công cụ sản xuất mới (máy tính, robot), vật liệu mới như chất dẻo polime...
Nhưng vào năm 1950, kinh tế Mĩ có suy giảm do vướng phải chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, Tây Âu và Nhật Bản đang vươn lên.
- Từ năm 1973 đến năm 1991, kinh tế Mĩ khủng hoảng và suy thoái, kéo dài đến tận năm 1982 với các lý do: (1) tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973; (2) Mĩ sa lầy trong chiến tranh Việt Nam; (3) cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô trng thời kỳ chiến tranh lạnh tốn kém; (4) sự vươn lên mạnh mẽ của hai trung tâm kinh tế - tài chính mới là Tây Âu và Nhật Bản. Sau năm 1982, kinh tế Mĩ dần phục hồi trở lại
- Từ năm 1991 đến 2000, kinh tế Mĩ tuy có những suy thoái ngắn nhưng vẫn phát triển mạnh. Mĩ vẫn là quốc gia có nhiều nhà khoa học giành giải Nobel, chính quyền Mĩ cố vươn lên thành "đơn cực" nhưng bất thành.
Nhận xét chung: Mĩ là nước giàu mạnh số một thế giới, nhưng ảnh hưởng của Mĩ cũng bị suy giảm do sa lầy vào chiến tranh Việt Nam.
2. Tây Âu
Khác với Mĩ, các nước Tây Âu có cả các nước thắng trận và các nước bại trận, nhưng tất cả các nước Tây Âu đều bị thiệt hại nặng nề về người và của do châu Âu là trung tâm chính của cả hai cuộc chiến tranh thế giới, Đức tổn thất rất nặng nề và các nước châu Âu khác cũng tương tự.
- Từ năm 1945 đến 1950, các nước Tây Âu khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh bằng cách: (1) họ phục hồi kinh tế qua kế hoạch Marshall viện trợ 17 tỷ USD của Mĩ; các nước Tây Âu thông qua viện trợ Marshall này đã tạo điều kiện cho hàng hóa Mĩ xâm nhập vào khu vực này và các nước Tây Âu sẽ phải trở thành đồng minh của Mĩ. (2) các chính quyền Tây Âu loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ và những người cộng sản ra khỏi bộ máy nhà nước để duy trì nền dân chủ tư sản. (3) đẩy mạnh duy trì việc bóc lột các thuộc địa cũ, nhưng đây là vấn đề khó. Cùng với sự tự lực của Tây Âu thì kế hoạch Marshall như "cơn mưa vàng và dollar" giúp kinh tế Tây Âu phục hồi và phát triển
- Từ năm 1950 đến 1973, kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng. Anh, Pháp, Italia và Tây Đức vươn lên, trong đó Tây Đức trở thành nền kinh tế tư bản đứng đầu châu Âu. Trong nhóm G7 (Mĩ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Italia, Canada) thì Tây Âu có tới 4 nước. Từ đầu những năm 70 trở đi, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính đứng thứ ba thế giới sau Mĩ và Nhật. Một biểu hiện nữa của sự phát triển kinh tế Tây Âu đó là sự hình thành liên minh khu vực (Công đồng Than thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng châu Âu (1957)) chứng tỏ kinh tế Tây Âu phát triển rất nhanh dẫn đến nhu cầu hợp tác khu vực và mong muốn thoát dần khỏi ảnh hưởng của Mĩ. Tuy nhiên, kinh tế Tây Âu cũng gặp trở ngại về chính sách đối ngoại do còn tác động, ảnh hưởng của Mĩ giữa hai miền Đông Âu và Tây Âu, Đông Đức và Tây Đức.
- Từ năm 1973 đến 1991, kinh tế Tây Âu khủng hoảng và suy thoái kéo dài do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng và sự vươn lên của Nhật, vấn đề nước Đức và quá trình nhất thể hóa châu Âu rất khó khăn.
- Từ năm 1991 đến 2000, kinh tế Tây Âu bắt đầu phục hồi lại từ năm 1994, tuy nhiên tình hình chính trị và xã hội Tây Âu khá phức tạp do bạo loạn, mâu thuẫn tôn giáo, mafia, cướp biển, sự vượt biên giữa các vùng miền diễn ra
Nhận xét chung: sự phát triển của Tây Âu gắn liền với sự giúp đỡ của Mĩ (là nền tảng), khi phát triền thì Tây Âu thoát dần khỏi ảnh hưởng của Mĩ thông qua lập liên minh khu vực (cuối cùng là EU 1993)
3. Nhật Bản
- Từ năm 1945 đến 1952, Nhật Bản tập trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh: sau chiến tranh, Nhật là nước chịu nhiều thiệt hại nhất vì đây là nước duy nhất hứng chịu hai quả bom nguyên tử của Mĩ vào tháng 8/1945 (bom nguyên tử là một loại vũ khí kết thúc hết các phát minh). Nhật có nhiều người thất nghiệp vì hầu hết người dân Nhật tham gia quốc phòng phục vụ chiến tranh, sau chiến tranh hàng triệu người thất nghiệp. Nhật là nước duy nhất bị một quốc gia nước ngoài chiếm đóng theo chế độ quân quản, đất nước bị thiên tai lớn. Để khắc phục, Nhật tiến hành các chính sách: nhận 16 tỷ USD viện trợ của Mĩ (đổi lại Nhật phải liên minh chặt chẽ với Mĩ, thông qua Hiệp định 1951 sau này); thực hiện chương trình xét xử các tội phạm chiến tranh; cải cách dân chủ, trong đó nhấn mạnh việc xóa bỏ các Zaibatsu (sở hữu của phong kiến Nhật còn tồn tại), coi trọng yếu tố con người và tiền lương. Nhờ sự tự cường của nhân dân Nhật, sự ủng hộ của Mĩ thông qua gói viện trợ và cải cách dân chủ, kinh tế Nhật chính thức được phục hồi và bắt đầu phát triển
- Từ năm 1952 đến 1973, kinh tế Nhật phát triển vượt bậc, vượt qua các đối thủ về tốc độ và tỉ lệ. Từ 1960 đến 1973, kinh tế Nhật phát triển "thần kỳ" và mạnh xấp xỉ hai con số với tốc độ tăng bình quân 10,8%/năm, thông qua các biểu hiện: 1968, Nhật vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, vượt qua 4 nước lớn ở Tây Âu và một nước ở Bắc Mĩ về sản lượng công nghiệp; về tài chính, Nhật chỉ thua Mĩ. Nhật đấu tư rất mạnh cho chính sách giáo dục và khoa học kỹ thuật. Nếu Mĩ chỉ đầu tư vào bán vũ khí để chạy đua vũ trang thì Nhật đầu tư vào khoa học giáo dục (Nhật coi trọng con người nên giáo dục sẽ là yếu tố quyết định). Hơn nữa, Nhật chú trọng đầu tư vào khoa học dân dụng, chế tạo các máy móc và sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân như tủ lạnh, điều hòa, tivi. Nhật cũng được biết đến với các công trình vượt biển (cầu vượt biển, cầu dưới lòng biển). Nhưng Nhật vẫn duy trì văn hóa truyền thống mặc dù kinh tế phát triển nhanh.
- Từ năm 1973 đến 1990, Nhật giống Tây Âu và Mĩ là kinh tế cũng bị suy thoái kéo dài đến nửa đầu những năm 80 thì kết thúc. Lúc này Nhật trở thành cường quốc số một trên thế giới về tài chính, là chủ nợ của nhiều nước
- Từ năm 1991 đến 2000, kinh tế Nhật tuy có phát triển nhưng xen lẫn với các đợt suy thoái ngắn
Nhận xét chung: bước ra khỏi chiến tranh, Nhật lâm vào khủng hoảng nhiều mặt; nhưng người Nhật đã biết đứng dậy và vượt lên chính mình. Đối với Nhật, sự phát triển thần kỳ được quyết định bởi yếu tố con người
B. Chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của một quốc gia thường chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sức mạnh quân sự của họ
1. Mĩ
- Mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại của Mĩ sau Thế chiến II là thực hiện "chiến lược toàn cầu" với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mĩ luôn có âm mưu lớn nhất: thiết lập trật tự thế giới "đơn cực". Dựa vào kinh tế và quân sự, Mĩ tự cho mình thống trị thế giới, tự cho mình chi phối thế giới
- Cơ sở đưa ra mục tiêu: dựa vào tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của Mĩ
- Lý do Mĩ đưa ra mục tiêu:
+ Đứng đầu thế giới, muốn các nước phải nghe theo sự điều hành, chi phối của Mĩ
+ Liên Xô ngăn chặn, cản đường. Mĩ muốn làm bá chủ thế giới, đe dọa thế giới và ngăn cản phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới nhưng Liên Xô lại cản lối
+ Sau Thế chiến II, các nước tư bản (trừ Mĩ còn phát triển hùng mạnh) đều bị suy yếu, hệ thống TBCN suy yếu vì các nước bị kiệt quệ nặng và phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa lên cao. Vì thế Mĩ tự xưng là người đứng đầu, người "anh cả" trong các nước tư bản chủ nghĩa phải có "trách nhiệm" đứng ra bảo vệ chủ nghĩa tư bản tự do, ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, ngăn cản sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu
- Mục tiêu của chiến lược toàn cầu:
+ ngăn chặn, đẩy lùi để tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, vì Liên Xô ủng hộ cách mạng thế giới và là thành trì của cách mạng thế giới
+ ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á - Phi - Mỹ latinh, phong trào của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình
+ lôi kéo, khống chế các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế
- Quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (biểu hiện của chiến lược toàn cầu của Mĩ):
+ Tháng 3/1947, Tổng thống Truman của Mĩ đọc thông diệp, khẳng định rằng sự tồn tại của Liên Xô đe dọa đến nước Mĩ và thế giới tự do; kêu gọi Quốc hội Mĩ viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để từng bước giúp hai nước này thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Thông điệp Truman đã khởi đầu cho chiến tranh lạnh sau này, phá vỡ quan hệ đồng minh Liên Xô - Mĩ
+ Tháng 6/1947, kế hoạch Marshall viện trợ cho các nước Tây Âu, đổi lại các nước Tây Âu phải ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế, ủng hộ Mĩ chống Liên Xô và các nước XHCN
+ Lập các khối quân sự: liên minh chính trị - quân sự NATO (1949) để chống các nước XHCN; lập khối SEATO ở Đông Nam Á (có chính quyền Sài Gòn tham gia), CENTO ở Trung Cận Đông, ANZUS ở châu Đại Dương, khối Tây Bán cầu ở Mỹ latinh để ngăn chặn cách mạng Cuba và các nước Mĩ latinh. Ngoài ra Mĩ cũng lập 3.000 căn cứ quân sự trên khắp thế giới
+ Mĩ can thiệp vào nội bộ của các nước thông qua thành lập các chính quyền tay sai chống phá, lật đổ các chính phủ hiện tại như chính quyền độc tài Batista của Cuba, ở Việt Nam Mĩ giúp đỡ Pháp duy trì chiến tranh thông qua viện trợ, giúp Pháp lập kế hoạch Revers (tháng 5/1949) để chúng trực tiếp dính líu, can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Việt Nam. Tại Hội nghị Geneve, Mĩ ủng hộ nhưng không ký vào văn bản hội nghị; sau đó Mĩ dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm và trực tiếp xâm lược miền Nam. Năm 1970, Mĩ lật đổ chính quyền Sihanouk và lập chính quyền tay sai, đưa quân xâm lược Campuchia
+ Gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi: ở chiến tranh Triều Tiên thì Mĩ điều khiển và dung túng với nhiều nước, buộc Liên Hiệp Quốc phê chuẩn và Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên; gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975)
- Kết quả:
* Đạt được:
+ Lôi kéo được nhiều đồng minh đi theo và ủng hộ mình để chống các nước XHCN, ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc
+ Làm chậm lại thắng lợi của cách mạng thế giới. Nếu không có viện trợ của Mĩ và giúp đỡ quân sự tạo điều kiện cho các nước đồng minh kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược, thì cách mạng thế giới sẽ có thời gian thắng lợi rút ngắn hơn và cách mạng ba nước Đông Dương không phải vất vả sau này.
+ Góp phần làm chủ nghĩa xã hội nhanh chóng sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1988 - 1991) vì Mĩ chỉ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới nên Mĩ làm thế nào đó để làm tan rã và tiêu diệt các nước XHCN. Chủ nghĩa xã hội sụp đổ nhanh do sai lầm về đường lối, nhưng Mĩ óp phần làm CNXH sụp đổ nhanh hơn thông qua khẩu hiệu dân chủ, "cách mạng Nhung", diễn biến hòa bình
+ Mĩ cũng đã can thiệp vào nội bộ của các nước khiến tình hình càng khó lường, gây ra chiến tranh khiến các nước gặp nhiều tổn thất
+ Gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi
* Chưa được (mất):
+ không thực hiện được chiến lược toàn cầu: đến nay, Mĩ cũng chưa thực hiện được tham vọng của mình làm bá chủ thế giới mặt dù trật tự Yalta đã sụp đổ
+ không ngăn chặn được thắng lợi của cách mạng thế giới: dù cố gắng làm chậm cách mạng thế giới, nhưng Mĩ không thể ngăn chặn sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam và nhiều nước khác
+ không thể xóa bỏ hoàn toàn CNXH trên thế giới: năm 1991 chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu mà thôi; chứ ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba và một số nước khác vẫn theo CNXH và có nhiều thành tựu. Trung Quốc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Hoa và trở thành "con rồng Trung Hoa". Việt Nam đạt nhiều thành tựu sau Đổi mới 1986 và trên đường khẳng đinh vị thế của mình. Cuba, Triều Tien, Trung Quốc vẫn đạt nhiều thành tựu và khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
+ nhiều nước đồng minh xa rời Mĩ: thời gian đầu, nhiều nước nhận viện trợ của Mĩ nên họ kết làm đồng minh của Mĩ, chấp nhận việc bị Mĩ gây ảnh hưởng và chi phối. Sau khi khôi phục kinh tế, họ tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ thông qua đoàn kết thành lập liên minh khu vực (tổ chức liên kết kinh tế - chính trị EU); Nhật lúc đầu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng từ những năm 70 về sau thì chính phủ Nhật đa dạng hóa chính sách đối ngoại, hướng về châu Á và quan hệ với các nước lớn khác.
+ Vị thế quốc tế của Mĩ suy giảm: thời gian đầu Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự để đề ra chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới; ngoài ra Mĩ cũng đe dọa nền kinh tế, chính trị, an ninh của nhiều nước trên thế giới khiến các nước này phải nể Mĩ, sợ Mĩ nhưng nhân dân Việt Nam không sợ, quyết tâm đánh và giành chiến thắng trước Mĩ. Thất bại của Mĩ trước Việt Nam là nỗi nhục lớn, không dám nói mà phải cuốn cờ về nước. Thất bại trước Việt Nam khiến kinh tế Mĩ bị suy thoái kéo dài, ảnh hưởng của hội chứng ở Mĩ khiến địa vị quốc tế của Mĩ bị suy giảm
2. Tây Âu
- Từ năm 1945 đến 1950, Tây Âu liên minh với Mĩ vì: sau Thế chiến II, các nước Tây Âu đều bị thiệt hại nặng, nặng nề nhất là Anh và Pháp. Trong bối cảnh phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao và các chính quyền tư sản đang tìm mọi cách để giữ vững chế độ tư sản thì các nước Tây Âu tìm mọi cách để hàn gắn vết thương chiến tranh. Đồng thời trong bối cảnh Mĩ và Liên Xô có thay đổi từ quan hệ đồng minh sang đối đầu thì Mĩ tìm cách vươn tới Tây Âu để bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, bảo vệ hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới chống lại Liên Xô và chủ nghĩa xã hội. Treong hoàn cảnh đó, Mĩ ra kế hoạch Marshall viện trợ Tây Âu 17 tỷ USD để đổi lại, giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế nhanh chóng. Trong bối cảnh kinh tế Tây Âu đang khôi phục sau chiến tranh, Mĩ cũng tìm cách hướng tới cho các nước Tây Âu làm đồng minh với các biểu hiện: trở thành đồng minh của Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đế quốc tế chống lại các nước XHCN; trực tiếp cùng Mĩ tham gia các khối quân sự NATO, CENTO, SEATO..., có mối quan hệ gắn chặt với Mĩ. Một điểm nữa trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là một số nước Tây Âu còn quay lại xâm lược các thuộc địa như Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, Hà Lan xâm lược trở lại Indonesia, Anh trở lại xâm lược Ấn Độ, Miến Điện và Mã Lai
- Từ năm 1950 đến 1973,
+ phân hóa trong đối ngoại: chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu bắt đầu có phân hóa: (1) một số nước Tây Âu tiếp tục liên minh với Mĩ như Anh trở thành đồng minh lâu dài của Mĩ sau này; (2) một số nước muốn thoát dần ảnh hưởng của Mĩ vì vào năm 1950, các nước Tây Âu cơ bản đã khôi phục kinh tế sau chiến tranh nên họ muốn thoát dần khỏi ảnh hưởng của Mĩ bằng cách liên kết lại với nhau thành một khối như EEC, EC và cuối cùng là EU (1993).
+ hình thành liên minh khu vực như Công đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (1951), Công đồng than thép châu Âu (1957), Công đồng kinh tế châu Âu (1967). Năm 1967 gộp 3 cộng đồng trên thành Cộng đồng châu Âu.
- Từ năm 1973 đến 1991:
+ tiếp tục phân hóa chính sách đối ngoại: (1) nhiều nước phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam như Pháp và một số nước khác; (2) một số nước Tây Âu thất bại trong các thuộc địa của mình ở châu Á, châu Phi và hệ thống thuộc địa của Tây Âu từng bước bị tan rã; họ mất đi một khoảng lợi nhuận lớn trong việc khai thác bóc lột thuộc địa như trước Thế chiến II. Mặc dù bị phân hóa, những nhiều nước vẫn khẳng định được vị thế của mình trong chính sách đối ngoại.
+ quá trình "nhất thể hóa" châu Âu có nhiều trở ngại: một phần là do tác động chi phối của chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây vẫn còn đành rằng xu thế hòa hoãn vẫn diễn ra. Vì vậy, quá trình "nhất thể hóa" vẫn gặp nhiều trở ngại
- Từ năm 1991 đến 2000, chính sách đối ngoại là đa phương và đa dạng hóa: trong bối cảnh trật tự Yalta sụp đổ và trật tự "đa cực" dần hình thành, Tây Âu cũng vươn lên mạnh mẽ để khẳng định mình là một trong trật tự "đa cực". Sau hội nghị Maastrich (1991, Hà Lan) thì Tây Âu hình thành Liên minh châu Âu với 27 thành viên (2017)
3. Nhật Bản
- Chính sách nhất quán: liên minh chặt chẽ với Mĩ (từ 1945 đến nay) thông qua việc ký Hiệp định an ninh Mĩ - Nhật (1951) và kéo dài vĩnh viễn.
- Từ 1945 đến 1973, lúc này Nhật tập trung khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh thông qua nhận viện trợ của Mĩ, ký kết một số điều khoản và hiệp ước liên quan. Theo Hiệp định San Francisco năm 1951, Mĩ sẽ không còn đóng quân ở Nhật Bản nữa mà đổi lại, Nhật sẽ chấp nhận đứng dưới chiếc "ô bảo hộ hạt nhân" của Mĩ. Từ năm 1952, Nhật phát triển nhanh chóng và đến 1960 bước vào giai đoạn phát triển "thần kỳ". Đến những năm 70, Nhật bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại trên cơ sở tiềm lực kinh tế và tài chính của mình để khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
- Từ 1973 đến 1991, chính sách đối ngoại của Nhật bắt đầu được điều chỉnh. Bên cạnh vẫn tiếp tục liên minh với Mĩ, chính phủ Nhật điều chỉnh theo hướng ngả về châu Á thông qua học thuyết Fukuda (1977) và học thuyết Kaifu (1991) bằng khẩu hiệu "Người châu Á giúp người châu Á", muốn đoàn kết với các nước châu Á để xây dựng châu Á thành môt châu lục vững mạnh, phát triển đi lên. Sự thay đổi chính sách đối ngoại này xuất phát từ: các nước Tây Âu đã suy yếu và rút dần khỏi các nước châu Á, Nhật cho rằng đây là thời điểm thích hợp để người Nhật có thể vươn xa tầm ảnh hưởng của mình ở châu lục, Nhật lại có tiềm lực kinh tế và tài chính và vươn lên trở thành trung tâm kinh tế - tài chính đứng thứ hai thế giới (1968)
- Từ 1991 đến 2000, Nhật thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng mở rộng và đa dạng hóa với ý muốn vươn lên thành một "cực" trong trật tự "đa cực" - vì trật tự Yalta sụp đổ và Mĩ rất khó vươn lên để lập thành trật tự "đơn cực" và các nước lớn khác cũng tương tự. Dựa vào tiềm lực kinh tế và tài chính của mình, Nhật muốn cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bằng cách mở rộng số ủy viên thường từ 5 (Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô) lên nhiều hơn và Nhật muốn mình là một ủy viên trong Hội đồng bảo an trong nay mai. Nhật quan hệ với các nước lớn, duy trì chính sách "ngả về châu Á" - nhưng chú trọng nhất là khu vực Asean, Trung Quốc, Ấn Độ
C. Những điểm tương đồng
a. Vị thế quốc tế
- Đều có vị trí ảnh hưởng trên trường quốc tế: họ đều là các thành viên trong nhóm G7 (tức là những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới: Mĩ, Nhật, Anh, Đức, Italia, Pháp, Canada)
- Anh, Pháp và Mĩ đều là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có tiếng nói ảnh hưởng trên trường quốc tế
- Sau 1991, các nước Mĩ, Tây Âu và Nhật dùng kinh tế và tài chính để nỗ lực vươn lên tự khẳng định mình, các nước tự khẳng định mình là một cường quốc trong thế giới "đa cực" nhiều trung tâm
b. Nguyên nhân phát triển
- Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, nhưng tất cả đều áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh tế, rút ngắn quy trình sản xuất và đem lại lợi nhuận rất nhanh
- Vai trò của bộ máy nhà nước: Cứ mỗi khi đất nước gặp khó khăn thì vai trò của nhà nước hiện lên làm tròn trách nhiệm của mình. Điển hình là khủng hoảng 1973, các nước nhanh chóng có điều chỉnh và vượt qua; năm 1990 các nước có suy thoái ngắn nhưng nhà nước phát huy vai trò của mình giúp kinh tế quốc gia vượt qua và phát triển
- Tận dụng tốt đầu tư của bên ngoài: Mĩ đã tận dụng tốt Thế chiến 2 để làm giàu cho quốc gia này (Thế chiến 2 nổ ra không thể không có trách nhiệm của Mĩ. Khi Thế chiến bùng nổ, trong khi Liên Xô và Quốc tế kêu gọi quốc tế nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến thì Mĩ đứng ngoài cuộc, trung lập và cho rằng đó là việc của châu Âu và châu Á; Anh và Pháp dung dưỡng cho phát xít hoàng hành, đỉnh cao là hiệp ước Munich tháng 9/1938 với lời hứa Đức sẽ đánh Liên Xô khi Anh và Pháp dâng vùng Sudetes cho Đức. Khi chiến tranh bùng nổ, Mĩ không tuyên chiến mà phải chờ tới sự kiện Trân Châu Cảng (12/1941) thì Mĩ chính thức tham chiến. Trong thời gian Thế chiến 2, Mĩ buôn bán vũ khí cho hai bên để làm giàu. Sau Thế chiến 2, Mĩ thu được 114 tỷ USD lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí. Mĩ tận dụng để làm giàu trên sự đổ nát của các nước châu Âu). Các nước Tây Âu cũng tận dụng tốt cơ hội bên ngoài của mình - đó là kế hoạch Marshall của Mĩ (1947). Hơn nữa, Nhật cũng nhận được viện trợ của Mĩ - Mĩ tiến hành giúp Nhật thống qua viện trợ và cải cách dân chủ, cải cách kinh tế để giải quyết vấn đề lạm phát và tiền lương
- Các công ty tư bản có tầm nhìn xa, năng động và sức cạnh tranh cao: sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty và tập đoàn tư bản ở Mĩ, Tây Âu và Nhật đã thúc đẩy nền kinh tế đi lên, nhiều hàng hóa và các mặt hàng được nêu lên cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước. Ví dụ như Mĩ có các hãng canh tranh quyết liệt như hãng ô-tô Ford, bột giặt Ô-mô. Ở Nhật tập trung vào các hãng dân dụng như tivi, tủ lạnh, điều hòa. Tây Âu cũng rất coi trọng như vậy
c. Sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật
- Đều trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, chi phối nền kinh tế và tài chính của thế giới tư bản, đến nhiều châu lục khác trên thế giới. Mĩ là quốc gia đầu tiên phát triển nhanh chóng vượt bậc sau Thế chiến 2. Trong 20 năm đầu sau 1945, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất (không phải lớn nhất) thế giới, đến 1968 Nhật mới vươn lên thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai; đầu những năm 70 thì đến lượt Tây Âu
- Đều có điều chỉnh sau khi bị tác động của khủng hoảng năng lượng 1973, ba trung tâm này đều điều chỉnh và vượt qua (bộ máy nhà nước điều tiết và điều chỉnh); các nước tư bản phát triển khá nhanh sau 1945 đều có điều chỉnh của nhà nước
- Phát triển xen kẽ với nhiều đợt suy thoái
Kết luận: điểm chung của ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới là: vai trò của bộ máy nhà nước, tiền hành cách mạng khoa học kỹ thuật và con người cần cù, chịu khó và sáng tạo; biết tận dụng các cơ hội từ bên ngoài
D. Những điểm khác biệt
a. Nguyên nhân phát triển
- Mĩ: khởi đầu cách mạng khoa học kỹ thuật. Chúng ta biết Mĩ có lãnh thổ rông (lãnh thổ của Mĩ lớn thứ tư sau Liên Xô, Canada, Trung Quốc), giàu tài nguyên. Dân số đông đảo, con người năng động và cần cù chịu khó, tay nghề cao.
- Nhật Bản: con người được coi là yếu tố quan trọng vì người Nhật cần cù và chịu khó, tính kỷ luật và trách nhiệm cao; nhờ ký hiệp ước với Mĩ, chấp nhận dưới ô "bảo hộ hạt nhân" của Mĩ nên Nhật chỉ chi 1% GDP chi phí quốc phòng, không có quân đội thường trực mà chỉ có lực lượng bảo vệ an ninh trật tự; Nhật giành những khoảng tiền lớn hơn đầu tư vào kinh tế; Nhật dù phát triển nhưng vẫn giữ truyền thống văn hóa của mình. Điều đặc biệt là Nhật chú trọng và công nghiệp dân dụng và khoa học giáo dục; mua các bằng sáng chế để ứng dụng vào đời sống
- Tây Âu: sự ra đời của liên minh khu vực và hoạt động hiệu quả của Cộng động châu Âu EC, giúp các nước Tây Âu đoàn kết và hợp tác lẫn nhau; thống nhất chung về thị trường, mẫu mã và giá cả... Sự phát triển của các nước trong EC khá nhanh (đặc biệt là Anh, Pháp và Đức) tuy rằng quá trình "nhất thể hóa" của các nước còn lắm khó khăn
b. Khó khăn, thách thức
- Mĩ: do triển khai chiến lược toàn cầu nên Mĩ gặp nhiều khó khăn khi đối trọng với Liên Xô, các nước XHCN, phong trào giải phóng dân tộc - đó chính là đối trọng về hệ tư tưởng (đối trọng về hệ tư tưởng, kẻ thù). Mĩ chính là kẻ thù của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào bảo vệ hòa binh nhân loại của các nước Á - Phi - Mĩ latinh. Sự triển khai chiến lược toàn cầu làm kinh tế Mĩ phát triển thiếu ổn định; thiếu yếu tố kích thích chiến tranh thì kinh tế Mĩ luôn bị ảnh hưởng (thiếu yếu tố kích thích chiến tranh, kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng vì Mĩ mất đi nguồn lợi nhuận quan trọng từ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến). Chạy đua vũ trang giữa Mĩ và Liên Xô khiến Mĩ tốn kém rất nhiều tiền của (Mĩ phải chi tiêu cho đồng minh ở NATO, CENTO, ANZUS...), chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỷ. Cuối cùng, sự sa lầy và thất bại của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam tác động đến kinh tế Mĩ, ý thức hệ của Mĩ rất nhiều và tạo di chứng đến sau này
- Nhật: tài nguyên hầu như rất ít và phải phụ thuộc vào điều tiết của nhà nước; thiên tai cũng diễn ra thường xuyên. Nhiều khi kinh tế Nhật phát triển trong thời gian rất dài, nhưng vì một trận thiên tai khiến Nhật suy thoái
- Tây Âu: từng bước bị mất nguồn thu ở các thuộc địa do phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa lên cao, giành nhiều thắng lợi; chênh lệch giàu nghèo rất lớn và vấn đề tội phạm
Nhận xét: thiếu yếu tố bền vững cho sự phát triển, chịu tác động của khủng hoảng 1973 và bị sự cạnh tranh khốc liệt của các nước "NICs"; bản thân các khu vực này cũng cạnh tranh lẫn nhau.
c. Chính sách đối ngoại
- Mĩ: chính sách đối ngoại không thay đổi (chiến lược toàn cầu hóa xuyên suốt, kéo dài đến tận nay khi thế giới "đa cực"). Mĩ có hiệp ước an ninh để liên kết vĩnh viễn với Nhật (1951 đến nay); nhưng quan hệ với Tây Âu có hai giai đoạn: lúc đầu là liên minh chặt chẽ với nhau, về sau thì phân hóa - một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, số khác tách ra thông qua việc lập chính sách đối ngoại riêng, lập quan hệ với các nước XHCN và dần thành lập liên minh khu vực
- Nhật: bên cạnh việc liên minh chặt chẽ với Mĩ thì từ những năm 70 Nhật chuyển chính sách đối ngoại theo hướng "ngả về châu Á". Từ những năm 90 thì Nhật chuyển sang "đa phương hóa" (giống Tây Âu)
- Tây Âu: sau Thế chiến 2, nhiều nước Tây Âu trở lại xâm lược các thuộc địa, dần bị thất bại và phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa và phụ thuộc, đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa từng bước một và bản đồ thế giới có thay đổi sâu sắc. Trong xu thế kinh tế đã phục hồi, từ năm 1951 các nước Tây Âu bắt đầu hình thành liên kết khu vực, đến 1993 thì EU ra đời và đến 2017 là 27 nước.
E. Tác động đến Việt Nam (1945 - 1975)
- Mĩ: trong bối cảnh chiến tranh lạnh diễn ra khốc liệt và Mĩ muốn lôi kéo đồng minh nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu, từ tháng 5/1949 Mĩ bắt đầu can thiệp và dính líu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, giúp Pháp duy trì cuộc chiến Pháp. Mĩ giúp Pháp thực chất là từng bước thay thế Pháp trong cuộc chiến tranh này. Từ 1954 Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, coi Việt Nam là nơi "đụng đầu lịch sử" và cuối cùng Mĩ thất bại
- Nhật: sau một thới gian cùng Pháp thống trị Việt Nam (1940 - 1945), rồi lại đảo chỉnh lật đổ Pháp để đòi thống trị một mình (9/3/1945); Nhật buộc phải đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh vào 15/8/1945, tạo thời cơ cho nhân dân Việt Nam làm cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công (8/1945). Nhật sau chiến tranh đã phát triển kinh tế rất mạnh, đến những năm 70 thì chuyển chính sach đối ngoại sang "ngả về châu Á", quan hệ với các nước ASEAN bằng cách cho các nước này vay vốn qua nguồn vốn vay viện trợ ODA và các công trình đầu tư vào các nước này.
- Tây Âu: Pháp xâm lược trở lại Đông Dương vào tháng 9/1945; nhân dân Việt Nam phải chiến đấu và đến 1954 thì giành thắng lợi vang dội, buôc Pháp ký hiệp định Geneve
Kết luận: đối với các nước tư bản nói chung và các thực dân đã xâm lược Việt Nam nói riêng đã tác động rất lớn đến lịch sử Việt Nam
 
Last edited:
Top Bottom