Sử MẸ VNAH NGUYỄN THỊ RÀNH: BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ HY SINH TRÊN VÙNG ĐẤT THÉP

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rành (1900-1979), quê ở ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ là Hội trưởng Hội mẹ Chiến sĩ và Chính trị viên xã đội Phước Hiệp trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Gia đình mẹ ở xóm Đìa, sát bờ sông Sài Gòn, cha của mẹ cũng hoạt động cách mạng. Sau khi cha mất, rồi mẹ mất, mẹ phải đi làm mướn cho tên Lý Hạnh ở xóm Giữa vì tên này đến nhà mẹ nói với mẹ là phải đến làm cho nhà hắn để trừ món nợ của cha mẹ; hắn đã kêu lính xóc nách, kéo mẹ về nhà hắn, lúc ấy mẹ mới 14 tuổi.
Mẹ lập gia đình với thầy giáo Nguyễn Văn Cầm ở ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Mẹ được bà con xóm giềng khen ngợi: “vợ thầy Cầm đẹp nết, đẹp người”. Thầy Cầm dạy học cho các con em gia đình nghèo, học trò rất thương mến thầy. Năm 1941 thầy nghỉ dạy để có điều kiện tham gia hoạt động cách mạng. Ông mất năm 1970 do bệnh nặng, tuổi cao.
Gia đình mẹ, bốn đời tham gia đánh giặc cứu nước, hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ. Qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc, mẹ đã cống hiến cho Tổ quốc 8 người con trai: Nguyễn Văn Dúng (1920 - 1947) - Xã đội trưởng Phước Hiệp; Nguyễn Văn Sóc (1926 - 1954) - Tiểu đội trưởng đặc công; Nguyễn Văn Vé (1932 - 1959); Nguyễn Văn Hè (1935 - 1967); Nguyễn Văn Huội (1938 - 1968); Nguyễn Văn Sướng (1939 - 1968); Nguyễn Văn Nâng (1940 - 1967); Nguyễn Văn Luông (1942 - 1969) và hai cháu: Cháu nội Nguyễn Văn Rưng (1939 - 1967) - Tiểu đội phó; Cháu ngoại Huỳnh Văn Cường (1948 - 1970).
Trong những năm chiến tranh, mẹ là người chí cốt với cách mạng. Mẹ bám trụ đến cùng “một tấc không đi, một ly không rời”, quyết không vào ấp chiến lược của địch, mà ở lại xã Phước Hiệp, chịu đựng bom bầy, pháo chụp, mẹ nuôi dưỡng các cán bộ chiến sĩ, du kích địa phương và chỉ vẽ cho con cháu đánh giặc.
Trong hệ thống địa đạo Củ Chi nổi tiếng, có công lao đóng góp của mẹ. Nhân dân Củ Chi, trong đó có mẹ Rành đã nhẫn nại kiên trì đào hầm để chiến đấu, tự vệ và phục vụ cuộc chiến đấu chống Mỹ ròng rã của nhân dân vùng đất thép nổi tiếng. Địch nhiều lần bắt mẹ, hết dụ dỗ lừa gạt đến tra tấn dã man, hòng ép mẹ kêu gọi con, cháu về đầu hàng chúng và ly khai với cách mạng. Nhưng trước sau, mẹ vẫn một lòng một dạ kiên trung, bất khuất, trung hậu, anh hùng, bám trụ giữ đất, nuôi dưỡng cán bộ, chiến sĩ và đội nữ du kích Củ Chi cho đến ngày cách mạng toàn thắng.
Ngày 6/1/1978, mẹ Nguyễn Thị Rành được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Mẹ Rành – người mẹ đất thép đã biểu hiện tấm gương trong sáng tuyệt vời của bà mẹ Việt Nam anh hùng với sự hy sinh cao cả, một lòng, một dạ trung thành với dân với nước.
Bản tuyên dương mẹ ghi rõ: “Đồng chí Nguyễn Thị Rành, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã làm được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc về chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn dân đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”.
Năm 1994, mẹ được truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

inbound1544252982540183616.jpg

Nguồn: tuổi trẻ tphcm yêu nước
 
Top Bottom