"Mật mã mở cánh cửa đại học - Cẩm nang sĩ tử"

H

hocmai.tuyensinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn muốn trở thành học sinh giỏi nhất lớp, Bạn muốn thi đỗ vào trường ĐH, CĐ danh tiếng, thậm chí là muốn trở thành Thủ khoa, Á khoa đại học?... Để đạt được những mục tiêu như trên Bạn cần phải rèn luyện, nỗ lực từng ngày, từng giờ, vượt qua những thử thách vô cùng khó khăn về cả mặt kiến thức, kĩ năng lẫn tâm lí phòng thi. Học tập luôn là một con đường dài nhiều chông gai và để có thể vượt qua những sai lầm thường gặp, “rút ngắn” thời gian Bạn cần có những phương pháp và “bí kíp” cho riêng mình. Cuốn sách “Mật mã mở cánh cửa đại học – Cẩm nang sĩ tử” là tập hợp những “bí kíp” của thầy cô giáo, các thế hệ học sinh đi trước để Bạn tiến gần hơn tới ước mơ của mình.

bia_sach.png

Bí quyết của cuốn sách nằm ở chỗ nó giúp Bạn xây dựng cho mình được một mục đích học tập rõ ràng; giúp Bạn triển khai được một phương pháp học tập khoa học nhất, cho Bạn những lời tư vấn đầy kinh nghiệm của thầy cô giáo, các Bạn Thủ khoa, Á khoa về tính cần thiết và hiệu quả khi có được phương pháp học tốt.

Và khi Bạn có được phương pháp học, Bạn sẽ áp dụng và thực hành nó thế nào đối với mỗi môn học, mỗi đề bài cụ thể? Bạn sẽ giải quyết tình huống trong các đề thi thế nào để có được một bài thi hoàn hảo? Đó chính là nội dung mà cuốn sách muốn đem đến cho các Bạn thông qua việc cung cấp cho các Bạn học sinh những kĩ năng học- ôn- làm bài đối với từng môn tự nhiên và xã hội...

Cuốn sách không chỉ đem đến một hệ thống lí thuyết hướng dẫn cách thức để học từng môn học mà nó thiết thực hơn khi những kĩ năng ấy được thể hiện bằng ví dụ cụ thể, gần gũi, thông qua sự giảng dạy của các thầy cô giáo giàu chuyên môn tại Hocmai.vn, như thầy Nguyễn Thượng Võ (môn Toán), thầy Đoàn Công Thạo (môn Vật lí), thầy Vũ Khắc Ngọc (môn Hóa học)..

Bạn thành công hay không, không phải vì Bạn có thông minh hơn người khác hay không mà quan trọng Bạn biết đâu là mục tiêu của mình và đâu là phương tiện để Bạn thực hiện mục tiêu đó. Đôi khi phương tiện ở thật gần Bạn, thật giản dị nhưng giúp Bạn vươn đến mục tiêu cao xa của mình, giống như một cuốn sách “Mật mã mở cánh cửa Đại học- Cẩm nang sĩ tử” có thể đưa Bạn trở thành những người thủ khoa xuất sắc trong mọi kì thi kiến thức...

Ra mắt Bạn đọc ngày 2/6/2012, cuốn sách hi vọng có thể trở thành cuốn cẩm nang kiến thức bỏ túi hữu ích dành cho tất cả các Bạn học sinh.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Gia Hoàng
V

vanvietbooks

Phương pháp học tập và ôn thi của Clb Gia sư Thủ KHoa & Victor Vance (P1)

Phương pháp học tập này dành cho cả các bạn học sinh thpt lớp 10,11,12. Đối với các bạn học sinh lớp 10, 11,áp dụng phương pháp này sẽ giúp các bạn sẽ nhanh chóng ghi nhớ công thức,chủ động giải quyết các bài tập, phát triển khả năng tự học.Với các bạn học khối xã hội khi lượng kiến thức quá nhiều, hầu hết là công thức, và toán số học các bạn không thể hiểu hết toàn bộ, làm thế nào để vừa tiếp thu kiến thức vừa tiết kiệm thời gian tập trung học các môn. Phương pháp học tập này giúp các bạn nhanh chóng vận dụng giải bài tập làm quen các dạng cơ bản, đạt kết quả cao mà không mất quá nhiều thời gian để học thuộc công thức. Với với các bạn khối tự nhiên phương pháp học tập này sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức các dạng bài, tìm ra cách giải nhanh hiệu quả.Phương cũng là một phần của cuốn sách “Mật mã mở cánh cửa đại học- Cảm Nang sỹ tử” sắp phát hành ngày 2/6/2012, Còn rất nhiều kiến thức và phương pháp liên quan tới các môn, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Sử, Mong được sự đón nhận và góp ý của các bạn độc giả.
Phạm vi áp dụng :các môn Khoa học tự nhiên thuần túy tính toán áp dụng công thức, dạng bài, số liệu tính toán, cộng trừ nhân chia,….

Như Toán, Vật lý, hóa học, kế toán, thống kê, xác suất thống kê….

Trước khi đến với phương pháp này các bạn hãy thử điểm qua cách học thông thường phổ biến:

Phương pháp thông thường:

+Học thuộc lòng lý thuyết xong xuôi sau đó mới áp dụng bài tập và công thức..



+Ví dụ: hằng đẳng thức (a+b) 2=a2+2ab+b2Bình thường cô giáo bạn sẽ bắt bạn học thuộc công thức như kiểu" bình phương của 1 tổng bằng tổng 2 bình phương của 2 số với 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2" Hoặc sẽ bắt bạn học thuộc viết đi viết lại công thức cho thuộc, gọi lên bảng viết công thức xong suôi sau đó mới cho bạn áp dụng công thức đó vào các bài tập nhứ: (2x+1)2 =?



+Ví dụ: Học thuộc lòng định lý xong xuôi mới áp dụng vào bài tập hình học cụ thể, học thuộc ,viết đi viết lại công thức như s=vt, D=m/V… cho nhớ sau đó mới áp dụng vào bài cụ thể



+Phạt nặng những sai lầm:

Trong quá trình áp dụng công thức bạn được dạy rằng: " ko bao giờ được mắc sai lầm,sai lầm là xấu xa", tập trung vào phạt nặng những ai gặp sai lầm thay vì khuyến khích mắc lỗi và tự sửa lỗi

Nếu bạn áp dụng công thức sai, hay đang làm mà quên công thức,nhầm nhọt sẽ bị chỉ trích nặng nề và bị phạt nặng vì tội" trí nhớ kém"



+Phải nhất thiết tự mình làm ra mới nhớ,ko được xem sách giải:

Bạn bị bắt phải tự mình "nặn óc" ra suy nghĩ ra cách làm ,hướng làm 1 bài toán với câu nói :" phải tự mình nghĩ ra và làm ra nó mới nhớ, chứ coi &chép sách giải thì làm sao mà nhớ được ".Không được phép mở sách giải xem cách làm, vì làm thế mình sẽ ỷ lại vào sách giải đầu óc ko vận động…Phải tự thân vận động mầy mò bằng mọi cách tự mình tìm ra cách giải, sáng tạo ra cách giải thì mới nhớ được



+Rất ít phân dạng, rất ít tổng kết và hệ thống lại:

Thường thì bạn được dạy cứ từ bài này qua bài khác từ đầu môn tới cuối môn , mà rất ít khi phân dạng được bài tập này thuộc dạng gì? ở phần nào? Chương nào?ở đầu sách ? cuối sách hay giữa sách? Rất ít được tổng kết và hệ thống thành 1 hệ thống các dạng bài liên quan tới nhau.Bạn hay gặp phải kiểu: " rõ ràng bài này mình đã gặp rồi mà ko thể nhớ nó thuộc phần nào???"



=> Với cách học này bạn sẽ học theo cực kì vất vả mệt nhọc mà hiệu quả rất thấp.Mình xin giới thiệu một phương pháp mới tiên tiến hơn đảm bảo học ko hề vất vả như xưa mà hiệu quả cực kì cao (nhất là với những bạn với lực học trung bình ko thông minh lắm)



Phương pháp của các bạn trong Câu lạc bộ Gia sư thủ khoa Hà Nội có thể được tóm tắt như sau:

1.Bỏ qua công thức và lý thuyết, mở giải ra chép và bắt chước bài giải đến khi thành thục.Khuyến khích sai lầm và sửa sai sau đó tổng kết lại và thêm vào sơ đồ tư duy dạng bài.

2.Lúc bắt chước ko cần hiểu vì sao lại thế chỉ cần làm theo, khi làm theo thành thục rồi sẽ tự "ngộ ra" lý thuyết và thuộc làu công thức

3.Tổng hợp các dạng lại vẽ nên 1 sơ đồ tư duy ( mind map) gồm các dạng bài&chú ý về 1 chương, 1 phần, cả môn học.

Kiểu 1: Áp dụng cho cho dạng bài Ghi nhớ công thức :

Đây là dạng bài thường xuất hiện trong môn toán và môn vật lý

Ví dụ: Làm bài tập áp dụng công thức :(a+b)2=a2+2ab+b2

Áp Dụng công thức : sin2x=2sinxcosx

Áp dụng công thức E=mc2 vào 1 bài cụ thể

Bước 1:

+ Lướt qua công thức đó mà ko cần cố phải học thuộc nó:

+ Ko cố gắng học thuộc bằng mồm kiểu:" " bình phương của 1 tổng bằng tổng 2 bình phương của 2 số với 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2"

+ Ko cố gắng viết đi viết lại nhiều lần công thức đó đến khi nào nhớ( tự mình viết được :(a+b)2=a2+2ab+b2) ) với niềm tin rằng: "mấy bài đó dễ chỉ cần thuộc công thức xong áp dụng là xong, chỉ cần thuộc công thức xong khi vào làm áp dụng là ngon"Lầm to! =>Công thức đó nếu chỉ viết đi viết lại để học thuộc mà chưa áp dụng bao giờ thì nó chả có giá trị gì cả, phải áp dụng thành thục công thức rất nhiều lần mới có thể nhớ được công thức, việc học thuộc công thức trước khi áp dụng là 1 điều vô nghĩa ,ko có giá trị

Bước 2: Sức mạnh của việc áp dụng công thức để công thức tự găm vào đầu

+Nhìn vào công thức mẫu có sẵn trong sách: Vừa áp dụng vừa soi công thức. Lúc mới đầu luôn đặt bảng công thức mẫu trước mặt, nhìn vào đó soi và áp dụng công thức



+Tuyệt đối ko làm kiểu:" học thuộc và gấp bảng công thức lại ,xong tự mình "nặn đầu nhớ lại " và áp dụng công thức đó= làm như thế là vô giá trị( vì công thức muốn nhớ chỉ cần áp dụng vài lần là tự khắc găm vào trong đầu tự nhiên ,nên việc cố gắng học thuộc công thức mà chưa hề áp dụng lần nào là 1 điều vô nghĩa)

+Trong quá trình áp dụng công thức ấy, chỉ cần bắt chước, chép lại công thức đó vài lần là bạn có thể sơ sơ nhớ nhớ công thức đó.Cứ tiếp tục lặp lại việc áp dụng và bắt chước theo công thức đó

+Không cần nhất thiết phải hiểu "tại sao lại làm theo công thức như thế?" chỉ cần "đưa bài đây tao bắt chước và áp dụng công thức cho mày xem" hay" đừng hỏi tại sao vì tao là " công thức""

Ví dụ cụ thể: Học công thức: (a+b)2=a2+2ab+b2 (lúc này chưa học thuộc được công thức đó)

Làm ngay 1 số bài tập dễ:

a) (x+y)2=? = lập tức "soi" lên công thức mẫu và chép xuống (x+y)2 = x2+2xy+y2

b) (u+v)=? lập tức "soi" lên công thức mẫu và chép xuống (u+v)2 = u2+2uv+v2

c) (2u+3v)2=? lập tức mở giải hoặc soi lên công thức mẫu: "à! Thì ra nó thay a=(2u) và b=(3v) xong áp dụng bình thường.Lại soi lên công thức mẫu và bắt chước t làm theo: (2u+3v)2=(2u)2+2(2u)(3v)+(3v)2

……………………………………….cứ tiếp tục làm và soi lên công thức mẫu như thế……………………………………………………….

+Trong khi tự làm lại chắc hẳn ai cũng ko thể tránh khỏi:

 Quên: Đừng ngại quên, cứ quên 1 phát ở chỗ nào lập tức mở lại công thức mẫu ra xem và bổ sung vào luôn.Càng quên nhiều càng tốt. Càng quên nhiều chỗ, càng mở bảng công thức mẫu ra bổ sung lại nhiều, càng nhớ sâu chỗ đó thêm.Để ghi nhớ 5 điểm mấu chốt phải quên 5 lần và mở sách giải ra bổ sung 5 lần,mỗi lần như thế là 1 lần khắc sâu nó vào đầu.Muốn nhớ được phải quên.Quên để nhớ sâu thêm,ko quên thì khó mà nhớ sâu được. Kể cả đã nhớ tương đối công thức rồi, nếu mà quên cũng đừng lo lắng, đừng thất vọng về bản thân:" sao mình trí nhớ kém thế nhỉ?, hồi trước rõ ràng làm được mà bây giờ lại quên?" hay cố gắng " nặn óc tự nhớ lạiLập tức mở lại công thức và soi lại phần đã quên, mỗi lần mở ra soi lại là 1 lần khắc sâu thêm rất nhiều chỗ quên đó.Nó có giá trị hơn việc"nặn óc tự nhớ lại " rất nhiều

 Sai: Chẳng may áp dụng sai công thức. Đừng lo lắng hay chán nản, Sức mạnh tinh túy của phương pháp này chính là "khuyến khích tự mình mắc sai lầm và sửa chữa" thay vì "phạt nặng sai lầm".Các bạn cứ tự do làm sai bừa phứa, đừng ngại sai.Cứ làm sai là lại soi lại công thức xem mình sai ở đâu và tự sửa chữa rút kinh nghiệm.Phải " sai để nhớ, ko sai ko thể nhớ được". Các bạn nên khoanh tròn & ghi chú bằng mực đỏ những chỗ mình sai lại như thế này:





+ Dần dần khi áp dụng nhiều lần công thức đó, công thức ấy được bạn áp dụng nhuần nhuyễn, dần dần găm sâu vào trong não rồi, thì dần dần thoát ly khỏi bảng công thức mẫu, tự mình làm mà ko cần nhìn lại công thức mẫu

+Khi đã áp dụng thành công rồi( ko cần mở lại công thức mẫu mà vẫn áp dụng đúng hoàn toàn hết công thức) .Cứ như thế tự viết lại, tự lặp lại lại 3 lần bài tập đó vào vở. Bước lặp đi lặp lại này tạo cho bạn "năng lực tiềm thức" để làm bài( làm theo quán tính). Khi gặp dạng tương tự ko mất thời gian suy nghĩ tìm hướng làm như thế nào chỉ cần nhận dạng:" à dạng này mình đã làm nát bét rồi!" và bắt tay vào làm nhanh gọn (như làm kiểu quán tính)

Bạn sẽ thấy sức mạnh kì diệu của phương pháp này là: lúc đầu ko cần học thuộc để nhớ công thức, chỉ cần soi vào công thức mẫu sau đó áp dụng đi áp dụng lại nhiều lần.Công thức ấy tự động găm sâu như in vào não bạn, ko thể phai mờ,bạn ko những nhớ nhuần nhuyễn được công thức mà còn có kỹ năng nhuần nhuyễn thực hành và áp dụng công thức đó để có " năng lực tiềm thức" về dạng bài đó. Đúng như lời câu tục ngữ: "Trăm hay ko bằng tay quen" của ông cha ta.Hơn hẳn việc học vẹt mồm công thức ban đầu mà chưa lần nào áp dụng nó

Bước 3: Sức mạnh của sự tổng kết



+ Tự mình rút ra kết luận & viết ra những kinh nghiệm xương máu khi áp dụng công thức này như:

 Hay quên ở đâu?

 Hay nhầm lẫn tính toán ở đâu?

 Cần cực kì chú ý ở điểm nào?

 Cần cực kì cẩn thận trong tính toán ở phần nào?

+ Bổ sung dạng bài này vào sơ đồ tư duy dạng bài của toàn môn( nhớ làm cả nhánh và chú ý phần hay nhầm lẫn của dạng)
 
  • Like
Reactions: Gia Hoàng
V

vanvietbooks

Phương pháp học tập và ôn thi của Clb Gia sư Thủ KHoa & Victor Vance (P2)

(Tiếp p1)

Kiểu 2: Áp dụng cho dạng toán đố

Ví dụ: Hóa học

Hỗn hợp X gồm 3 kim loại dạng bột Fe,Cu,Mg.Hòa tan 16g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng .Sau khi kết thúc phản ứng có 2.24l khí NO (dktc) duy nhất bay lên, thu được dung dịch muối và còn lại chất rắn là 1 kim loại có khối lượng 8.8g.Đem cô cạn dung dịch thu được m (g) muối khan , trị số của m là?

Bước 1: sức mạnh của phân tích đề bài

+ Đọc kỹ đầu bài, gạch chân những "từ khóa" và từ" nhạy cảm" trong đề bài"

Trong ví dụ trên thì từ khóa có thể coi là từ “loãng". Từ này là" từ nhạy cảm" vì chỉ cần nhầm " loãng " và "đặc" là 2 vấn đề khác nhau hoàn toàn

+Xác định "điểm vướng mắc-????", điểm mấu chốt, lắt léo mà mình ko hiểu, chưa gặp bao giờ…(chìa khóa của đề bài), cái mà mình ko thể làm được, ko hiểu vì vấp phải vấn đề đó

Ở ví dụ trên thì " muối khan" là "điểm vướng mắc?": mình vấp phải 1 vấn đề là ko thể biết m(g) muối khan đó gồm những muối gì?=> dẫn đến ko thể giải được bài đó

+Lập sơ đồ tóm tắt đề bài (với môn Hóa Học cho trực quan, dễ nhìn…) như thế này:



Bước 2: (sức mạnh của sự bắt chước và "sai & sửa sai")

+Ko tự mình suy nghĩ để tự làm bài đó mà lập tức Mở phần giải bài tập đó ra (mở sách giải bài đó ra ) và xem:

+Xem để hiểu cái "điểm vướng mắc?" ấy của mình sách giải nó giải quyết kiểu gì( chìa khóa mở khóa)

+Nắm được sơ sơ trình tự các bước giải bài đó của sách giải

+Chép lại như sách giải các bước giải vào trong vở

+Tự mình bắt chước lại cách giải như các bước trong sách giải. Không nhất thiết phải hiểu "Tại sao mà sách giải như vậy? hay Tại sao mà sách thông minh thế lại nghĩ ra cách giải hay thế?", Chỉ cần bắt chước lại y nguyên các bước làm các bước giải đó. Cố gắng ít nhìn lại bài giải mà tự nhớ lại các bước làm và bắt chước theo .Làm đi làm lại vài lần như thế… Trong quá trình bắt chước đó có thể:

 QUÊN: Nếu quên cái gì đó trong bài giải, lập tức mở lại sách giải lại và xem luôn. Đừng ngại quên, cứ quên 1 phát ở chỗ nào lập tức mở lại sách giải ra xem và bổ sung vào luôn. Càng quên nhiều chỗ, càng mở sách giải & tự bổ sung nhiều, càng nhớ sâu thêm.Mỗi lần như thế là 1 lần khắc sâu nó vào đầu. Mình khuyến khích các bạn quên nhiều, quên càng nhiều chỗ thì càng có cơ hội nhiều để mở phần giải ra bổ sung và củng cố phần đó vững chắc

 SAI: Trong quá trình bắt chước đó, tự mình bắt chước cách giải ấy, chắc chắn sẽ có 1 vài chỗ mình làm sai với bài giải gốc. Đừng lo lắng hay chán nản, sức mạnh tinh túy của phương pháp này chính là "khuyến khích tự mình mắc sai lầm và sửa chữa" thay vì "phạt nặng sai lầm". Các bạn cứ tự do làm sai bừa phứa, đừng ngại sai. Cứ làm sai là lại soi lại sách giải xem mình sai ở đâu và tự sửa chữa rút kinh nghiệm. Phải " sai để nhớ, ko sai ko thể nhớ được". Sai càng nhiều, nhớ càng lâu, hiểu càng sâu. Trong lúc luyện tập "bắt chước" này mình khuyến khích mắc sai lầm càng nhiều càng tốt, càng sai nhiều càng nhiều lần sửa sai , càng nhớ sâu thêm.

+ Khi đã bắt chước thành công rồi thì không cần mở lại sách giải mà vẫn bắt chước đúng hết các bước. Cứ như thế tự viết lại, bắt chước lại 3 lần vào vở ( như kiểu tự chép lại học thuộc lòng bài giải ấy). Bước lặp đi lặp lại này tạo cho bạn "năng lực tiềm thức" để làm 1 dạng bài ( làm theo quán tính). Khi gặp dạng tương tự ko mất thời gian suy nghĩ tìm hướng làm như thế nào chỉ cần nhận dạng:" à dạng này mình đã làm nát bét rồi!" và phản ứng nhanh, lập tức bắt tay vào làm luôn ko phải nghĩ ngợi gì.

Bước 3: Sức mạnh của sự tổng kết

1. Tự mình rút ra kết luận tổng kết về dạng bài này:

+ Dạng này đề thường cho cái gì hỏi cái gì?

+ "Điểm vướng mắc?"(điểm khóa ) của bài là gì? Dùng chìa khóa gì giải quyết

+ Quy trình giải các bước ra sao? Gồm các bước nào?

+ Trả lời câu hỏi: "Vì sao mà sách giải nó lại làm như thế? Hay nó biến đổi như thế có ý gì?...."

+Dạng bài này hay sai ở đâu, hay nhầm ở đâu, cực kì chú ý ở chỗ nào

2. Bổ sung dạng bài này vào sơ đồ tư duy dạng bài tập của môn đó

Bí quyết học các môn tự nhiên là nhận dạng bài tập, phân dạng bài đó, vận dụng nhuần nhuyễn dạng đó và cuối cùng là hệ thống lại các dạng bài tập của 1 môn( 1 chương hoặc 1 phần) vào 1 sơ đồ tư duy (mind map)=> Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy " bức tranh tổng" thể về các dạng bài; củng cố vững chắc lại các dạng; định vị được các dạng & phản ứng nhanh khi gặp dạng đó
 
B

boobooteddy

bạn ơi cho mình hỏi cuốn này mua ở đâu vậy?sao mình thấy nhiều nhà sách họ chưa bán?
 
S

sock08cat

Đúng rồi đây là phương pháp học các môn tự nhiên siêu đẳng mà @@
 
C

chicucpho

Sach này lâu ra quá .dến lúc mua đc rồi thì thi luôn còn, ap dụng gì nữa hix
 
C

chicucpho

Mình nghĩ nên làm ebook dể mọi ng dễ mua chứ những bạn ở xa thì tìm đâu đc ,vời lai xong chương nào xin bqt cho ra luôn dang ebook để những thành viên than thiết vơi hoc mai đc đọc chứ đợi đến t6 e nguội mắt với lại cũng gần thi đh rồi còn áp dụng đc gi ,luc đấy ai cũng bận ôn tg đâu mà đọc hix
 
C

cherrynguyen_298

Mình mới được học mãi tặng cuốn này, có chữ ký của thầy Vũ Khắc Ngọc. Đọc cx thấy hay hay, cơ mà năm nay mình mới lớp 10!~
 
T

thanhvan009

Sách có ebook không ạ? Em lên Đinh lễ mua mà tìm mãi không thấy, chắc hết mất rồi. Lục lọi tìm ebook để học...:(
 
T

thardeco

một phương pháp học tốt, một ngưòi thầy giỏi và tận tâm, một ý chí bền vững thành công sẽ đến thôi, chỉ là tụi nhỏ luôn có suy nghĩ của chúng phải giảng giải cho chúng hiểu tầm quan trọng của việc học và cảm thấy hứng thú chứ không phải học theo nghĩa vụ khi ấy mới có kq tốt được
 
Top Bottom