Vật lí mạch điện

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở:
[tex]I_{1} = I_{2} = \frac{U_{AB}}{R_{1}+R_{2}} = \frac{9}{45} = 0,2 (A)[/tex]
[tex]I _{3}= I_{4} = \frac{U_{AB}}{R_{3} + R_{4}} = 0,1 (A)[/tex]
[tex]U_{MN} = U_{AM} - U_{AN} = U_{1} - U _{3} = I_{1}.R_{1} + I_{3}.R_{3}[/tex]
Từ đây dễ rồi, bạn thay số vào tính là xong. Kiểm tra lại một lần nữa nhé, lâu không làm nên không biết có đúng không :D:D
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
bạn ơi, mình chưa hiểu khi nào thì U âm, khi nào thì U dương, bạn phân tích kĩ giúp mình đc ko?
Lấy mạch trên thì [tex]U_{MN} = U_{AM} - U_{AN} = U_{1} - U _{3} = I_{1}.R_{1} + I_{3}.R_{3}[/tex] kết quả sẽ là dương. Còn nếu bạn viết như vậy:
[tex]U_{MN} = U_{MA} - U_{AN} = -U_{1} + U _{3} = I_{1}.R_{1} + I_{3}.R_{3}[/tex] thì kết quả ra sẽ âm, như vậy bạn phải đổi lại thành [tex]U_{NM}[/tex] mới chính xác. HĐT đâu có âm bao giờ :)
Ta có thể kết luận thêm: Khi mắc vôn kế vào hai điểm M, N thì chốt của cực dương mắc vào M, cực âm mắc vào N.
 

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
mình chưa hiểu khi viết theo chiều nào thì dương, chiều nào thì âm
Bạn đã học phương pháp cộng thế chưa nhỉ?
machcau.jpg

[tex]U_{AD} = U_{AC} + U_{CD} \Rightarrow U_{CD} = U_{AD} - U_{AC}[/tex] = [tex]U_{3} - U_{1}[/tex]

  • Nếu U3 > U1 => UCD là số dương
  • Nếu U3 < U1 => UDC là số dương


 

Bạch Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng ba 2017
81
13
81
22
bạn có thể giảng cho mình cái phương pháp cộng thế gì đó ko? mình ko chuyên lí, mình chuyện toán nhưng do mình cần thi gấp trong tuần sau nên mới học phần này
 

Autumn Maple

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng hai 2017
189
245
141
bạn có thể giảng cho mình cái phương pháp cộng thế gì đó ko? mình ko chuyên lí, mình chuyện toán nhưng do mình cần thi gấp trong tuần sau nên mới học phần này
Phương pháp đó đấy
\upload_2017-4-7_22-54-48.png
Nếu như có một mạch điện như vậy, áp dụng được với cả mạch ban đầu của bạn. cách tính cũng giống vậy.
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
A cao hơn C 5 cm, C cao hơn D 3cm, vậy A cao hơn D bao nhiêu? 8 cm nhỉ?

Hac = 5 cm

Hcd = 3 cm

Had = ?

Had = Hac + Hcd = 5 + 3
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Hiệu thế cũng giống như hiệu chiều cao vậy.

UAC là chênh thế giữa A và C

UCD là chênh thế giữa C và D

UAD là chênh thế giữa A và D.

Chênh thế giữa A và D bằng chênh thế giữa A và C + chênh thế giữa C và D.

Ví dụ A lớn hơn C 5V, C nhỏ hơn D 2 V. thì tất nhiên A sẽ lớn hơn D 3 phải không?

UAC = VA - VC = 5

UCD = VC - VD = -2

UAD = UAC + UCD = 5 - 2 = 3
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Giống như chênh lệch chiều cao thôi bạn.

Coi như nó là chênh lệch chiều cao đi.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Giống như chênh lệch chiều cao thôi bạn.

Coi như nó là chênh lệch chiều cao đi.
a ơi e cx ko bít kiểu hình dung kiểu chiều cao lun
e cứ nghĩ thế này
Mạch trên
-
dòng điện từ A-> C từ C-> B
Mạch dưới
-
dòng điện từ A tới D từ D tới B
xét vôn kế mắc chốt dương tại C
ta có
Uv=Ucd=Uca+Uad
do chiều dòng điện ngược với hướng mik đang xét =>Uac =- U1
Uad cùng chiều => Uad = U3

bạn thay vào pt Uv là ok
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
Mình thấy bạn ấy muốn hiểu nguyên lí nên mình nói sâu hơn 1 chút thôi.

Không phải tự dưng mà có công thức UAD = UAC + UCD đâu. Năng lượng dù ở dạng cơ, nhiệt, điện hay từ... đều có dạng thế và cái nguyên lí cộng thế của chúng là như nhau. Vậy nên mình lấy ví dụ về cộng thế của năng lượng dạng cơ (chênh cao) làm ví dụ để liên tưởng. Nhưng phải suy nghĩ 1 chút thì mới hiểu được.
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Mình thấy bạn ấy muốn hiểu nguyên lí nên mình nói sâu hơn 1 chút thôi.

Không phải tự dưng mà có công thức UAD = UAC + UCD đâu. Năng lượng dù ở dạng cơ, nhiệt, điện hay từ... đều có dạng thế và cái nguyên lí cộng thế của chúng là như nhau. Vậy nên mình lấy ví dụ về cộng thế của năng lượng dạng cơ (chênh cao) làm ví dụ để liên tưởng. Nhưng phải suy nghĩ 1 chút thì mới hiểu được.
bọn e ms lớp 9 thôi a ơi
đi hk thì thầy cx chỉ giảng tới phần công thức thôi ạ
e cố hiểu về cái chênh lệch chiều cao của anh
nhưng mà đây là phần xét về chiều di chuyển của dòng điện mà a ơi
 

Kybangha_10

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng ba 2017
452
595
146
18
À, mấy cái này không được học trên trường lớp đâu. Nếu bạn hỏi thầy cô vì sao UAD = UAC + UCD chắc các thầy cũng chỉ bảo đó là nguyên tắc chèn điểm.

Học qua hết các dạng năng lượng, các bạn tự so sánh chúng với nhau để nắm được quy luật thôi.
 
Top Bottom