Câu 1: Cổ của hươu cao cổ là một tính trạng đa gen. Trong các thung lũng ở Kênia người ta nghiên cứu thấy chiều dài trung bình cổ của hươu cao cổ ở 8 thung lũng có số đo như sau: 180cm; 185cm; 190cm; 197,5cm; 205cm; 210cm; 227,5cm; 257,5cm. Theo em sự khác nhau đó là do
A. ảnh hưởng của môi trường tạo ra các thường biến khác nhau trong quá trình sống.
B. nếu không vươn cổ lên cao thì phải chuyển sang thung lũng khác để tìm thức ăn.
C. chiều cao cây khác nhau, hươu phải vươn cổ tìm thức ăn với độ cao khác nhau.
D. chiều dài cổ có giá trị thích nghi khác nhau tuỳ điều kiện kiếm ăn ở từng thung lũng.
Câu 2: Những điểm khác nhau trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực là: (1) - số điểm khởi đầu tái bản; (2) - enzim tham gia; (3) - tái bản đầu mút 5’ - ở mổi mạch đơn; (4) - nguyên liệu; (5) - tốc độ gắn nucleôtít mới vào mạch; (6) - nguyên tắc.
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 5, 6.
Câu 3:Các phép lai trong các quy luật di truyền sau
(1) Aa x Aa tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn.
(2) AaBb x aabb tương tác át chế trội hai kiểu hình.
(3) AaBb x aabb tương tác bổ sung của 2 gen trội.
(4) AaBb x aabb tương tác cộng gộp của 2 gen trội.
(5) AaBb x AaBB át chế trội.
Ở đời con phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 : 1 là:
A. 1, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 3, 4.
câu này mình nghĩ là 1,2,3,5 chẳng giống đáp án nào cả
Câu 4: Một cơ thể sinh vật có kiểu gen ABD/abd trong đó A liên kết hoàn toàn với B, còn D và d có hoán vị cơ thể này cho các loại giao tử là:
A. ABD, abd, ABd, abD, Abd, aBD.
B. ABD, abd, ABd, abD, Abd, aBD, AbD, aBd.
C. ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd.
D. ABD, abd, ABd, abD.
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy tính trạng là do
A. các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau.
B. các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau.
C. các loài khác nhau nhưng do sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự.
D. các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung.
Câu 6: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
A. A, G, X.
B. G, A, U.
C. U, G, X.
D. U, A, X.
Câu 7:Ở người bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên NST thường qui định. Tỷ lệ người mang kiểu gen dị hợp về tính trạng này là 80%. Một cặp vợ chồng bình thường sinh một đứa con đầu lòng bị mắc bệnh này, xác suất sinh đứa con thứ 2 bị bệnh là:
A. 25%.
B. 6,25%.
C. 12,5%.
D. 16%.
Câu 8:Chu trình sinh địa hóa của một hệ sinh thái vẫn diễn ra bình thường khi thiếu vắng nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật sản xuất.
B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
C. Vi sinh vật sống hoại sinh hiếu khí hoặc kị khí.
D. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp.
Câu 9: Cho một cơ thể sinh vật có kiểu gen ABD/abd , khoảng cách giữa A-B = 20 cM, khoảng cách giữa B-D = 16 cM. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của cơ thể này là:
A. ABD = abd = 0,288; ABd = abD = 0,08; Abd = aBD = 0,1; AbD = aBd = 0,032.
B. ABD = abd = 0,32; ABd = abD = 0,08; Abd = aBD = 0,1.
C. ABD = abd = 0,36; ABd = abD = 0,04; Abd = aBD = 0,1.
D. ABD = abd = 0,304; ABd = abD = 0,1; Abd = aBD = 0,08; AbD = aBd = 0,016.
Câu 10:Câu khẳng định nào sau đây về sự nhân đôi ADN là chính xác?
A. Sự nhân đôi ADN chỉ xảy ra vào pha S của kì trung gian.
B. Tất cả các phân tử ADN đều có mạch kép.
C. Chỉ có ADN mới có khả năng tự sao.
D. Tất cả các phân tử ADN nhân đôi đều dựa vào nguyên tắc bổ sung.