Luyện tập về các HCHC

G

giotbuonkhongten

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một rượu A thu được 3,3 gam CO2 và 1,8 gam H2O .Xác định công thức phân tử A
a. C3H8O b. C3H8O2 c. C3H8O3 d. đáp án khác
Bài 2*: Có một rượu đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng: Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở của Y là:
A. CH3-CH2-OH B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH D. CH2=CH-CH2-OH

Bài 3: Đề thi cao đẳng 2008: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O2. B. C4H10O2. CC2H6O. D. C2H6O2
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được 4,5 gam H2O và 3,36 lít CO2 (đktc).Xác định công thức phân tử hai rượu
A. CH4O và C3H8O C. B. C2H6O và C3H8O
B. C2H6O và CH4O D. C4H10O và C3H8O

Bài 5: Một rượu X mạch hở, không làm mất màu nước brom. Để đốt cháy a lít hơi rượu X thì cần 2,5a lít oxi ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H4(OH)2 B. C3H6(OH)2
C. C3H7OH D. C2H5OH

Bài 6:Một rượu no đơn chức A có % oxi theo khối lượng là 34,78% .Tìm công thức phân tử của rượu A
A. C2H5OH B. C3H7OH C.CH3OH D.C4H9OH
Bài 7: Đề thi đại học khối A 2008: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 3. B.4. C.2. D. 1.
 
H

hokthoi

1/C
2/D
3/D
4/C(gồm C1,C2)
5/D(C2H5OH)
6/A
7/B

mọi người cố gắng duy trì pic nay nha:)>-:)>-:)>-
 
Last edited by a moderator:
L

lamoanh_duyenthuc

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam một rượu A thu được 3,3 gam CO2 và 1,8 gam H2O .Xác định công thức phân tử A
a. C3H8O b. C3H8O2 c. C3H8O3 d. đáp án khác

[TEX]m_C=0,075.12=0,9g[/TEX]
[TEX]m_H=0,2 g[/TEX]
[TEX]=>m_O=1,2g[/TEX]
[TEX]\frac{m_C}{M_C}:\frac{m_H}{M_H}:\frac{m_O}{M_O}=0,075:0,2:0,075=3:8:3[/TEX]=>C

Bài 2*: Có một rượu đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng: Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở của Y là:
A. CH3-CH2-OH B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH D. CH2=CH-CH2-OH

Do thu được CO2 và H2O với số mol như nhau nên ta có công thức của Y là [TEX]C_xH_{2x}O_y[/TEX]
[TEX]C_xH_{2x}O_y+\frac{3x-y}{2}O_2---->xCO_2+XH_2O[/TEX]
[TEX]1mol ......................\frac{3x-y}{2}mol ....[/TEX]
teo bài ta tiêu tốn số mol Oxi bằng 4 lần số mol Y
=[TEX]\frac{3x-y}{2}=4[/TEX] biện luận suy ra x=3 ,y=1

Bài 3: Đề thi cao đẳng 2008: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O2. B. C4H10O2. CC2H6O. D. C2H6O2

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được 4,5 gam H2O và 3,36 lít CO2 (đktc).Xác định công thức phân tử hai rượu
A. CH4O và C3H8O C. B. C2H6O và C3H8O
B. C2H6O và CH4O D. C4H10O và C3H8O

số mol CO2=0,15mol
số mol H2O=0,25mol
do là rượu no đơn chức do đó số mol rượu sẽ bằng :0,1 mol
=>n trung bjnh =1,5 =>C1 và C2

Bài 5: Một rượu X mạch hở, không làm mất màu nước brom. Để đốt cháy a lít hơi rượu X thì cần 2,5a lít oxi ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H4(OH)2 B. C3H6(OH)2
C. C3H7OH D. C2H5OH


Bài 6:Một rượu no đơn chức A có % oxi theo khối lượng là 34,78% .Tìm công thức phân tử của rượu A
A. C2H5OH B. C3H7OH C.CH3OH D.C4H9OH
[TEX]\frac{16}{14n+18}=0,3478=>n=2[/TEX]
Bài 7: Đề thi đại học khối A 2008: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 3. B.4. C.2. D. 1.
12x + y = 16*3,625 = 58 x = 4, y = 10, có 4 đồng phân quá quen thuộc là n-, iso, sec – và tert- →B
làm thế là ok chứ chj ju
...................................
 
H

hokthoi

Mọi người làm mấy bài này xem sao
Hợp chấthidocacbon A có M=90 khi cho 1 lượng chất A như nhau tác dụng với Na và tác dụng hết với dd NaHCO3 thì số mol H2O=số mol CO2=số mol A .tìm CTCT của A




Đáp án là C2H4
 
G

giotbuonkhongten

Mọi người làm mấy bài này xem sao
Hợp chấthidocacbon A có M=90 khi cho 1 lượng chất A như nhau tác dụng với Na và tác dụng hết với dd NaHCO3 thì số mol H2O=số mol CO2=số mol A .tìm CTCT của A




Đáp án là C2H4

Làm bài đừng ghi đáp án thế mấy bạn, học nhau cách làm mà ;))

Bài 9 :Tách nước hoàn toàn một hỗn hợp rượu X ta thu được hỗn hợp Y gồm các anken .Nếu đốt cháy X thì thu được 1,76 gam CO2, còn khi đốt cháy Y thì khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu
A.2,94 gam B.2,48 gam C.1,76 gam D.2,76 gam
Bài 10: Đề thi đại học khối B 2008: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.
Bài 11:Đề thi đại học khối B 2008 : Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Bài 12: Đề thi cao đẳng 2008: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 1. B.3. C. 4. D. 2.
Bài 13:Đề thi đại học khối A 2008 : Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2
(hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en). B. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en). D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
 
L

linh030294

Bài 9 :Tách nước hoàn toàn một hỗn hợp rượu X ta thu được hỗn hợp Y gồm các anken .Nếu đốt cháy X thì thu được 1,76 gam CO2, còn khi đốt cháy Y thì khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu
A.2,94 gam B.2,48 gam C.1,76 gam D.2,76 gam
Bài 12: Đề thi cao đẳng 2008:Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 1. B.3. C. 4. D. 2.
(*) Bài 12 : Theo công thức tính :
Ete hoá hỗn hợp rượu khác nhau có thể tạo tối đa [tex]\frac{n(n+1)}{2}[/tex] ete .
=> B.3
Bài 9 :
PTPƯ : [tex]C_nH_{2n+1}OH ---------> C_nH_{2n} + H_2O[/tex]
[tex]=> n_{C(C_nH_{2n+1}OH)} = n_{C(C_nH_{2n})}[/tex]
[tex]m_{CO_2} = m_{CO_2(Y)}[/tex]
=> Chọn C.1.76 gam
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Bài 9 :Tách nước hoàn toàn một hỗn hợp rượu X ta thu được hỗn hợp Y gồm các anken .Nếu đốt cháy X thì thu được 1,76 gam CO2, còn khi đốt cháy Y thì khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu
A.2,94 gam B.2,48 gam C.1,76 gam D.2,76 gam
Câu này đơn giản mà hôm qua nghĩ không ra ^^
[TEX]n_{H_2O} = n_{CO_2} = 0,04 (mol) \Rightarrow m = 2,48(g) \Rightarrow B [/TEX]
Bài 10: Đề thi đại học khối B 2008: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.
[TEX]M_X>M_Y \Rightarrow Tao\ anken.[/TEX]
[TEX]\frac{M_X}{M_X-18} = 1,6428 \Rightarrow M_X = 46 (g)[/TEX]
[TEX]C_nH_{2n+1} OH \Rightarrow n = 2 \Rightarrow C_2H_6O [/TEX]
Nhận xét: Đề làm tròn tỉ số sai :(

Bài 11:Đề thi đại học khối B 2008 : Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
[TEX]n_{ancol} = 2 nH_2O = 0,2(mol) \Rightarrow \overline{M} = \frac{6+1,8}{0,2} = 39 \Rightarrow \left{ CH_3OH \\ C_2H_5OH \right. \Rightarrow A [/TEX]
Bài 12: Đề thi cao đẳng 2008:Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 1. B.3. C. 4. D. 2.
[TEX]\frac{n(n+1)}{2} = 3 [/TEX]
Bài 13:Đề thi đại học khối A 2008 : Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2
(hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en). B. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en). D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).

[TEX]Zai xep \Rightarrow A[/TEX]
 
G

giotbuonkhongten

MÍ bài đó hơi dễ nhỉ, qua lý thuyết tí cho vui nà

Bài 6 :Cho 0,05 mol một rượu A Tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít H2 (đktc).Nếu cho 7,6 gam rượu này tác dụng với K thì thu được 2,24 lít khí H­2 (đktc).
a.Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của rượu A .
b.Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết A có phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam
Bài 7:Cho 11,95gam hỗn hợp gồm ancol etylic và etylenglicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít H2 đktc .Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp

Bài 8:Cho 15,2 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 4,48 lít khí H2 đktc .Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2
Xác định công thức phân tử của rượu A
Bài 9: Cho 20,3 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 5,04 lít khí H2 đktc .Mặt khác 8,12 gam A hoàn tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2
a. Xác định công thức phân tử của rượu A
b.Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp

Lý thuyết:

Bài 3 :
Vinyl formiat --> andehit axetic --> axít axetic --> vinyl axetat --> PVA --> Polivinyl ancol --> PVC.

Bài 1:
(NaCOO)2CH2 --> CH4 --> C2H2 --> C6H6 star --> C6H5Cl --> C6H5OH --> Phenyl axetat --> C6H5ONa --> C6H5OCH3
star C6H6 --> Cumen --> Axeton


 
N

nguyen.94

Bài 6 :Cho 0,05 mol một rượu A Tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít H2 (đktc).Nếu cho 7,6 gam rượu này tác dụng với K thì thu được 2,24 lít khí H¬2 (đktc).
a.Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của rượu A .
b.Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết A có phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

(a) 0.05 mol rượu A + Na dư ---> 0.05 mol H2 (1)
7.6g rượu A + K ---> 0.1 mol H2 (2)

Từ (1) và (2) ---> n_rượu (2) =0.1 mol
n_rượu=n_H2 ---> ancol 2 chức ---> R(OH)2
M=76 ---> C3H6(OH)2

CH3CH(OH)CH2(OH)
HOCH2CH2CH2OH

(b) CTCT số 1 :D

Bài 7:Cho 11,95gam hỗn hợp gồm ancol etylic và etylen glicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít H2 đktc .Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp

n_H2=0.1625mol

Giải hpt:
46a+62b=11.95
0.5a+b=0.1625

a=0.125; b=0.1
% ancol etylic=48.11; % etylen glycol=51.88

Bài 8:Cho 15,2 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 4,48 lít khí H2 đktc .Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2 . Xác định công thức phân tử của rượu A

n_Cu(OH)2=0.05 mol ---> n_glyxerol=0.1 mol ---> m_glyxerol=92.0,1=9,2g
>> n_H2 + glyxerol =0.15

m_ancol=15.2-9.2=6.0g
nH2=0.2mol ---> n_ancol=0.1mol ---> M=60 ---> C3H7OH

Bài 9: Cho 20,3 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 5,04 lít khí H2 đktc. Mặt khác 8,12 gam A hoà tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2
a. Xác định công thức phân tử của rượu A
b.Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp

Em em muốn hỏi ạ :D

Rượu no đơn chức A sao td vs Cu(OH)2 được ạ :eek:
 
G

giotbuonkhongten

(



Em em muốn hỏi ạ :D

Rượu no đơn chức A sao td vs Cu(OH)2 được ạ :eek:

Đề lỗi rồi, e xem thử, nếu sửa thành hỗn hợp X gồm glyxerin và ancol. Cho 8,12 g X thử có ra đáp án dc ko

Ko ai giải lý thuyết ak


Bài 10: Cho A và B là hai rượu đơn chức, mạch hở .A là rượu no, B là rượu không no trong phân tử có một nối đôi .Cho hỗn hợp X gồm 3 gam A và 2,9 gam B tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2 đktc
Xác định 2 rượu A và B
Bài 11: Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được 3,36 lít khí H2 đktc.
a.Xác định công thức phân tử của hai rượu đó
b.Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
Bài 12:
Cho 2,84 gam hỗn 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với một lượng Na vừa đủ thì thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí (đktc)
a.Tính V
b.Xác định công thức phân tử 2 rượu trên
Bài 13
Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng .Chia X làm 2 phần bằng nhau
-Phần 1:Đốt cháy hoàn toàn, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 7 gam kết tủa và bình đựng nước vôi tăng 5,24 gam .
-Phần 2: Tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (ở 27,30C và 1,25 atm )
a.Xác định công thức pt và phần trăm mỗi rượu trong hỗn hợp
 
D

duynhan1

Bài 3 :
Vinyl formiat --> andehit axetic --> axít axetic --> vinyl axetat --> PVA --> Polivinyl ancol --> PVC.
Cái đầu chưa học tới!
[TEX]CH_3CHO + \frac12O_2 \overset{xt,t^o}{\longrightarrow} CH_3COOH [/TEX]
[TEX] CH_3COOH + C_2H_2 \overset{H+,t^o}{\longrightarrow}(CH_3COO)CH=CH_2[/TEX]
[TEX](CH_3COO)CH=CH_2[/TEX] Trùng hợp --> PVA
Polivinyl ancol là gì vậy :-?
...Bí...
Bài 1:
(NaCOO)2CH2 --> CH4 --> C2H2 --> C6H6 star --> C6H5Cl --> C6H5OH --> Phenyl axetat --> C6H5ONa --> C6H5OCH3
star C6H6 --> Cumen --> Axeton
[TEX](NaCOO)2CH2 + NaOH \overset{CaO,t^o}{--->} CH_4 + Na_2CO_3 + H_2O[/TEX]
[TEX]2CH_4 \overset{1500^oC,lln}{\longrightarrow} C_2H_2 + 3 H_2 [/TEX]
[TEX]3C_2H_2 \overset{t^o, C}{\longrightarrow}C_6H_6 [/TEX]
[TEX]C_6H_6+Cl_2 \overset{Fe}{\longrightarrow} C_6H_5Cl + HCl [/TEX]
Cái tiếp theo thì chịu, cái đó khó thủy phân phải qua 2 bước chứ :-?
.........
[TEX]C_6H_6+ CH_2=CH-CH_3 \overset{H+,t^o}{\longrightarrow} Cumen [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

bài 14 Cho 14,5g hỗn hợp X gồm ancol no đơn chức C và ancol no hai chức D tác dụng hết với K thu được 3,92 lít khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 29g hỗn hợp X trên thu được 52,8g khí CO2. Xác định CTCT 2 ancol.



bài 15 Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A chứa C, H, O. Lấy sản phẩm CO2 và H2O cho vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được 9,85g kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch tăng lên 5,65g. Tỉ lệ khối lượng giữa C và O là 1,6 : 1.
a. Xác định CTPT của A.
b. A được điều chế trực tiếp từ hidrocacbon B. Viết pt phản ứng điều chế A từ B.




bài 16 Cho 61,5g hỗn hợp gồm etylic glicol và ancol đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư thu được 13,44 lít (đktc) H2. Lượng khí hiđro do X sinh ra gấp 3 lần lượng khí hiđro do etylic glicol sinh ra. Gọi tên X.
 
N

nguyen.94

Bài 1:
(NaCOO)2CH2 --> CH4 --> C2H2 --> C6H6 star --> C6H5Cl --> C6H5OH --> Phenyl axetat --> C6H5ONa --> C6H5OCH3
star C6H6 --> Cumen --> Axeton

1.(NaCOO)2CH2+ 2NaOH ---> CH4 + 2Na2CO3

2.3CH4 ---> C2H2 +3H2 (xúc tác: 1500 độ C, làm lạnh nhanh)

3. 3C2H2 ---> C6H6 (C, 600 độ C)

4.C6H6 +Cl2 ---> C6H5Cl + HCl (Bột Fe, nhiệt độ)

5. C6H5Cl + HOH ---> C6H5OH + HCl (Cu(2+) , 500 độ C)

6.
C6H5OH + Na ---> C6H5ONa + 1/2 H2
C6H5ONa + CH3COCl --> C6H5OOCH3 +NaCl

7. C6H5OOCH3+ 2NaOH ---> C6H5ONa + CH3COONa +H2O

8. C6H50Na + CH3Cl ---> C6H5OCH3

C6H6 --> Cumen ---> Axeton

1. C6H6 + 2-cloropropan ----AlCl3-----> C6H5CH(CH3)2+HCl

2. C6H5CH(CH3)2 ---> C6H5OH + CH3COCH3

Có mấy cái phương trình lật sách cả buổi :eek:

Chuỗi ss cho cao qoz', em học sách nâng cao mà có thấy mấy cái tên này đâu à :|
 
G

giotbuonkhongten

Cái đầu chưa học tới!
[TEX]CH_3CHO + \frac12O_2 \overset{xt,t^o}{\longrightarrow} CH_3COOH [/TEX]
[TEX] CH_3COOH + C_2H_2 \overset{H+,t^o}{\longrightarrow}(CH_3COO)CH=CH_2[/TEX]
[TEX](CH_3COO)CH=CH_2[/TEX] Trùng hợp --> PVA
Polivinyl ancol là gì vậy :-?
...Bí...

[TEX](NaCOO)2CH2 + NaOH \overset{CaO,t^o}{--->} CH_4 + Na_2CO_3 + H_2O[/TEX]
[TEX]2CH_4 \overset{1500^oC,lln}{\longrightarrow} C_2H_2 + 3 H_2 [/TEX]
[TEX]3C_2H_2 \overset{t^o, C}{\longrightarrow}C_6H_6 [/TEX]
[TEX]C_6H_6+Cl_2 \overset{Fe}{\longrightarrow} C_6H_5Cl + HCl [/TEX]
Cái tiếp theo thì chịu, cái đó khó thủy phân phải qua 2 bước chứ :-? --> ko chịu học bài, học bài dẫn xuất chưa ;;)
.........
[TEX]C_6H_6+ CH_2=CH-CH_3 \overset{H+,t^o}{\longrightarrow} Cumen [/TEX]


Cái số 1 viết tiếp đến đây
1. C6H6 + 2-cloropropan ----AlCl3-----> C6H5CH(CH3)2+HCl

2. C6H5CH(CH3)2 ---> C6H5OH + CH3COCH3

Chưa thấy bao h :|

[TEX]\blue C_6H_6+ CH_2=CH-CH_3 \overset{H+,t^o}{\longrightarrow} C_6H_5CH(CH3)2 [/TEX]
eq.latex



Bài 3:

Poli vinyl ancol là (-CH(OH)CH2-)n

eq.latex




Bài 4: Phenol --> phenyl axetat --> natri axetat --> axit axetic --> canxi axetat --> axeton --> propanol-2 --> isopropyl axetat .

Bài 5 :
C4H10 --> C4H6 --> C4H6Br2 --> C4H8O2 --> C4H10O2 --> C4H6O2 --> C4H12O4N2 --> C4H6O4 --> C4H18O4
 
N

nguyen.94

Bài 14 Cho 14,5g hỗn hợp X gồm ancol no đơn chức C và ancol no hai chức D tác dụng hết với K thu được 3,92 lít khí (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 29g hỗn hợp X trên thu được 52,8g khí CO2. Xác định CTCT 2 ancol.

nH2=0.175mol; nCO2=1.2

[TEX]C: C_nH_{2n+1}OH;D:C_mH_{2m}(OH)_2[/TEX]

C: a mol; D: b mol

Viết ptpu

Theo bài ra ta có HPT:
(14n+18)a+(14m+34)b=14.5
an+bm=0.6
a+2b=0.35

Giải HPT trên ta được: a=0.15; b=0.1
Biện luận m, n >> C2H5OH và C3H6(OH)2

Bài 16 Cho 61,5g hỗn hợp gồm etylic glicol và ancol đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư thu được 13,44 lít (đktc) H2. Lượng khí hiđro do X sinh ra gấp 3 lần lượng khí hiđro do etylic glicol sinh ra. Gọi tên X.

nH2=0.6mol
n etylic glycol =a; nX=b

Viết ptpu

Ta có HPT:
2a+b=1.2
3a=b/2

>> a=0.15; b=0.9

>> M_X=58 >> C3H5OH

Bài 11: Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được 3,36 lít khí H2 đktc.
a.Xác định công thức phân tử của hai rượu đó
b.Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp

nH2=0.15

CTTQ của 2 ancol là: [TEX]C_nH_{2n+1}OH[/TEX]

[TEX]C_nH_{2n+1}OH \rightarrow \frac{1}{2}H2[/TEX]
0.3mol………………………0.15mol

M 2 ancol=11/0.3=36.67
1<n=1.3<2

Vậy 2 ancol: CH3OH và C2H5OH

Bài 12:
Cho 2,84 gam hỗn 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với một lượng Na vừa đủ thì thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí (đktc)
a.Tính V
b.Xác định công thức phân tử 2 rượu trên

Gọi CTPT 2 ancol: R-OH và R-CH2OH

Viết ptpu
Từ 1 mol ancol ------> ancolat natri khối lượng tăng 22 g

[TEX]n_{ancol}=\frac{4.6-2.84}{22}=0.08mol[/TEX]

V_H2=0.896l

Khối lượng mol TB của 2 ancol: M=2.84/0.08=35.5

CTTQ 2 ancol: CxHyOH >>> 12x+y=35.5-17=18.7
1<x<2
2 ancol là CH3OH và C2H5OH
 
G

giotbuonkhongten

Câu 1: Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là :
A. C2H5OH, C2H5CH2OH B. C2H5OH, C3H7CH2OH C. CH3OH, C2H5CH2OH D. CH3OH, C2H5OH
Câu 2: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là
A. 300 gam B. 500 gam C. 400 gam D. 600 gam
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là
A. 10,9. B. 14,3. C. 10,2. D. 9,5.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 65,2%. B. 16,3%. C. 48,9%. D. 83,7%.
Câu 5: Hỗn hợp M gồm anđêhit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrôcacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2g H2O. Hiđrôcacbon Y là
A. CH4 B. C2H2 C. C3H6 D. C2H4
 
Top Bottom